Singapore đối mặt với nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại

Singapore có tổng cộng hơn 5.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong quý 1, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, với 7 trường hợp t.ử v.ong, cao hơn con số t.ử v.ong của cả năm 2023.

singapore doi mat voi nguy co dich sot xuat huyet bung phat tro lai 9ba 7130223

(Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)

Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại trong năm 2024 khi số ca mắc căn bệnh truyền nhiễm từ muỗi này tăng mạnh trong những tháng đầu năm, khiến nhà chức trách phải kêu gọi người dân cần tự bảo vệ mình khỏi muỗi đốt để giúp hạn chế sự lây lan.

Cơ quan Môi trường Quốc gia (NEA) nước này cho biết chỉ trong quý 1, đã có tổng cộng hơn 5.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, với 7 trường hợp t.ử v.ong, cao hơn con số t.ử v.ong của cả năm 2023.

Năm 2023, Singapore đã thành công trong việc ngăn chặn dịch sốt xuất huyết bùng phát, với gần 10.000 ca mắc, giảm 69% so với con số hơn 32.000 ca mắc của năm cao điểm 2022. Chỉ có 6 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết trong năm 2023, giảm mạnh so với 19 ca t.ử v.ong năm 2022.

Trước mùa sốt xuất huyết cao điểm thông thường, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, ngày 31/3, nhà chức trách Singapore đã phát động “Chiến dịch quốc gia phòng chống sốt xuất huyết năm 2024″ nhằm nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của người dân, kêu gọi cộng đồng luôn cảnh giác, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết.

NEA cũng đang làm việc với Bộ Y tế, các phòng khám y tế nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Không chỉ những người chưa bị bệnh mà cả các bệnh nhân bị sốt xuất huyết cũng có thể góp phần ngăn chặn sự lây nhiễm bằng các biện pháp cụ thể như phun thuốc vào các góc tối quanh nhà, thường xuyên bôi thuốc chống muỗi, hay mặc quần áo dài…

Trong năm 2023, NEA đã thực hiện hơn 813.000 cuộc kiểm tra, phát hiện hơn 19.600 điểm sản sinh muỗi, trong đó 57% là tại các căn hộ, nhà riêng, 38% tại các khu vực công cộng và 5% tại các công trường.

Nhà chức trách đã thực hiện 11.200 hành động cưỡng chế đối với chủ nhà, chủ cơ sở tạo môi trường cho muỗi sinh sản, trong đó có hơn 100 trường hợp đã phải ra tòa vì tái phạm.

Hà Nội ghi nhận gần 2.600 ca mắc sốt xuất huyết

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận gần 2.600 ca mắc và 100 ổ dịch sốt xuất huyết mới. Con số này mặc dù đã giảm gần 200 ca so với tuần trước đó nhưng vẫn ở mức cao.

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ ngày 20 đến 27/10, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.579 trường hợp mắc SXH, giảm gần 200 trường hợp so với tuần trước đó. Mặc dù, số ca mắc mới sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Hà Nội trong tuần qua giảm so với tuần trước đó nhưng vẫn ở mức cao.

Trong đó, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần qua là Thanh Oai (247 ca), Hà Đông (222 ca), Đống Đa (170 ca), Thanh Trì (168 ca), Hoàng Mai (146 ca), Thanh Xuân (144 ca), Chương Mỹ (142 ca).

ha noi ghi nhan gan 2600 ca mac sot xuat huyet 21d 7016205
Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, trong tuần qua cũng ghi nhận thêm 100 ổ dịch sốt xuất huyết tại 21 quận, huyện, thị xã (giảm 13 ổ dịch so với tuần trước đó). Trong đó có một số địa phương ghi nhận nhiều ổ dịch, đứng đầu là Nam Từ Liêm và Đống Đa với 15 ổ dịch, tiếp đến là Thanh Oai có 11 ổ dịch, Hà Đông 8 ổ dịch, Chương Mỹ và Hoàn Kiếm có 7 ổ dịch…

Trong tuần qua, nhận thêm 100 ổ dịch SXH tại 21 quận, huyện, thị xã (giảm 13 ổ dịch so với tuần trước đó). Các địa phương ghi nhận nhiều ổ dịch mới là Nam Từ Liêm và Đống Đa (với 15 ổ dịch), tiếp đến là Thanh Oai có 11 ổ dịch, Hà Đông 8 ổ dịch, Chương Mỹ và Hoàn Kiếm có 7 ổ dịch…

Nhìn chung, tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 1.520, hiện còn 233 ổ dịch đang hoạt động tại 29 quận, huyện, thị xã; trong đó một số ổ dịch ghi nhận thêm nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) có 568 bệnh nhân; xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) có 402 bệnh nhân; thôn Đống, xã Cao Viên (huyện Thanh Oai) có 111 bệnh nhân…

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 25.893 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 trường hợp t.ử v.ong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 577/579 xã, phường, thị trấn.

Theo đ.ánh giá từ CDC Hà Nội, số ca mắc mới trong tuần qua ghi nhận giảm so với tuần trước nhưng vẫn ở mức cao, một số ổ dịch diễn biến kéo dài ghi nhận thêm bệnh nhân. Kết quả kiểm tra, giám sát một số ổ dịch ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ. Do đó, tình hình dịch có thể gia tăng trong các tuần tới.

Thời gian tới, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Ngoài ra, theo khuyến cáo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến tiểu cầu giảm sâu gây xuất huyết nặng (như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não), thoát huyết tương, cô đặc m.áu gây nên tình trạng sốc đe dọa tính mạng của người bệnh, nhất là với những người có bệnh lý nền.

Chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều người chủ quan, nghĩ sốt xuất huyết là bình thường, cứ sốt vài ngày sẽ khỏi nên ở nhà, chỉ khi nào thấy xuất huyết mới đi viện. Thực tế, nhiều trường hợp sốt, chưa có biểu hiện xuất huyết nhưng có bị cô đặc m.áu dẫn đến sốc, lúc này điều trị rất khó khăn thậm chí t.ử v.ong.

Đồng thời, khi có biểu hiện sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm m.áu chẩn đoán xác định và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Người dân không tự ý truyền dịch và không dùng kháng sinh hay thuốc corticoid.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *