Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị.
Cảm giác khó chịu này thông thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau kéo dài và dữ dội, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hại tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau dạ dày?
Nguyên nhân đau dạ dày
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày trong đó thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:
– Do viêm loét dạ dày tá tràng. Tình trạng viêm loét dạ dày được gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter Pylori hoặc dùng các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin. Ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân hiếm gặp: bệnh Crohn, hội chứng Zollinger- Ellison…
– Do tình trạng viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng. Bệnh xuất hiện đột ngột sau uống rượu bia nhiều, ăn gia vị cay nóng hoặc sau dùng thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin. Người ta ghi nhận uống rượu bia nhiều sẽ khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy, dẫn đến việc bị viêm loét, c.hảy m.áu dạ dày thậm chí là thủng dạ dày nếu không chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, chế độ ăn uống bất hợp lý cũng gây ra tình trạng đau dạ dày. Những thói quen như ăn uống không đúng giờ, thực phẩm không sạch, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, bỏ bữa, ăn đêm nhiều, ăn nhiều món cay chua nóng…. Cũng là những nguyên nhân quen thuộc gây ra căn bệnh đau dạ dày khó chịu cho người bệnh.
Bên cạnh đó đau dạ dày còn có nguyên nhân từ các bệnh lý nghiêm trọng hơn trong đó là do u ác tính tại thực quản dạ dày.
Bài Viết Liên Quan
- Cách chống thoái hóa khớp đơn giản mà hiệu quả không thể ngờ
- Những việc chỉ tốn 10 phút mỗi sáng để thực hiện nhưng lại khiến đầu óc bạn trở nên minh mẫn
- Biện pháp khắc phục tại nhà điều trị sốt siêu vi
Helicobacter Pylori là nguyên nhân khiến đau dạ dày
Hệ lụy khi bị đau dạ dày
Nếu không được xử lý kịp thời ở giai đoạn cấp tính thì bệnh lý dạ dày sẽ chuyển thành mạn tính dai dẳng. Hơn nữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa (c.hảy m.áu đường tiêu hóa).
Khi đó người bệnh có thể nôn ra m.áu, đi ngoài ra m.áu nên cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh tình trạng mất m.áu quá nhiều gây t.ử v.ong. Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể dẫn đến tình trạng thủng dạ dày – tá tràng…
Vì vậy, khi có các triệu chứng điển hình của chứng đau dạ dày, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị sớm. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Chẩn đoán và điều trị sớm khi đau dạ dày
Để chẩn đoán đau dạ dày, bác sĩ sẽ xem lại t.iền sử gia đình, thăm khám, đ.ánh giá và có thể đề nghị một số xét nghiệm như: Nội soi tiêu hóa trên (thường gọi là nội soi dạ dày); xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và có thể làm sinh thiết, một thủ thuật để lấy mẫu mô nhỏ và gửi tới phòng xét nghiệm phân tích.
Hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
Về điều trị đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân của nó, và có thể bao gồm: Thuốc để giảm viêm, ngăn ngừa trào ngược axit hoặc điều trị loét hoặc n.hiễm t.rùng. Nếu là ung thư dạ dày sớm có thể dùng nội soi cắt hớt niêm mạc dạ dày. Còn khi vào giai đoạn ung thư dạ dày tiến triển thì phải phẫu thuật.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, người bệnh cần cải thiện chế độ ăn, sinh hoạt khoa học. Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…
Tránh các chất kích thích: rượu, bia, t.huốc l.á, trà, cà phê,… Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày… Tái khám đúng hẹn, khi đi khám cần mang theo sổ khám bệnh và các loại thuốc hiện đang dùng.
Ngoài ra, cần vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái. Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ. Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress…
Đau dạ dày nếu không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, tránh các yếu tố có hại cho dạ dày để phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện triệu chứng và tránh các biến chứng có hại.
Những dấu hiệu cho thấy dạ dày của bạn đang bất ổn
Dấu hiệu đau dạ dày sẽ ngầm cảnh báo cho bạn biết về tình trạng hiện tại của dạ dày và nếu cơn đau xảy ra thường xuyên thì bạn phải hết sức lưu ý vì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ vừa đưa ra cảnh báo về những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, cách nhận biết dạ dày đang bất ổn.
Bị đau bụng thường xuyên
Đây được xem là triệu chứng bệnh đau dạ dày dễ nhận biết nhất. Những cơn đau thường có mức độ khác nhau, tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh. Có những cơn đau lâm râm và cũng có khi đau dữ dội hoặc đau dai dẳng. Đồng thời những cơn đau hay thường xuất hiện khi bụng đói, sau khi ăn no hoặc khi vận động mạnh…
Những cơn đau dạ dày thường xuất hiện trong vài tuần, xen kẽ vào nhiều thời điểm trong năm… Đặc biệt là vào mùa lạnh những cơn đau dạ dày thường gia tăng mạnh về cường độ và tần suất khiến cho người bệnh khá khó chịu, dễ mất tập trung và rất hay cáu gắt.
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân. Khi đau dạ dày thường kèm theo các biểu hiện nóng rát bụng, đầy bụng, ợ hơi làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu hóa và làm người bệnh có cảm giác ăn không ngon miệng.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng sút cân nhanh chóng và khiến cho cơ thể mệt mỏi. Bạn không nên bỏ qua biểu hiện nay mà cần phải khám bác sĩ ngay.
(Ảnh minh họa).
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Ung thư dạ dày có thể gây ra giảm cân khó giải thích. Tiến sĩ Sarpel cho biết, nếu cân nặng giảm nhiều trong khi bạn không hề ăn kiêng hoặc không thay đổi nhiều sinh hoạt hàng ngày thì cần phải lưu ý. Tuy nhiên, tiến sĩ cũng giải thích thêm, quá trình sụt cân này diễn ra từ từ nên đôi khi nhiều người không để ý. Do đó, nếu trong khoảng 6 tháng mà bạn giảm liên tục khoảng 4 – 5 cân kèm theo các triệu chứng khác thì phải lưu tâm ngay.
Ợ hơi, ợ chua
Khi thức ăn lên men do ứ trệ ở trong dạ dày lâu ngày sẽ sinh ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, hoặc ợ nóng. Nếu tình trạng này kéo dài thì tốt nhất bạn nên đi khám vì axit trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều lần sẽ làm tổn thương niêm mạc tại đây gây ho và viêm họng.
Đầy bụng, khó tiêu
Khi chức năng co bóp của dạ dày bị suy giảm sẽ dẫn tới hiện tượng thức ăn bị ùn ứ trong dạ dày, lâu tiêu, vì thế mà người bệnh luôn cảm thấy ậm ạch, đau bụng.
Buồn nôn và nôn ói
Đối với những trường hợp bị đau dạ dày giai đoạn đầu, mức độ nhẹ thì người bệnh có thể bộc lộ cả triệu chứng buồn nôn hay thậm chí là nôn mửa. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và không có tín hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân nên đi kiểm tra, tránh nguy cơ thức ăn bị trào ngược ra ngoài gây tổn thương thực quản kèm theo những biến chứng nghiêm trọng khác.
Buồn nôn và nôn
Khi mắc bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện nôn và buồn nôn. Hiện tượng này là do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn thốc. Khi đó thức ăn bị đẩy ra ngoài nếu quá nhanh hoặc quá mạnh có thể làm cho lớp niêm mạc thực quản bị viêm hoặc rách, thậm chí còn gây c.hảy m.áu. Chưa kể đến tình trạng thiếu hụt nước và suy nhược cơ thể sau khi bị nôn ói.
Bụng chướng
Tình trạng chướng bụng là một trong những biểu hiện đau dạ dày mà ai trong chúng ta đều có thể mắc phải. Hiện tượng này có thể xuất hiện khi mới ăn xong hoặc trong lúc bình thường cũng bị, khi đó người bệnh sẽ có cảm giác như đang chứa một lượng lớn thức ăn, nước uống ở trong cơ thể vô cùng khó chịu. Đồng thời lúc này người bệnh còn bị ợ hơi, tình trạng này sẽ càng tồi tệ khi nằm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bung như ăn phải những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, thói quen ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của các loại thuốc.., tuy chướng bụng là một trong các dấu hiệu bệnh đau dạ dày điển hình nhưng bạn cũng cần phải gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra hướng điều trị thực sự phù hợp.
Dạ dày bị xuất huyết
Đây là dấu hiệu đau dạ dày đã phát triển nặng và lớp niêm mạc đã bị tổn thương nghiệm trọng. Hiện tượng c.hảy m.áu tiêu hóa có thể được phát hiện khi nôn ra m.áu hoặc đi đại tiện có lẫn theo m.áu, phân đen.. Tình trạng này lại càng nguy hiểm đối với những người mắc chứng m.áu khó đông, khi đó m.áu bị chảy nhiều mà không thể kiểm soát được.
Các triệu chứng bệnh đau dạ dày nêu trên không khó để nhận biết. Vấn đề là người bệnh cần cảnh giác để khi phát hiện ra triệu chứng cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe.