Yến sào mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, nhưng không phải ai ăn cũng tốt.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 chia sẻ trên Báo Vietnamnet rằng, tổ yến hay còn gọi là yến sào chứa nhiều loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng (sắt, canxi, natri, kẽm,…) tốt cho sức khỏe.
Tổ yến tác dụng tăng cường sức đề kháng, phục hồi chức năng phổi sau bệnh, chống suy nhược cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa, kích thích vị giác, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Tổ yến còn chứa hàm lượng các acid amin cao nên có khả năng phục hồi các tổn thương bị nhiễm độc, kích thích phát triển hồng cầu, tăng cân, ổn định các chỉ số huyết học trong cơ thể.
Mặc dù tổ yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng bác sĩ Như khuyến cáo không phải ai cũng có thể sử dụng yến sào.
Bài Viết Liên Quan
- Để dễ dàng có chế độ dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày
- TP Cần Thơ có trên 4.840 ca mắc sốt xuất huyết
- Quảng cáo viên nén trị bạc tóc như thuốc chữa bệnh, bị Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi“
Yến sào tốt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là những người không nên ăn yến sào:
Người kém hấp thu, tiêu hóa kém
Tổ yến rất tốt cho người gầy hay người biếng ăn bởi nó hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn, từ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Tuy nhiên khi cơ thể quá gầy yếu, luôn cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu hơn bình thường khiến bạn không hấp thụ được các dưỡng chất từ yến sào.
Người trẻ khỏe mạnh, khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể không quá ảnh hưởng. Song với những người cao t.uổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.
Cách sử dụng tổ yến không khoa học có thể làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Về lâu dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.
Khi cơ thể quá gầy yếu, hay cảm thấy mệt mỏi, tỳ vị hoạt động yếu hơn bình thường khiến bạn không hấp thụ được các dưỡng chất từ yến sào.
Người sốt, đau đầu, đau bụng
Theo Đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, tác dụng tốt với những người muốn bồi bổ cơ thể. Còn với những người đang cảm mạo, sốt không nên ăn yến bởi lúc này cơ thể đang đào thải độc tố và rất cần bổ sung các chất dễ tiêu hóa.
Nếu ăn yến sào, cơ thể nạp vào khá nhiều chất bổ. Muốn tiêu thụ được, bạn cần sản sinh nhiều năng lượng, việc này làm cho triệu chứng của sốt, cảm mạo nặng thêm.
Những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt không nên sử dụng.
Nguyên nhân, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa rất kém, ăn nhiều vừa lãng phí lại khiến bệnh phát triển nặng thêm.
Trẻ dưới 7 tháng t.uổi không nên ăn yến sào. (Ảnh minh họa)
Người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính
Người mắc các chứng bệnh như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu không nên sử dụng yến sào. Lý do là khi cơ thể chúng ta đang yếu, sự xâm nhập của các vi khuẩn vào cơ thể dẫn đến tình trạng viêm. Yến sào là món ăn bổ dưỡng, nhưng có tính bình. Vì vậy khi cơ thể đang bị bệnh, bạn nên ngưng sử dụng yến sào.
Chúng ta nên bồi bổ cơ thể bằng yến sào khi đã khỏi bệnh. Lúc này cơ thể chúng ta mới sẵn sàng đón nhận các dưỡng chất cần thiết để phục hồi sức khỏe. Dùng yến sào khi cơ thể đã sẵn sàng là liệu pháp hữu hiệu nhất.
Những người có triệu chứng viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm tiết niệu, sốt thực nhiệt không nên dùng yến sào.
T.rẻ e.m dưới 7 tháng t.uổi
Trẻ dưới 7 tháng t.uổi hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện nên không được dùng yến sào. Trong tổ yến chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng thể chất của t.rẻ e.m dưới 7 tháng t.uổi chưa thể hấp thu được hết các dưỡng chất ấy.
Nếu cho trẻ dùng yến sào sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ khiến bé không không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Dùng như vậy vừa gây lãng phí vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Người kém hấp thu, tiêu hóa kém không nên ăn yến sào. (Ảnh minh họa)
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng và mới sinh
Thai nhi dưới 3 tháng t.uổi còn rất yếu và chưa ổn định nên mẹ bầu không nên sử dụng yến sào. Từ tháng thứ 4 trở đi mẹ mới có thể sử dụng yến để bổ sung dưỡng chất cho hai mẹ con.
Phụ nữ mới sinh xong cũng không nên ăn yến. Điều này là để tránh bị tiêu chảy do cơ thể không kịp hấp thụ. Bác sĩ khuyên nên để sau sinh 1 tháng mới bắt đầu tẩm bổ yến sào và không nên ăn quá nhiều dẫn tới đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, dư thừa chất đạm, nguy cơ tăng cân quá mức.
Người suy dương, tiểu trong
Lúc này cơ thể đang có những biểu hiện kém hấp thu. Chúng ta sử dụng yến sào lúc này chỉ khiến cơ thể không dung nạp được các chất dinh dưỡng. Làm như vậy vừa lãng phí vừa tạo gánh nặng cho cơ thể.
Loại cây mệnh danh ‘nhân sâm của người nghèo’, những người này chớ dại uống
Trong y học cổ truyền, đây là loại cây thuốc quý. Nước lá cây này được ưa chuộng hơn cả vì mang lại nhiều lợi ích đặc biệt, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng.
Theo Đông y, lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, và có tác dụng giải độc, chống dị ứng, cũng như chữa táo bón.
Mặc dù nhiều người ưa chuộng việc sử dụng lá đinh lăng để đun nước uống hàng ngày, nhưng theo các chuyên gia, có một số người nên hạn chế hoặc không nên uống loại nước này.
Đinh lăng là dược liệu quý và dễ tìm thấy ở Việt Nam.
Cây dược liệu quý họ nhân sâm
Trong lĩnh vực Y học truyền thống, đinh lăng được coi là một loại dược liệu quý, nằm trong họ nhân sâm, cây đinh lăng có thân nhỏ, không có gai và chiều cao trung bình từ 0,8 – 1,5m.
Rễ của cây có hương vị ngọt được sử dụng để chữa trị suy nhược cơ thể. Thân và cành thường được ứng dụng trong việc điều trị các vấn đề như đau lưng và phong thấp. Tuy nhiên, lá đinh lăng được ưa chuộng hơn cả vì mang lại nhiều lợi ích đặc biệt.
Lá đinh lăng mọc so le, thuộc loại lá kép lông chim. Chúng thường có hình dạng và kích thước đa dạng, với lá chét có răng cưa nhọn và mùi thơm đặc trưng khi bị nghiền nát.
Ở Việt Nam, cây đinh lăng thường được trồng phổ biến trong vườn nhà và trên nhiều loại đất vì khả năng tái sinh vô tính cao và có thể trồng bằng cách giâm cành. Cây này thích ẩm nhưng không chịu được ngập úng, có thể sống dưới bóng cây và trồng trên đa dạng loại đất do tính thích nghi cao.
Trong thành phần của cây chứa nhiều nguyên tố vi lượng như vitamin B1, saponin, tanin và các loại acid amin khác. Do đó, mọi phần của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng để chế biến thành thuốc.
Đặc biệt, lá đinh lăng đã chứng minh hiệu quả đối với người mắc tiểu đường, giúp giảm các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Những tác dụng chính của lá đinh lăng
Đinh lăng với kinh nghiệm dân gian và ứng dụng trong nghiên cứu hiện đại, được coi là một vị thuốc quý mang nhiều tác dụng.
Nước lá đinh lăng đem lại nhiều lợi ích đáng ngờ cho cơ thể người dùng.
Lá đinh lăng được sử dụng để giảm tình trạng tắc sữa ở phụ nữ trước và sau khi sinh, cũng như hỗ trợ mẹ sau khi vượt cạn. Trong nhiều quốc gia châu Á, lá đinh lăng còn được áp dụng trong việc chữa trị bệnh trĩ theo cách truyền thống.
Lá đinh lăng cũng có tác dụng tích cực đối với chức năng gan, lợi tiểu, giải độc cơ thể và làm mát gan. Chất alcaloid trong lá đinh lăng giúp chữa trị tiêu hóa kém, kiết lỵ và suy nhược cơ thể. Đối với các vấn đề về đau khớp, lá đinh lăng cũng được sử dụng hiệu quả.
Trong y học dân gian, lá đinh lăng được ưa chuộng trong việc điều trị ho, đặc biệt là ho ra m.áu hoặc ho dai dẳng. Nó cũng được sử dụng để giúp duy trì giấc ngủ và cải thiện tinh thần, giảm áp lực công việc.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lá đinh lăng có tác dụng trị mụn và dưỡng trắng da từ bên trong. Nó cũng có thể được sử dụng để chữa dị ứng và mề đay cho t.rẻ e.m.
Bên cạnh các tác dụng chữa bệnh, đinh lăng còn là một thành phần phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và được sử dụng làm gối cho t.rẻ e.m. Lá đinh lăng cũng có thể được nấu thành nước uống hoặc phơi khô để sử dụng làm nguyên liệu cho các bài thuốc.
Những người không nên uống lá đinh lăng?
Theo các chuyên gia, lá đinh lăng chứa nhiều saponin và việc lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, và mệt mỏi. Vì vậy, cần cân nhắc đúng liều lượng sử dụng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và không nên sử dụng kéo dài.
T.rẻ e.m không nên uống nước lá đinh lăng, chỉ nên sử dụng ngoài da. Hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và việc lạm dụng uống nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng xấu đến tổng trạng và hệ tim mạch.
Mặc dù lá đinh lăng được coi là dược liệu thiên nhiên ít độc, nhưng việc sử dụng liều lượng cao vẫn có nguy cơ ngộ độc, đặc biệt ở các cơ quan như phổi, gan, dạ dày, tim và ruột.
Phụ nữ mang thai là đối tượng thuộc nhóm những người không nên uống lá đinh lăng.
Người mang thai: Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng thảo mộc bao gồm lá đinh lăng vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trước khi sử dụng, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn.
Người đang cho con bú: Phụ nữ đang cho con bú cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá đinh lăng hoặc các loại thảo mộc khác, vì các chất hoạt động có thể chuyển sang sữa mẹ và ảnh hưởng đến em bé.
Người có dị ứng hoặc quá mẫn cảm: Những người có t.iền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần trong lá đinh lăng nên tránh sử dụng.
Người có vấn đề về đường huyết: Lá đinh lăng có thể ảnh hưởng đến đường huyết, nên người có vấn đề về đường huyết hoặc đang sử dụng thuốc điều trị đường huyết cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
Người đang sử dụng thuốc khác: Lá đinh lăng có thể tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần thảo luận với bác sĩ để đảm bảo không xảy ra tương tác không mong muốn.
Nếu có ý định sử dụng lá đinh lăng lâu dài, nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để đảm bảo sự sử dụng an toàn và hiệu quả.
Uống nhiều nước lá cây đinh lăng có tốt không?
Các chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh rằng việc sử dụng nước lá đinh lăng để nâng cao sức khỏe và làm đẹp không nên thay thế nước lọc hàng ngày. Uống quá nhiều nước lá đinh lăng có thể mang theo các tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe.
Không chỉ rễ mà trong lá của cây đinh lăng cũng chứa nhiều chất saponin, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy đặc biệt là đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích và có thể gây tổn thương hồng cầu.
Các chuyên gia còn cảnh báo rằng việc tiêu thụ lượng lớn nước đinh lăng có thể dẫn đến việc cơ thể tiếp nhận quá nhiều saponin gây mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí nôn mửa.
Sử dụng nước lá đinh lăng quá nhiều có thể gây mệt mỏi, chóng mặt.
Khi sử dụng đinh lăng như một phương pháp chữa bệnh, quan trọng nhất là sử dụng đúng cách và liều lượng. Lạm dụng có thể gây ra tác dụng độc hại cho cơ thể.
Do đó, việc tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là đinh lăng, là quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Như đã trình bày ở trên, hy vọng bạn đã có đầy đủ thông tin về cây đinh lăng, các tác dụng và cách sử dụng an toàn và hiệu quả.