Laptop đang sạc pin bất ngờ phát nổ khiến n.am s.inh 13 t.uổi bị đa chấn thương, đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê, phải thở máy.
Vụ tai nạn xảy ra chiều 6/3 với b.é t.rai T.G.P (quê Hải Dương). Bệnh nhi sau đó được gia đình đưa đến viện gần nhà rồi chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Thời điểm nhập viện, toàn bộ vùng đầu, mặt, cổ và một nửa ngực trên của bé P. đầy vết thương do các mảnh vỡ của laptop găm vào.
Ngày 8/3, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hòa, bác sĩ trực cấp cứu, cho biết b.é t.rai bị đa chấn thương: sọ não; hàm mặt; ngực; chỉnh hình. Trong đó, vết thương hàm mặt phức tạp, gãy xương hàm dưới, chấn thương nhãn cầu hai bên. Vụ tai nạn cũng khiến bé bị tràn khí màng phổi hai bên, dập nát cẳng tay trái…
Một cuộc hội chẩn đa chuyên khoa giữa các thầy thuốc lập tức được tiến hành. Các ê-kíp của bệnh viện liên tục phối hợp đ.ánh giá và phẫu thuật các tổn thương phức tạp của người bệnh.
Thầy thuốc khoa Phẫu thuật ngoại Tim mạch – Lồng ngực đặt dẫn lưu màng phổi hai bên ngay khi bệnh nhân nhập viện. Sau khi ổn định mạch và huyết áp, b.é t.rai được xử lý đa vết thương phức tạp hàm mặt, đồng thời lấy bỏ dị vật, cố định ổ gãy xương hàm dưới bởi ê-kíp phẫu thuật khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ.
Tiếp theo đó, bác sĩ khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao phẫu thuật cắt cụt 1/3 dưới cánh tay trái, cắt lọc, xử lý đa vết thương tay phải. Một ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương được mời sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để hội chẩn ca bệnh, phối hợp múc nội nhãn hai mắt, lấy bỏ toàn bộ tổ chức nội nhãn còn lại và m.áu đông.
Sau khi được phẫu thuật cấp cứu, người bệnh được theo dõi, hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên ghi nhận các ca tai nạn sinh hoạt do việc sử dụng các thiết bị điện tử không đúng cách. Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng máy tính hay các thiết bị điện tử quá cũ, có nguy cơ hỏng hóc cao. Khi cần thay pin, nên sử dụng pin từ các nhà sản xuất uy tín và được bảo hành chính hãng. Đồng thời, không nên sử dụng các thiết bị điện tử trong khi đang sạc pin.
Đến bệnh viện khám, người đàn ông phát hiện hơn 10 con giòi trong mắt
Người đàn ông ở Pháp đến bệnh viện kiểm tra vì bị ngứa ngáy, khó chịu ở mắt phải.
Nguyên nhân gây ngứa là do hơn 10 con giòi đã lọt vào mắt khi ông đang làm vườn.
Người đàn ông 53 t.uổi bỗng dưng bị ngứa bất thường ở mắt phải suốt nhiều giờ liền không khỏi. Ngay trong ngày hôm đó, ông đã đến phòng cấp cứu bệnh viện để kiểm tra, theo tạp chí Newsweek (Mỹ).
Người đàn ông bị hơn 10 còn giòi ký sinh trong mắt. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các bác sĩ tiến hành kiểm tra mắt và nhận thấy thị lực ông hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mắt phải của ông lại bị ngứa và đỏ.
Khi kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ phát hiện hơn 10 con giòi đang ngoe nguẩy ở mặt ngoài nhãn cầu. Thậm chí, bác sĩ còn quay lại video hình ảnh các con giòi để cho người đàn ông xem.
May mắn là các con giòi có thể được loại bỏ bằng kẹp. Những con giòi này được xác định là ấu trùng của loài ruồi Oestrus ovis.
Bệnh nhân nghi ngờ mình đã bị những con giòi này xâm nhập vào mắt khi đang làm việc trong một trang trại nuôi ngựa và cừu. Trong lúc làm việc, ông có cảm giác thứ gì đó lọt vào mắt phải mình. Kể từ đó, mắt ông bắt đầu ngứa.
Ca bệnh kỳ lạ này đã được các bác sĩ chia sẻ trên chuyên san The New England Journal of Medicine. Các tác giả cho rằng rất có thể một con ruồi Oestrus ovis đã đậu ngay hoặc xung quanh mắt người đàn ông. Đó là lúc ấu trùng ruồi xâm nhập vào mắt.
Bác sĩ tiếp tục điều trị cho người đàn ông bằng cách dùng kháng sinh. Sau 10 ngày, các triệu chứng ở mắt của ông đã biến mất.
Khi còn là ấu trùng, Oestrus ovis thường sống ký sinh trên cơ thể động vật có vú, thường là cừu, dê, hưu…, thậm chí là người. Khi trưởng thành, loài ruồi này có kích thước tương đương một con ong, dài từ 10 đến 12 mm.
Các nghiên cứu cho thấy nơi mà ruồi Oestrus ovis hay để lại ấu trùng là mũi của cừu. Trong một số trường hợp, ruồi sẽ để lại ấu trùng trong hốc mắt động vật, theo Newsweek.
Trường hợp ấu trùng ruồi Oestrus ovis xâm nhập vào mắt người là hiếm khi xảy ra. Nghiên cứu trên chuyên san BMC Ophthalmology cho thấy từ năm 1918 đến 2017, cả thế giới chỉ ghi nhận 295 trường hợp tương tự như trên.