Uống nước gừng sả có tác dụng gì?

Nước gừng sả được nhiều người yêu thích vì hương vị đặc biệt, tuy nhiên uống nước gừng sả có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết.

Gừng và sả là hai loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Đây cũng là hai vị Nam được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Nhiều người vẫn thường có thói quen uống nước gừng sả để ấm người mỗi khi trời mưa lạnh. Vậy, uống nước gừng sả có tác dụng gì?

Uống nước gừng sả có tác dụng gì?

Báo Thanh Niên dẫn lời Ths.BS Nguyễn Trọng Tín, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3 cho biết, sả có vị cay, tính ấm, được dùng làm thuốc giải cảm, chữa ho đàm, tiêu chảy do hàn thấp, đồng thời cũng là vị thuốc giúp kích thích tiêu hóa.

Gừng cũng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đàm, giải độc… Tùy vào mỗi dạng bào chế mà gừng có công dụng khác nhau.

Theo bác sĩ Tín, dựa vào tính chất cay thơm của sả, người ta thường sử dụng nó trong nồi xông thuốc giải cảm hoặc dùng làm gia vị đi kèm với các món ăn có tính hàn thấp hoặc khó tiêu như món thịt lươn, ốc, nghêu, thịt gà, thịt bò.

Gừng thì được sử dụng nhờ vào tính ấm, được dùng mỗi khi lạnh bụng sau khi ăn thức ăn sống lạnh, hoặc cũng dùng để giải cảm phong hàn. Dân ta cũng dùng gừng để nấu cùng các thực phẩm có tính hàn như nghêu, thịt vịt, cá trê,… hoặc chế biến thành trà gừng, mứt gừng để ấm bụng vào những ngày mùa đông.

Việc sử dụng nước nấu sả gừng uống vào buổi sáng sẽ rất phù hợp vào những ngày mưa ẩm lạnh. Hai vị thuốc trên khi kết hợp với nhau sẽ góp phần kích thích tiêu hóa giúp ăn uống tốt hơn, đồng thời phòng ngừa được ngoại cảm do phong hàn thấp vào những ngày lạnh ẩm.

Bài Viết Liên Quan

uong nuoc gung sa co tac dung gi dba 7072720

Nhiều người thường pha nước gừng sả uống cho ấm người khi trời lạnh

Những điều cần lưu ý khi uống nước gừng sả

Nước gừng sả tuy tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng.

Báo VietNamNet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 cho biết, ông đã gặp nhiều bệnh nhân đau bao tử, đau bụng do nhiệt vì làm ấm cơ thể bằng nước gừng sả.

Bác sĩ Vũ cũng lưu ý thêm, người dân chỉ nên dùng một lượng nhỏ nước gừng, sả và dùng trong 7 ngày, không thể coi đó là thức uống hàng ngày. Việc sử dụng quá nhiều loại thức uống này sẽ có thể làm hại cơ thể.

Cụ thể, tính cay nóng của gừng tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến bạn bị táo bón, cảm giác nóng rát h.ậu m.ôn khi đại tiện. Tương tự, sử dụng quá nhiều sả như nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản, xuất hiện nhiều ghèn ở hai mắt.

Trong Đông y, bài thuốc gừng sả có tính nóng nên những người cơ địa nhiệt cũng không nên uống loại nước này. Các trường hợp này thường có xu hướng béo, sợ nóng, da nóng, bốc hỏa, hay bị khát nước và thích uống nước mát, ra nhiều mồ hôi.

Về mùa lạnh, những người thường bị tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, có thể sử dụng gừng tươi để điều trị. Vị thuốc này có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, trào ngược dạ dày, buồn nôn, giúp tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, người dân không nên sử dụng quá 5 gram/ngày. Đặc biệt, những người chuẩn bị mổ hoặc mới mổ không dùng gừng.

Khi sử dụng gừng, sả trong chế biến món ăn, bác sĩ Vũ khuyến cáo người dân cần điều chỉnh liều lượng hài hòa, không nên nấu riêng các loại gia vị này để uống liên tục trong ngày. Lưu ý đối với người bị đái tháo đường cần hạn chế sử dụng bởi loại nước này dễ làm tăng cảm giác khát dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết.

Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Uống nước gừng sả có tác dụng gì?”. Các chuyên gia khuyên bạn không nên lạm dụng nước sả gừng để tránh gây hại, đặc biệt đối với người có thể trạng âm hư, hoặc trong người có nhiệt. Nếu thường xuyên sử dụng thức uống này cần có tư vấn cụ thể của bác sĩ y học cổ truyền để sử dụng phù hợp với cơ địa của từng người.

Rau dền đỏ có tác dụng gì với sức khoẻ?

Rau dền đỏ là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, vậy rau dền đỏ có tác dụng gì với sức khoẻ?

Rau dền đỏ là loại rau dân dã nhưng rất tốt cho sức khoẻ. Rau dền đỏ không chỉ vị ngọt, thanh mát, thích hợp ăn vào mùa hè mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Rau dền đỏ có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền rau dền đỏ vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát m.áu, lợi tiểu, làm mát m.áu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt… Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh ăn rất ngon và ngọt.

Dưới đây là một số những tác dụng của rau dền đỏ với sức khoẻ:

Bài viết của Bác sĩ Quang Minh trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.

Khác với rau dền gai, dền cơm, rau dền đỏ có lá nhỏ chừng hai ngón tay chụm lại, thân và lá đều có màu đỏ tía, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.

rau den do co tac dung gi voi suc khoe cc5 7047925

Rau dền đỏ rất tốt cho sức khoẻ

Một số bài thuốc thường dùng có rau dền đỏ

Bài 1: Giúp nhuận tràng: Rau dền đỏ 1 nắm, nhặt sạch, rửa rồi luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm rất công hiệu hoặc có thể dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu nghiệm với các trường hợp táo bón.

Bài 2: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Rau dền đỏ 20g, lá mã đề non 20g, lá dâu bánh tẻ 20g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh, thêm gia vị cho vừa ăn hằng ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 3: Chữa huyết nhiệt sinh lở ngứa: Rau dền đỏ 20g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 16g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Bài 4: Trị kiết lỵ do nóng: Rau dền đỏ 20g, lá mơ lông 20g, rau sam 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 20g, ăn trong vài ngày là khỏi có thể thêm rau sam.

Bài 5: Phụ nữ sau sinh nóng trong, đại tiện không thông: Dền đỏ 50g, rửa sạch thái khúc, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày, 5 ngày một liệu trình.

Bài 6: Thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá: Dền đỏ 100g, dền cơm 50g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua.

Lưu ý: Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người, tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.

Trên đây là những tác dụng của rau dền đỏ. Hãy thường xuyên bổ sung rau dền đỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *