Những bộ phận bẩn nhất của gà không nên ăn

Thịt gà phổ biến trong thực đơn hằng ngày của các gia đình. Khi chế biến các món ăn từ thịt gà các bà nội trợ nên lưu ý những bộ phận của gà dù ngon đến mấy cũng không nên ăn

nhung bo phan ban nhat cua ga khong nen an 4e6 7111952

Gia đình tôi thường xuyên ăn các món từ thịt gà. Tôi và chồng đều thích ăn phao câu, cổ gà. Người ta vẫn nói rằng “nhất phao câu, nhì đầu cánh” nhưng gần đây lại có thông tin các bộ phận này không nên ăn. Theo bác sĩ quan niệm này có đúng hay không? (Nguyễn Thị Phương, Tân Bình, TP.HCM).

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 tư vấn:

Thịt gà có nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo y học hiện đại, trong 100g thịt gà chứa 20,3g protein, 4,3g chất béo và nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP. Đây cũng là loại thịt chứa nhiều khoáng chất canxi, phốt pho, sắt có lợi cho sức khỏe. Trong thịt gà chứa hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha cao, đều bắt nguồn từ vitamin A.

Còn trong y học cổ truyền, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có nhiều loại gà khác nhau theo màu lông nhưng nói chung thịt gà có tác dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết chữa thận yếu, phong thấp, dùng rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Người dân dùng thịt gà tần với tam thất, nấm linh chi hoặc đông trùng hạ thảo để bồi dưỡng và cầm m.áu. Thịt gà hầm với hạt sen chữa suy dinh dưỡng. Cháo thịt gà mái ăn thường xuyên còn là bài thuốc hỗ trợ chữa liệt dương. Trong các phần thịt gà có thịt ức, lườn, đùi thì ức gà có giá trị dinh dưỡng cao nhất, chứa nhiều protein nhưng hàm lương calo thấp.

Khi sơ chế gà, bạn cần lưu ý các bộ phận của thịt gà không nên ăn:

Thứ nhất: Nội tạng gà, các gia đình có thói quen mổ gà giữ lại bộ lòng gà. Về mặt giá trị dinh dưỡng lòng gà nhiều chất đạm, chất béo nhưng đây là bộ phận có nhiều nguy cơ tồn dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại.

Thứ hai: Phao câu giống như kho chứa vi khuẩn, nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Phao câu cũng là nơi chứa lượng mỡ và cholesterol có thể gây hại cho sức khỏe, tuyệt đối không tốt với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, rối loạn m.áu mỡ.

Thứ ba: Phần dưới da cổ gà chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, không nên ăn.

Thứ tư: Đầu gà là nơi tập trung nhiều chất độc hại, không nên ăn thường xuyên. Đầu gà chứa nhiều cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đầu gà còn chứa nhiều vi khuẩn, virus, không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, đùi và cánh gà hai vị trí hay được chọn để tiêm phòng trong quá trình nuôi nên không thể loại trừ việc tồn dư thuốc trong thịt. Theo quan niệm dân gian “thứ nhất phao câu, nhì đầu cánh” đây chỉ là câu nói truyền miệng. Ngày xưa, thực phẩm hiếm nên ăn phao câu béo ngậy bổ sung thêm chất béo. Nhưng hiện nay, quan niệm này không còn đúng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi ăn những bộ phận này.

4 loại cá tốt cho người bệnh khi trời lạnh

Bác sĩ khuyên mỗi tuần bạn nên có ít nhất hai bữa ăn có cá để thay đổi khẩu vị và tốt cho sức khỏe.

Món ăn này cũng rất hiệu quả với những người hay đau nhức xương khớp khi trời lạnh.

4 loai ca tot cho nguoi benh khi troi lanh dd8 7111931

Mẹ tôi bị đau chân mỗi khi trời lạnh, uống thuốc nhưng không giảm nhiều, có hôm bỏ ăn. Tôi nên thay đổi chế độ ăn uống thế nào để mẹ giảm đau và tốt cho xương khớp? (Thái Luân, Bắc Ninh).

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, tư vấn:

Không ít người gặp tình trạng đau nhức các khớp xương với nguyên nhân từ bên ngoài như trời lạnh, dầm mưa. Theo y học cổ truyền, việc điều trị bệnh dạng này thường kết hợp thuốc và phương pháp giảm đau như ôn châm, điện châm, bấm huyệt, xoa bóp với dầu gừng hoặc dầu ngải diệp, chườm ấm bằng túi chườm thảo dược, xông thuốc, ngâm chân thảo dược hoặc cấy chỉ, quang châm,…

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống và vận động phù hợp sẽ giúp phòng ngừa, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.

Các chuyên gia đã khuyến cáo trong 1 tuần, nên có ít nhất hai bữa ăn có món cá hoặc nhiều hơn, giúp dự phòng bệnh và hỗ trợ điều trị nếu gia đình có người bị đau nhức xương khớp khi chuyển mùa. Một số loại cá bổ dưỡng rất tốt cho người bệnh này như sau:

Cá lóc: Loại cá này vị ngọt bình, khí bình; thịt cá có tác dụng trừ phong thấp, khu phong, thanh nhiệt, bổ khí huyết, bổ gân xương, an thai, hành thủy. Các món ăn chế biến từ cá lóc tốt cho người bị đau nhức mỏi cơ xương khớp.

Cá rô phi: Thịt của cá rô có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ thận, dưỡng gân cốt. Tuy nhiên, cần chú ý khi chế biến và sử dụng vì cá rô có nhiều xương nhỏ.

Cá bống: Cá này có vị ngọt, khí bình, lành tính với hầu hết thể trạng người bệnh.

Cá lạc: Cá lạc vị ngọt, tính bình, không độc, công dụng trừ độc, chữa tê thấp, đau nhức lưng, mỏi gối.

Y học hiện đại cũng khuyến khích người bệnh cao t.uổi cần giữ ấm cơ thể, nhất là tứ chi và vùng ngực. Người bệnh cần vận động và luyện tập thể dục phù hợp, ăn uống hợp lý với thực phẩm giàu vitamin D và canxi, giảm cân nếu có thể hoặc duy trì cân nặng lý tưởng. Các loại thuốc giảm đau nếu sử dụng cần phải do bác sĩ kê sau khi thăm khám và đ.ánh giá.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *