Việt Nam ghi nhận ca t.ử v.ong do cúm gia cầm sau hơn 8 năm. Dịch cúm gia cầm vẫn rải rác ở nhiều địa phương, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang người.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, thế giới ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm gia cầm trên động vật ở tất cả các khu vực, chủ yếu là do chủng virus cúm A/H5N1.
Điều trị bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm tại bệnh viện. Ảnh tư liệu
Lý do cúm A/H5N1 trở thành “sát thủ” nguy hiểm
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết dịch cúm gia cầm ghi nhận lần đầu vào năm 2003, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.
Có nhiều làn sóng dịch, cao điểm nhất là năm 2004-2009 ghi nhận 112 trường hợp, trong đó 57 ca t.ử v.ong.
Tháng 10-2022, nước ta ghi nhận trường hợp cúm A/H5 đầu tiên trên người sau 8 năm. Mới đây, Việt Nam ghi nhận ca t.ử v.ong do cúm gia cầm đầu tiên trong năm nay tại Khánh Hòa. Tích lũy đến nay, Việt Nam phát hiện 129 ca bệnh và 65 ca t.ử v.ong.
Nhiều ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm cũng được phát hiện trong 3 tháng đầu năm 2024. Các địa phương đã phải tiêu hủy gần 9.000 con gia cầm (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023).
Theo Bộ Y tế, virus gây bệnh cúm A/H5N1 là một chủng cúm có độc lực cao, có đến 50% người mắc diễn tiến nặng và t.ử v.ong. Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Bộ Y tế nhận định thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
GS-TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết hầu hết các biểu hiện của cúm A/H5N1 đều giống như các loại cúm và viêm đường hô hấp khác như sốt cao, ho, đau họng, chảy nước mũi, đau cơ, đặc biệt bệnh nhân bị khó thở, suy hô hấp và diễn biến xấu rất nhanh.
Do đó, những trường hợp viêm phổi virus tiến triển nặng, có tiếp xúc gia cầm, gia cầm c.hết, có gia cầm c.hết trong khu vực đó… cần nghĩ đến nguy cơ nhiễm cúm A/H5N1.
Cúm gia cầm lây sang người thế nào?
Theo các chuyên gia dịch tễ, virus cúm A/H5N1 thường trú ngụ trong các loài gia cầm, động vật có vú và lây cho con người.
Đây là loại virus có khả năng tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) rất cao. Virus này có thể kết hợp với virus cúm ở người tạo ra một loại virus mới có đầy đủ tính năng của 2 loại virus cũ, dễ dàng tạo ra đại dịch cúm cho người với tỉ lệ biến chứng nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận các biến đổi bất thường của virus cúm A/H5N1, nhưng điều kiện thuận lợi làm tăng tính thay đổi của virus cúm là do người sống gần các loại gia cầm nuôi.
Bộ Y tế khuyến cáo những nguy cơ khi nhiễm cúm gia cầm
Theo các chuyên gia, virus cúm gia cầm lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh; tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, c.hết do nhiễm cúm gia cầm; hít phải hoặc tiếp xúc với chất tiết và không khí có chứa bụi phân gia cầm bệnh; xử lý gia cầm bệnh không đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, thói quen ăn tiết canh, sử dụng trứng sống, gia cầm chưa được nấu chín cũng làm tăng nguy cơ nhiễm cúm gia cầm.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn, g.iết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; không vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Bộ Y tế ra công văn khẩn
Ngày 24/10, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5995/BYT-DP đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm.
Đến nay, sức khỏe của bệnh nhi 5 t.uổi ở Phú Thọ mắc cúm A/H5 đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Nhi Trung ương đã “rất may mắn phục hồi”. Hiện bé đã được rút nội khí quản, hoàn toàn tỉnh táo và tiếp tục theo dõi chức năng thận.
Công văn của Bộ Y tế nêu rõ, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, ngày 17/10/2022 ghi nhận bệnh nhi nữ 5 t.uổi, trú tại xã Đông Thanh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ dương tính với cúm A/H5. Đây là ca bệnh cúm A/H5 trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.
Theo thông tin từ Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, vì vậy tổng đàn gia cầm và hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Bộ Y tế khẩn đề nghị các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm
Để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung trọng tâm, cụ thể:
Tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút; điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời
Cơ quan y tế, cơ quan thú y và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch.
Đồng thời tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, c.hết và những vùng có nguy cơ cao. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ NN Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng, điện thoại: 04.38456255, fax: 0437366241, email: baocaobtn@gmail.com.