Vì sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ?

Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn t.uổi, nhưng trên thực tế đột quỵ xảy ra ở cả t.rẻ e.m.

Tuy nhiên, đột quỵ ở t.rẻ e.m so với ở người lớn có nhiều điểm khác biệt.

Theo giải thích của giới chuyên môn, đột quỵ là một chấn thương ở não hoặc các mạch m.áu trong não. Nếu mạch m.áu bị tắc, nó không thể cung cấp oxy hoặc chất dinh dưỡng cho não.

Không giống như các bộ phận khác của cơ thể, não không thể tồn tại lâu nếu không có m.áu lưu thông. Nếu một vùng não hết oxy hoặc năng lượng, người bệnh có thể bị thương hoặc thậm chí t.ử v.ong.

Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 t.uổi. Về con số t.ử v.ong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ.

vi sao tre so sinh tre nho cung bi dot quy 7a3 7130278

Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta ghi nhận thêm 200.000 ca mắc mới và 11.000 ca t.ử v.ong do đột quỵ; tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10 – 15%; độ t.uổi đột quỵ cũng ngày càng trẻ. Cứ mỗi năm, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ t.uổi lại tăng thêm 2%, ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Rất nhiều người lầm tưởng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, nhưng t.rẻ e.m và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Nguy cơ đột quỵ ở t.rẻ e.m

So với người lớn, đột quỵ ít phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng nó vẫn xảy ra. Thậm chí, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn t.rẻ e.m hoặc thanh thiếu niên.

Theo chuyên trang Healthy Children, t.rẻ e.m bị đột quỵ vì những lý do khác với người lớn. Trẻ sinh non có thể bị c.hảy m.áu não vì mạch m.áu của trẻ rất mỏng manh. Trẻ sơ sinh có m.áu đông dễ dàng hơn trẻ lớn, điều này có thể gây đột quỵ trong những tuần gần khi sinh.

Bên cạnh đó, các bệnh về m.áu, như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh m.áu khó đông, cũng có thể gây đột quỵ. Các bệnh di truyền ảnh hưởng đến mạch m.áu hoặc m.áu cũng tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ ở t.rẻ e.m mọi lứa t.uổi.

Trong một số trường hợp, t.rẻ e.m cũng có thể bị đột quỵ sau chấn thương ở đầu hoặc cổ nếu chúng làm tổn thương các mạch m.áu bên trong.

Mặt khác, dù hiếm khi xảy ra nhưng n.hiễm t.rùng cũng có thể làm hẹp các mạch m.áu trong não và gây đột quỵ. T.rẻ e.m có vấn đề về tim cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Trong đó, xuất huyết não được xem là nguyên nhân chủ yếu trong những trường hợp đột quỵ cấp và t.ử v.ong nhanh chóng sau đó. Đáng chú ý, 85% những trường hợp t.rẻ e.m bị đột quỵ xuất huyết não là do dị dạng mạch m.áu não với các dấu hiệu rất khó phân biệt, phát hiện sớm.

vi sao tre so sinh tre nho cung bi dot quy 557 7130278

Ảnh minh họa

Các triệu chứng thường gặp của đột quỵ ở t.rẻ e.m

Rất khó để biết liệu một đ.ứa t.rẻ có bị đột quỵ hay không vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng có thể diễn tả cho bố mẹ biết chuyện gì đang xảy ra.

Biểu hiện đột quỵ ở trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, những biểu hiện dễ thấy cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể kể đến như cơn động kinh liên tục xảy ra ở một bộ phận của cơ thể, trẻ buồn ngủ trầm trọng đến mức không thức dậy để bú bình thường.

Ngoài ra, trẻ dễ bị yếu hoặc cứng ở một bên cơ thể hoặc ở một cánh tay hoặc chân. Những đ.ứa t.rẻ khác có thể bị chậm phát triển.

Biểu hiện đột quỵ ở trẻ nhỏ

Với trẻ ở độ t.uổi lớn hơn, đột quỵ dễ xuất hiện khi trẻ gặp tình trạng yếu đột ngột ở một bên mặt và cơ thể, hoặc không sử dụng được một bên cơ thể theo cách bình thường.

Trẻ có nguy cơ đột quỵ cũng thường gặp phải tình trạng chóng mặt kèm theo các vấn đề về thăng bằng và đi lại khó khăn hay cơn đau đầu xuất đột ngột, rất dữ dội, khác với những cơn đau đầu thông thường của trẻ.

Ngoài ra, nếu thấy trẻ liên tục ngã sang một bên, mất cảm giác ở một bên cơ thể hoặc khuôn mặt, khó khăn khi nói chuyện hoặc nói ngọng, không nói được từ nào hoặc từ ngữ vô nghĩa, cha mẹ cần lưu ý đưa con đi kiểm tra ngay lập tức.

vi sao tre so sinh tre nho cung bi dot quy 4b6 7130278

Ảnh minh họa

Điều trị đột quỵ ở t.rẻ e.m

Trong một số trường hợp, điều trị khẩn cấp có thể ngăn chặn cơn đột quỵ trở nên tồi tệ hơn nếu chẩn đoán được thực hiện trong vòng những giờ đầu tiên sau khi cơn đột quỵ bắt đầu.

Nếu trẻ bị đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ hoặc huyết khối tĩnh mạch, bác sĩ có thể sử dụng aspirin hoặc thuốc làm loãng m.áu để ngăn tình trạng bệnh nặng hơn hoặc xảy ra lần nữa.

Đối với trẻ bị xuất huyết não, bác sĩ giải phẫu thần kinh sẽ phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để giúp chăm sóc trẻ.

Cách giúp trẻ hồi phục sau cơn đột quỵ

Mặc dù não không lành lại dễ dàng hoặc hoàn toàn như các bộ phận khác của cơ thể nhưng não của trẻ thường có thể thích nghi với những vết thương.

Thông qua vật lý trị liệu, ngôn ngữ và hoạt động trị liệu, nhiều t.rẻ e.m có thể tiếp tục cải thiện sức khỏe trong 6 hoặc thậm chí 12 tháng sau cơn đột quỵ.

Tuy nhiên, giống như người lớn, trẻ hoàn toàn có nguy cơ tái đột quỵ mặc dù tỷ lệ tương đối thấp. Hơn nữa, tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị đột quỵ khi già đi, vì vậy điều quan trọng là cha mẹ nên giúp con cái tránh những tác nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ ở t.uổi trưởng thành, như huyết áp cao, cholesterol, tiểu đường,…

Phòng ngừa đột quỵ ở t.rẻ e.m hiện đang là một thách thức rất lớn và khó khăn. Vì khác với người lớn, đột quỵ ở trẻ đa phần là do bẩm sinh, các dị dạng động tĩnh mạch não hay túi phình mạch m.áu não đều không có biểu hiện rõ ràng khi chưa vỡ. Chính vì vậy, rất khó phòng ngừa bệnh lý đột quỵ ở t.rẻ e.m.

Điều quan trọng, những nghiên cứu về thời gian vàng cho đột quỵ t.rẻ e.m thường rất ít, do đây bệnh lý rất hiếm gặp, hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ nào để kết luận chính xác. Khuyến cáo chung về thời gian vàng trong bệnh đột quỵ vẫn khuyến cáo 6 giờ. Do vậy, nên phải xử trí được đột quỵ cho bệnh nhi càng sớm càng tốt.

B.é g.ái 1 t.uổi đột quỵ

Bệnh nhi xuất hiện triệu chứng co giật nhiều lần, kéo dài khoảng 1 phút, tại bệnh viện địa phương, bác sĩ chỉ định trẻ phải chuyển lên TP.HCM khẩn cấp.

Đầu tháng 8, b.é g.ái P.H.A (1 t.uổi, sống ở Cần Thơ) đột ngột co giật tay chân bên trái. Tình trạng này diễn ra trong khoảng một phút rồi bé tỉnh táo. Nhưng vài giờ sau, bé co giật lại nên mẹ vội đưa đi bệnh viện.

Ở bệnh viện địa phương, các bác sĩ quyết định chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Tại đây, trẻ vẫn co giật thêm vài lần và yếu nhẹ tay chân bên trái. Kết quả chụp CT ghi nhận có bất thường ở bán cầu não bên phải.

Các bác sĩ tiếp tục thực hiện các khảo sát tìm nguyên nhân, xác nhận bé bị nhồi m.áu não bán cầu não phải, hẹp mạch m.áu não liên với vùng nhồi m.áu não, trên khảo sát cộng hưởng từ. Hiện Khoa Thần kinh và Khoa Ngoại Thần kinh phối hợp, tìm gải pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhi.

be gai 1 tuoi dot quy 997 6600963

B.é g.ái 1 t.uổi được chuyển gấp đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lê Trung Hiếu, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đây là trường hợp nhồi m.áu não ở trẻ nhũ nhi, có thể liên quan bất thường bẩm sinh mạch m.áu não.

Theo bác sĩ Hiếu, đột quỵ là bệnh cảnh ít gặp ở t.rẻ e.m. Người dưới 18 t.uổi bị đột quỵ chiếm tỷ lệ từ 3 – 25/100.000 người, tuy nhiên bệnh vẫn là nguyên nhân t.ử v.ong và tàn phế đáng kể.

Đột quỵ ở t.rẻ e.m gồm hai dạng là nhồi m.áu não và xuất huyết não. Khoảng 80% nhồi m.áu não t.rẻ e.m liên quan động mạch não.

Trên thực tế, các nhóm nguy cơ gây nhồi m.áu não rất nhiều, gồm: bệnh tim mạch, bệnh lí tăng đông, bệnh ác tính về m.áu, bệnh về huyết học, bệnh n.hiễm t.rùng thần kinh trung ương, bệnh tự miễn, bệnh vùng đầu mặt cổ hoặc các bệnh mô liên kết, chần thương, phẫu thuật não…

Cũng như ở người lớn, nhồi m.áu não t.rẻ e.m thường khởi phát đột ngột với triệu chứng co giật tay chân, yếu liệt tay chân một bên, méo miệng, nói khó. Trong đó, triệu chứng co giật gặp ở t.rẻ e.m nhiều hơn ở người lớn.

Tuy nhiên, việc nhận diện đột quỵ ở trẻ nhỏ khá khó khăn, nhất là các triệu chứng về ngôn ngữ, rối loạn cảm giác. Thêm nữa, vì đột quỵ ít xảy ra ở trẻ nhỏ nên phụ huynh chưa quan tâm và cảnh giác. Biểu hiện ban đầu chưa rõ ràng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ví dụ khi trẻ nhức đầu, mất ý thức tạm thời, lên cơn co giật sễ bị nhầm với bệnh động kinh, yếu liệt tay chân dễ nhầm sang biến chứng viêm não, nôn ói có thể nhầm sang bệnh tiêu hóa.

Bên cạnh đó, việc sơ cứu sai cách đột quỵ như cạo gió, vắt chanh, châm kim ở đầu ngón tay khiến cho việc can thiệp kém hiệu quả. Nguyên tắc quan trọng nhất của sơ cứu đột quỵ là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ để lại những di chứng nặng nề đến suốt đời.

Trẻ nhỏ có thể đối mặt với các di chứng nặng nề như liệt nửa người, mất khả năng nói, khả năng nhận thức, ghi nhớ kém, yếu liệt tay, chân…

Khi tiếp nhận trẻ nghi ngờ đột quỵ, các bác sĩ thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân trong đó có chụp CT não, cộng hưởng từ não, khảo sát mạch m.áu não trong và ngoại hộp sọ. Bác sĩ Nguyễ Lê Trung Hiếu lưu ý, xấp xỉ 40 – 50% nhồi m.áu não t.rẻ e.m không tìm thấy nguyên nhân.

“Hiện chưa có khuyến cáo điều trị chuẩn cho nhồi m.áu não t.rẻ e.m. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, căn nguyên gây bệnh sẽ được điều trị nội khoa, dùng thuốc để dự phòng tái phát hoặc can thiệp mạch m.áu não”, bác sĩ Hiếu nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *