Thứ hạt tưởng vứt đi, ai ngờ quý như ‘nhân sâm’ có bao nhiêu thương lái cũng ‘chốt’

Có một loại hạt mà nhiều gia đình vứt đi không ngờ thương lái đang tìm mua từng cân. Nó có thể coi là một loại ‘dược liệu’ quý hiếm nên có trong mọi gia đình.

thu hat tuong vut di ai ngo quy nhu nhan sam co bao nhieu thuong lai cung chot 41d 7129505

Trong y học cổ truyền Việt Nam hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị…

Như đã biết, quả gấc là loại thực phẩm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào đặc biệt trong đó là chất lycopene và beta- carotene – chất chống oxy hóa cao có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Trong đó, nhân của hạt gấc đều chứa các loại chất khoáng, lipit béo, đường, nước,…và một số các chất invedaxa, men photphotoba tất cả đều rất có lợi cho sức khỏe và có thể ứng dụng trong làm đẹp. Tuy nhiên hạc gấc công dụng cũng không kém cạnh.

thu hat tuong vut di ai ngo quy nhu nhan sam co bao nhieu thuong lai cung chot 0be 7129505

Hạt gấc tốt cho sức khỏe.

Lương y Vũ Quốc Trung từng cho biết hạt gấc là một vị thuốc quý trong Đông Y. Nó có thể coi là một loại “tiên dược” nên có trong mọi gia đình. Đông y gọi hạt gấc là mộc miết tử. Hạt gấc dẹt, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống. Nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, có tác dụng chữa mụn nhọt.

– Chữa chai chân: Nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) đem giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi polyethylen, dán kín miệng túi, đục một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần.

– Chữa trĩ: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, đắp vào h.ậu m.ôn, cố định bằng vải gạc và băng dính. Để qua đêm. Sau mỗi đêm lại thay thuốc một lần.

– Chữa răng lợi sưng đau c.hảy m.áu: Hạt gấc nướng chín, giã nhỏ hòa nước ngậm khoảng 30 phút rồi nhổ đi.

– Chữa quai bị: Khi trẻ nhỏ bị quai bị, bạn có thể sử dụng 3 – 4 hạt gấc. Sau đó đốt thành than cùng quai bị cói hoặc chiếu rách 5g đốt thành than. Cứ thế, trộn đều 2 thứ trên với nhau rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng chỉ vài hôm là khỏi.

– Chữa sưng đau: Khi bị sưng đau, để giảm bớt tình trạng này, bạn nên dùng 2-3 hạt gấc đem mài nhỏ. Sau đó, cho hạt gấc vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.

– Làm đẹp da: Rửa sạch mặt, cho một chút dầu gấc (khoảng 5ml) ra tay sau đó thoa đều lên mặt và xoa đều nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút cho thấm đều vào da. Tránh các vùng mắt và miệng. Đợi khoảng 30 phút, sau đó rửa lại mặt với nước ấm.

thu hat tuong vut di ai ngo quy nhu nhan sam co bao nhieu thuong lai cung chot 177 7129505

Hạt gấc ngâm rượu rất cho sức khỏe.

Mặc dù gấc tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người thường chỉ lấy ruột gấc để chế biến, còn phần hạt gấc đem vứt bỏ mà không ngờ là nó cũng có thể bán được.

“Tôi thu mua quanh năm, ai có hạt gấc gửi cho tôi là tôi mua hết. Nếu ở gần, tôi sẽ đến tận nơi để thu mua. Tôi bắt đầu thu mua hạt gấc từ năm ngoái vì có thương lái bên Trung Quốc có nhu cầu mua”, chị Mai Thanh – đầu mối thu mua hạt gấc ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, chia sẻ với Nông Thôn Việt.

Hạt gấc phải là loại mới thu hoạch và hạt mẩy chị mới thu mua. Giá thu mua hiện tại là 20.000 đồng/kg. Đáng chú ý thời điểm đắt lên đến 35.000 đồng/kg

Lưu ý: Các chuyên gia lưu ý khi sử dụng thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc cho hiệu quả.

TP.HCM phát hiện gần 1.500 ca tay chân miệng trong 3 tháng

Gần 3 tháng đầu năm 2024, TP.HCM phát hiện 1.495 ca tay chân miệng đến khám và nhập viện, riêng tuần qua ghi nhận 107 ca, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước.

Chiều 21/3, tại buổi họp báo kinh tế – xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Theo bà Nga, tháng 3, tháng 4 hàng năm là khoảng thời gian ghi nhận sự gia tăng của các trường hợp bệnh tay chân miệng, thủy đậu, quai bị và có thể hình thành các chùm ca bệnh trong các trường học hoặc những khu vực tập trung nhiều t.rẻ e.m.

Bà Nga cho biết, qua hệ thống giám sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm của thành phố, trong 11 tuần đầu năm, TP.HCM ghi nhận 1.495 ca tay chân miệng đến khám và nhập viện.

Riêng tuần qua ghi nhận 107 ca tay chân miệng, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước đó.

tphcm phat hien gan 1500 ca tay chan mieng trong 3 thang 433 7122626

Bà Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin về tình hình dịch bệnh. Ảnh: Thành Nhân.

Đối với bệnh thủy đậu, trong 11 tuần đầu năm ghi nhận 328 ca bệnh thủy đậu, đặc biệt không ghi nhận ca mới trong 4 tuần qua.

Theo bà Lê Hồng Nga, từ sau đợt bùng phát đau mắt đỏ (tháng 9/2023) đến nay, TP.HCM chỉ còn ca rải rác, không ghi nhận các chùm ca bệnh đau mắt đỏ trong trường học.

Đối với bệnh sởi, từ sau đợt dịch sởi năm 2019 đến nay, thành phố không ghi nhận ca mắc sởi nào, tuy nhiên với tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi chưa đạt 95% (do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và gián đoạn cung ứng vắc xin trong 2 năm 2022 – 2023).

“Nguy cơ xuất hiện ca bệnh sởi tại thành phố là rất lớn, trong bối cảnh đã xuất hiện ca bệnh tại một số tỉnh thành khác trong cả nước”, bà Nga nhận định.

Khuyến cáo của ngành Y tế:

– Thực hiện tiêm chủng theo lịch đối với tất các bệnh đã có vắc xin như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, phế cầu…

– Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà bông, không chỉ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh mà còn phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc người bệnh, sau khi tiếp xúc động vật.

– Nếu trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh, cần đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho nhà trường được biết; nếu trẻ được chẩn đoán là các bệnh truyền nhiễm, cần cho trẻ nghỉ ở nhà đúng thời gian quy định đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác, thai phụ hoặc người cho có miễn dịch để tránh lây lan bệnh.

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động thể lực phù hợp cũng góp phần nâng cao sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài các bệnh truyền nhiễm nêu trên, hiện nay một số tỉnh, thành đang xuất hiện các ca bệnh dại. Ngành Y tế Thành phố cũng khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biên pháp phòng chống bệnh dại.

– Với người nuôi chó mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan Thú y.

– Thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư.

– Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người và gây tai nạn giao thông; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

– Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn cần xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời.

– Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các thuốc khác không theo quy định của ngành y tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *