Nhiều trẻ xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ khuyến cáo đề phòng biến chứng

Thời gian vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận nhiều bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.

Bác sĩ khuyên cáo nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

nhieu tre xuat huyet tieu hoa bac si khuyen cao de phong bien chung 006 7110987

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhi nam 14 t.uổi, có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị khoảng vài tháng nay, đau chủ yếu khi đói, kèm theo ợ hơi. Trước vào viện 5 ngày, trẻ đi ngoài phân đen kèm theo triệu chứng chóng mặt tăng dần. Khi nhập viện, trẻ có triệu chứng thiếu m.áu rõ, da xanh, niêm mạc nhợt… Trẻ được chỉ định truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày tá tràng phát hiện ổ loét hành tá tràng kích thước 5mm. Sau 7 ngày điều trị, trẻ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn ngoại trú.

Trường hợp thứ là bệnh nhi nam là 12 t.uổi, không có t.iền sử bất thường, vào viện vì nôn m.áu đỏ tươi khoảng 300ml và chóng mặt nhiều. Trẻ có triệu chứng thiếu m.áu rõ, da xanh, niêm mạc nhợt. Bệnh nhi được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu cho kết quả ổ loét mặt trước hành tá tràng kích thước 5mm. Sau 8 ngày điều trị, trẻ ổn định, không có biểu hiện tái xuất huyết và được xuất viện.

Trường hợp thứ ba là bệnh nhi nữ 9 t.uổi, không có t.iền sử bất thường, vào viện vì nôn ra dịch nâu và chóng mặt. Sau đó bệnh nhi được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu thấy hành tá tràng có ổ loét kích thước khoảng 1cm, bờ phù nề, đáy có cục m.áu đông. Bác sĩ nội soi tiến hành phá cục m.áu đông, sau 8 ngày điều trị, trẻ được ra viện và dùng thuốc theo đơn ngoại trú.

Theo bác sĩ Phạm Văn Dương – Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, t.rẻ e.m ít gặp bệnh lý dạ dày – tá tràng hơn người lớn, vì dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách. Tuy nhiên vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.

Nếu viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có xuất huyết tiêu hóa. Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân lưu ý một số thói quen trong chế độ sinh hoạt như: Không hút t.huốc l.á, sử dụng rượu bia; Hạn chế thức ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ; Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh; Không cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử trong khi ăn; Không gây áp lực cho trẻ về cuộc sống, sinh hoạt, học tập, nên tạo tâm lý thoải mái qua đó giúp cho việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.

Đồng thời cần chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính, nên ăn đúng giờ. Chia nhỏ bữa trong ngày, không để quá đói hoặc ăn quá no. Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kĩ.

Nếu trẻ bị một số biểu hiện như đau bụng dai dẳng, chóng mặt, da xanh, nôn m.áu, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, chậm tăng cân…, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp

Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp, chiếm 10% dân cư đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong m.áu. Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản và trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng vai trò chính trong chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong m.áu. Do đó, người bệnh cường giáp có tình trạng tăng chuyển hóa của cơ thể và biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Nguyên nhân gây cường giáp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cường giáp, khoảng 80- 90% người bị cường giáp là do bị bệnh basedow (hay còn gọi là bệnh Graves, bướu giáp độc lan tỏa…). Bệnh basedow là một loại bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch sẽ tự tấn công ngược lại các mô trong cơ thể và dẫn đến tuyến giáp hoạt động bất thường.

Bệnh do yếu tố di truyền (không lây nhiễm) và bệnh cũng hay xuất hiện ở những người hút thuốc. Bệnh nhân mắc bệnh basedow có tuyến giáp phình to và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).

Người bị cường giáp còn có thể do các nguyên nhân như: Viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp thể đa nhân, u độc tuyến giáp hay sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp; do khẩu phần ăn quá nhiều iốt và sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp tổng hợp. Ngoài ra một số trường hợp bị cường giáp mà không có nguyên nhân rõ ràng.

bien chung nguy hiem cua benh cuong giap 59e 7106414

Bệnh Basedow có tuyến giáp phình to và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).

Biểu hiện của bệnh cường giáp

Biểu hiện lâm sàng cường giáp bao gồm: người bệnh mệt mỏi, lo lắng, kích thích, khó ngủ, yếu cơ (thường yếu cánh tay và đùi gây ra khó mang vác nặng hoặc leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế).

Ngoài ra, người bệnh xuất hiện tình trạng run tay, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp đ.ánh trống ngực, sụt cân mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn ngon miệng, đi tiêu thường xuyên.

Cần phát hiện sớm và điều trị cường giáp

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thậm chí suy tim; bị cơn bão giáp (triệu chứng đột ngột trở nặng đe dọa đến tính mạng). Nguyên nhân do bệnh Basedow, người bệnh còn có nguy cơ bị lồi mắt ác tính, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới viêm loét giác mạc gây mù lòa.

Điều trị bệnh cường giáp

Thông thường, cường giáp chỉ cần uống thuốc để giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 18- 24 tháng, cho nên người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc khi thấy không còn các triệu chứng của bệnh.

Việc sử dụng thuốc như thế nào cần có chỉ định của bác sĩ bởi các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: Giảm bạch cầu hạt và nhiễm độc với gan. Người bệnh phải tuân thủ thời gian, liều lượng dùng thuốc và theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế.

bien chung nguy hiem cua benh cuong giap 00f 7106414

Hình ảnh tuyến giáp khỏe mạnh và bệnh cường giáp

Các trường hợp nặng, không thể điều trị được bằng thuốc kháng giáp trạng hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng uống iod phóng xạ giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp làm giảm khả năng tổng hợp hormon giúp cải thiện bệnh. Phương pháp này đơn giản, có hiệu quả giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng và phẫu thuật. Tuy nhiên việc sử dụng iod phóng xạ có thể gây suy chức năng tuyến giáp cho người bệnh về sau, có thể làm nặng thêm các biểu hiện ở mắt.

Phương pháp phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn hoặc có u giáp, nghi ngờ ung thư tuyến giáp… Tuy nhiên biện pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Suy chức năng tuyến giáp và tuyến cận giáp, gây giảm canxi trong m.áu, ảnh hưởng đến phát âm của người bệnh.

Để phòng bệnh cường giáp và hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể lực gắng sức, không hoạt động tinh thần căng thẳng. Không hút t.huốc l.á và tránh khói thuốc. Ăn chế độ giàu đạm, calo, uống nhiều nước.

Nếu có những biến chứng về mắt do bệnh Basedow cần đeo kính bảo vệ mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod. Bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật, bởi vậy, nếu đã được điều trị cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, bạn nên đi gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn và theo dõi tình trạng.

Đặc biệt, người bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ tại chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *