Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho phụ nữ là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm triển khai nhiều hoạt động để phụ nữ được chăm lo tốt hơn trong CSSK, nhất là sức khỏe sinh sản (SKSS).
Phụ nữ xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng được khám sức khỏe tại trạm y tế xã
Toàn tỉnh hiện có khoảng 214.000 phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi- chiếm gần 52% tổng số nữ). Để phụ nữ được quan tâm CSSK, những năm qua, các cấp, ngành liên quan của tỉnh đã triển khai các giải pháp như: đầu tư kinh phí mở rộng xã hội hóa cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS – kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ); triển khai các hoạt động truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS; tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS trước sinh, sau sinh; dự phòng, tầm soát ung thư cổ tử cung; dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B từ mẹ sang con; CSSK t.ình d.ục v.ị t.hành n.iên, thanh niên…
Cụ thể, đối với phụ nữ đang mang thai, Chi cục DS-KHHGĐ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thực hiện các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng, bổ sung vitamin A, đa vi chất cho phụ nữ mang thai; thực hiện đề án “Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh” cho bà mẹ mang thai và tăng cường các hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ… Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức tư vấn dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho các bà mẹ tại 44 xã vùng III của tỉnh; trên 8.000 bà mẹ có con dưới 2 t.uổi được tư vấn dinh dưỡng trực tiếp tại các buổi trình diễn nấu ăn; trên 9.000 ca sàng lọc trước sinh được thực hiện…
Cùng đó, các cấp, ngành liên quan đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về CSSK cho phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ về các kiến thức về SKSS.
Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức tư vấn dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho các bà mẹ tại 44 xã vùng III của tỉnh; trên 8.000 bà mẹ có con dưới 2 t.uổi được tư vấn dinh dưỡng trực tiếp tại các buổi trình diễn nấu ăn; trên 9.000 ca sàng lọc trước sinh được thực hiện…
Cùng đó, các cấp, ngành liên quan đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về CSSK cho phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ về các kiến thức về SKSS.
Bà Vũ Vân Anh, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Để thực hiện công tác CSSK phụ nữ, nhất là phụ nữ đang trong độ t.uổi sinh đẻ, hằng năm, chi cục đã chỉ đạo phòng dân số các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn trực tiếp tại các trạm y tế về SKSS, cung cấp các phương tiện tránh thai theo hình thức xã hội hóa cho phụ nữ; tổ chức thăm hộ gia đình để tư vấn về cách sử dụng biện pháp tránh thai an toàn… Từ đầu năm 2023 đến nay, các cơ quan dân số của tỉnh đã đến thăm trên 4.100 hộ dân; tổ chức nói chuyện chuyên đề được trên 400 buổi với gần 5.500 lượt người nghe; phối hợp với các ban, ngành tuyên truyền qua các hoạt động khám sức khỏe, họp cộng đồng cho trên 10.400 lượt người… về các nội dung trên.
Bên cạnh đó, tại cơ sở, việc CSSK cho phụ nữ được thực hiện thông qua một số hoạt động tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn như: tổ chức khám phụ khoa định kỳ cho phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ; tuyên truyền về phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản; dự phòng, tầm soát ung thư cổ tử cung; dự phòng lây truyền HIV; phòng, chống bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục… Bà Triệu Thị Tám, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Lương Năng, huyện Văn Quan cho biết: Toàn xã hiện có trên 650 phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ. Hằng năm, chúng tôi đều tổ chức khám phụ khoa định kỳ 1 lần/năm cho phụ nữ trên địa bàn. Trong năm 2023, trạm đã tổ chức khám phụ khoa cho gần 200 lượt phụ nữ, qua đó đã phát hiện nhiều trường hợp bị viêm nhiễm cổ tử cung. Đối với trường hợp viêm nhiễm độ 1, độ 2, chúng tôi sẽ cho điều trị tại trạm, còn các ca nặng hơn sẽ chuyển lên tuyến trên điều trị.
Chị Hoàng Thị Vân, thôn Minh Đán, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn cho biết: Từ khi mang thai đến khi đẻ con, tôi đã được nhân viên y tế thôn, trạm y tế xã quan tâm, hướng dẫn và tư vấn các phương pháp đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như dinh dưỡng cho con. Nhờ đó, con tôi sinh ra khỏe mạnh, nặng 3,2 kg. Sau sinh, tôi cũng thường xuyên được khám phụ khoa định kỳ tại trạm y tế xã, được tư vấn về các bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục… để phòng, tránh, đảm bảo sức khỏe cho mình.
Thông qua các hoạt động trên, việc CSSK của phụ nữ trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng lên, qua đó, đảm bảo quyền bình đẳng được tiếp cận các dịch vụ CSSK tốt nhất cho phụ nữ, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Trong năm 2023, tỷ lệ bà mẹ mang thai được khám sàng lọc ít nhất 4 lần trong thai kỳ đạt gần 83% (vượt 10,3% kế hoạch năm); tỷ lệ thai phụ do nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đẻ đạt 99,8%, tăng 0,5% so với năm 2022; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc trong tuần đầu sau sinh tại nhà đạt 75,1%; trên 85% phụ nữ được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng…
Hà Nội ghi nhận 9 ca mắc ho gà
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 16/2 đến 1/3/2024, Hà Nội ghi nhận 6 ca mắc ho gà.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 9 ca mắc ho gà.
Đa phần trẻ mắc dưới 5 t.uổi, trong đó có những trẻ mới chỉ 5 tuần t.uổi. Triệu chứng khởi phát bệnh thường là ho từng cơn, khò khè, sau đó các cơn ho tăng dần, kéo dài hơn, nhiều đờm và sau ho xuất hiện hiện tượng tím tái, toát mồ hôi, sốt…
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh ho gà đơn giản và hiệu quả.
Qua khai thác bệnh án, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin phòng bệnh.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, tiêm phòng vắc xin có thành phần ho gà là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất.
Trẻ được tiêm mũi 1 khi 2 tháng t.uổi (có thể tiêm sớm lúc 6 tuần t.uổi); mũi 2 khi 3 tháng t.uổi; mũi 3 khi 4 tháng t.uổi; mũi 4 lúc 18 tháng t.uổi.
Bên cạnh việc tiêm phòng, người dân cần bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Gia đình cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ hằng ngày.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.