Gạo nếp không chỉ là lương thực quan trọng mà còn được ghi nhận như một vị thuốc. Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm dạ dày, bệnh mạn tính cần hết sức cẩn trọng khi ăn các món nấu từ gạo nếp.
Bài Viết Liên Quan
- 5 cách để giảm cân khi bạn ngủ
- 86% F0 nhập viện tại TPHCM đã tiêm vaccine Covid-19: Có bất thường?
- Ngày Tết dùng mộc nhĩ chế biến món ăn nhất định phải biết điều này, nếu không sẽ thành “thuốc độc”
Tôi vừa trải qua một tháng phải nằm viện. Khi về nhà, tôi thèm ăn cơm nếp nhưng các con nói gạo nếp không tốt cho người già và mắc bệnh. Điều này có đúng không thưa bác sĩ? (Hoài Ân, 70 t.uổi, TP.HCM)
Bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, trả lời:
Gạo nếp không chỉ là lương thực quan trọng mà còn được ghi nhận như một vị thuốc chữa bệnh.
Về mặt dinh dưỡng, gạo nếp chứa một lượng lớn protein, axit amin, chất béo, đường, canxi và các khoáng chất khác (sắt, phospho…), cũng như các nguyên tố vi lượng như vitamin B (B1, B2, B3-niacin) và tinh bột.
Gạo nếp có hàm lượng canxi tương đối cao nên giúp củng cố sự chắc khỏe xương và răng. Vitamin B thúc đẩy sự thèm ăn, tăng cường nuôi dưỡng thần kinh và cải thiện triệu chứng mất ngủ.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, được xếp vào nhóm thuốc bổ, quy vào kinh phế và tỳ vị. Vì vậy, thích hợp dùng cho người có tình trạng kém ăn, buồn nôn, tiêu chảy do tỳ vị khí hư, hay người dễ ra mồ hôi, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, khó thở do khí hư.
Tuy nhiên, những đối tượng sau cần lưu ý khi muốn ăn gạo nếp:
Người viêm dạ dày tá tràng: Tinh bột trong gạo nếp là amylopectin phân nhánh nên khó tiêu hóa và thủy phân ở ruột, dạ dày, và đồng thời kích thích dạ dày co bóp và tăng tiết nhiều acid hơn. Do đó, người bị viêm dạ dày tá tràng cấp, u đường tiêu hóa hoặc vừa trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa không nên ăn gạo nếp.
Người mới ốm dậy: Gạo nếp có thành phần tinh bột dạng amylopectin, tính dẻo dính nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, người già, t.rẻ e.m, người mới ốm dậy tiêu hóa kém cần thận trọng khi sử dụng. Trẻ dưới 1 t.uổi không nên ăn gạo nếp.
Người mắc bệnh mạn tính: Hàm lượng chất béo, tinh bột và chỉ số đường trong gạo nếp cao hơn gạo tẻ. Do đó, người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ m.áu cao (tăng triglyceride), béo phì, nên hạn chế hoặc ăn ít gạo nếp.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều chuối?
Chuối chứa nhiều kali, chất xơ tốt cho sức khỏe tim mạch, đường ruột nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây tăng cân, đau nửa đầu.
Nếu trong nhà bạn có một giỏ trái cây hầu như không thể vắng mặt những quả chuối. Loại quả này thường có quanh năm, tương đối rẻ và có thể tìm thấy ở bất kỳ siêu thị nào.
Loại trái cây nhiệt đới trên chứa nhiều kali rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác như chất chống oxy hóa, vitamin B9, C và chất xơ.
Chuối chứa lượng kali lớn tốt cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Shutterstock
Tác dụng
Chất xơ trong chuối tốt cho sức khỏe đường ruột. Khi ăn một quả chuối mỗi ngày, bạn sẽ có khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu táo bón, đầy hơi và chướng bụng là mối lo ngại của bạn, việc bổ sung chuối vào chế độ ăn uống có thể giảm bớt những vấn đề đó.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Rachael Link giải thích: “Chất xơ trong chuối liên kết với chất thải và chất độc trong đường tiêu hóa, hỗ trợ bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, chức năng đường ruột sẽ được cải thiện”.
Nhưng đây không phải là tất cả những gì những loại trái cây trên có thể tác động tới đường ruột của bạn.
Theo The Healthy, chất xơ hòa tan trong chuối là dinh dưỡng cần thiết cho hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Đây là điều kiện quan trọng cho sức khỏe hệ miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch và kiểm soát lượng đường trong m.áu, giúp bạn có tâm trạng tốt hơn.
Trên thực tế, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Plos One, chất xơ pectin trong chuối có lợi cho sức khỏe đường ruột tập trung nhiều hơn ở quả chưa chín. Đây cũng là lý do những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) được khuyên ăn chuối xanh.
Theo giải thích của chuyên gia dinh dưỡng, Tiến sĩ Amy Burkhart, chuối xanh là thực phẩm có hàm lượng fodmap thấp. “Fodmap là một nhóm carbohydrate góp phần gây ra các vấn đề về dạ dày ở một số người, chẳng hạn như những người mắc IBS”, Tiến sĩ Burkhart nói.
Tuy nhiên, với bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn không nên hấp thụ quá nhiều.
Bạn có thể chế biến sinh tố từ chuối với các loại hạt. Ảnh: Allrecipes.
Tác hại khi ăn quá nhiều chuối
Tăng cân: Do chuối có lượng calo cao nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng cân. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 105 calo trong khi một quả cam cỡ vừa là 62 calo, bát dưa hấu thái lựu là 45 calo.
Đau nửa đầu: Tyramine, một chất có trong nhiều loại thực phẩm như phô mai, cá, thịt và chuối, là tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu.
Tăng kali m.áu: Lượng kali dư thừa trong m.áu có các triệu chứng như nhịp tim không đều, buồn nôn, thậm chí có thể dẫn đến đau tim.
Sâu răng: Chứa nhiều tinh bột, chuối có thể gây sâu răng nghiêm trọng nếu bạn không giữ vệ sinh răng miệng đúng cách.
Gây buồn ngủ: Chuối có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, ngay cả khi bạn vừa bắt đầu ngày mới. Loại quả này rất giàu tryptophan, một loại axit amin có thể làm giảm hiệu suất tinh thần và thời gian phản ứng của bạn. Chuối cũng chứa hàm lượng magie cao, một loại khoáng chất giúp thư giãn cơ bắp. Tuy nhiên, những đặc tính này khiến chúng trở thành một món ăn nhẹ tốt trước khi đi ngủ.
Cách kết hợp chuối vào chế độ ăn
Điều quan trọng cần ghi nhớ là bất chấp tất cả tác dụng tốt cho sức khỏe đường ruột, chuối vẫn là một loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao trong khi lượng protein và chất béo không đáng kể.
Ngoài ra, hàm lượng đường trong trái cây có thể trở thành vấn đề nếu bạn tiêu thụ quá mức, đặc biệt là những quả chín. Tuy nhiên, ăn khoảng 1-2 quả chuối mỗi ngày được coi là an toàn cho hầu hết mọi người.
Nếu bạn có thói quen ăn chuối với sữa chua và các loại hạt như hạnh nhân vào buổi sáng thì đó là cách tốt để cân bằng hàm lượng chất xơ và carb trong trái cây với một số protein và chất béo lành mạnh. Bạn cũng có thể thêm chuối vào các cốc sinh tố.
Ưu điểm lớn của chuối là có thể dễ dàng ăn bất kể bạn ở đâu – ở nhà, khi đang di chuyển, tại nơi làm việc hay một bữa nhẹ trước khi tập luyện.