Ho về đêm khi ngủ là vấn đề thường gặp ở trẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Vậy, làm thế nào để trẻ hết ho khi ngủ là điều mà cha mẹ nào cũng băn khoăn, nhất là khi thời tiết đang lạnh như hiện nay.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khi ngủ
T.rẻ e.m là đối tượng rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoạt động tốt. Nên khi thời tiết lạnh, thời tiết chuyển mùa trẻ rất dễ mắc các bệnh lý tai mũi họng, trong đó có ho.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó thường gặp hơn cả là do môi trường xung quanh. Tình trạng nơi ở, phòng ngủ của trẻ không vệ sinh, không được dọn dẹp, bụi bẩn có thể tích tụ. Đặc biệt bụi bẩn trong chăn, gối, thú bông của trẻ sẽ dính rất nhiều vi khuẩn… Điều này khiến trẻ có thể hít phải chúng khi đang ngủ, dẫn đến các cơn ho kèm theo ngứa mũi, hắt hơi và khó chịu.
Ho khi ngủ ở trẻ còn do nguyên nhân kích ứng khi hít thở phải dị nguyên như: Phấn hoa, lông chó, mèo, mạt bụi… Khi đó trẻ có biểu hiện ho nhiều, kèm thêm các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, nóng rát cổ họng, ngứa mắt…
Tình trạng ho khi ngủ còn có thể do nguyên nhân trẻ bị viêm họng, viêm phế quản. Đây là hai bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh. Họng là nơi giao thoa giữa đường ăn và đường thở, vì vậy vị trí này dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác nhau. Nguyên nhân viêm họng, viêm phế quản ở trẻ chủ yếu là do nhiễm virus, vi khuẩn, môi trường sống bị ô nhiễm, hít phải khói t.huốc l.á, mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp hoặc tiêu hóa… Triệu chứng viêm họng là ngứa họng, có đờm, ho khan… còn đối với viêm phế quản cấp tính các triệu chứng của bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc hơn. Nếu được chữa trị đúng cách, bệnh không tái đi tái lại nhiều lần.
Ngoài ra, trẻ ho khi ngủ có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Trên thực tế nhiều cha mẹ khi thấy trẻ ho sẽ nghĩ ngay đến các bệnh về đường hô hấp. Nhưng trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Khi acid dịch vị bị trào ngược lên thực quản, nó sẽ gây kích thích tới hệ thần kinh đường khí quản. Điều này sẽ khiến cho khí quản của trẻ bị căng cứng và ho khi ngủ.
Ho do trào ngược thường xuất hiện khi bạn cho trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Vì thức ăn nạp vào chưa kịp tiêu hóa hết sẽ tăng nguy cơ trào ngược và gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp.
Bài Viết Liên Quan
- Hà Nội: Bé 31 tháng nguy kịch vì văng ra đường khi ngồi ghế trước xe máy
- Cảnh báo: Vape đang lẻn vào trường giả dạng son môi, bút, USB…
- Hiệu quả thiết thực của mô hình bác sĩ gia đình với người cao t.uổi
Ho về đêm khi ngủ là vấn đề thường gặp ở trẻ. Ảnh minh họa.
Cần làm gì khi trẻ hay bị ho khi ngủ?
Trước hết để giảm tình trạng trẻ bị ho khi ngủ, cha mẹ cần làm sạch không gian phòng ngủ. Phòng ngủ của trẻ, nơi ở của trẻ cần phải sạch sẽ, thông thoáng, nên thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà cửa. Điều này sẽ loại bỏ tất cả các tác nhân gây kích ứng như bụi bẩn, lông vật nuôi, phấn hoa, tàn t.huốc l.á…
Nếu thời tiết khô hanh, cha mẹ có thể tăng độ ẩm trong phòng ngủ cũng là cách giúp đường thở của trẻ không bị khô. Từ đó làm giảm dịch nhầy trong mũi, giảm cơn ho và nghẹt mũi.
Cha mẹ cần làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý bằng cách nhỏ 5 – 10 giọt nước muối sinh lý vào mũi trước khi cho trẻ ngủ. Với những bé dưới 3 tháng t.uổi, cần mua loại nước muối sinh lý chuyên biệt và không chứa chất bảo quản.
Vào mùa lạnh như hiện nay, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, nhất là ở vùng đầu, cổ, bụng, tai và gan bàn chân. Khi giữ ấm cho trẻ vào ban đêm sẽ giúp hạn chế cơn ho khi ngủ hiệu quả.
Ngoài ra, cha mẹ có thể hấp mật ong với chanh, lá húng, nước gừng, quất, lá hẹ… cho trẻ ngậm sẽ giúp giảm ho hiệu quả. Các loại thảo dược này có công dụng giảm ho, long đờm, tiêu viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt và rất lành tính cho trẻ.
Để hạn chế tình trạng bị ho khi ngủ, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn uống sát giờ đi ngủ. Bởi trường hợp nếu cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, thức ăn sẽ ứ đọng trong dạ dày. Từ đó gây trào ngược thực quản và khiến cho trẻ bị ho. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào có nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn, đồ ăn cứng, nước ngọt có ga… Vì những loại đồ ăn này sẽ gây kích ứng niêm mạc đường thở và khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
Muốn làm giảm cơn ho khi ngủ, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống đủ nước. Để đường thở luôn ẩm, hãy cho trẻ uống nhiều nước ấm, bổ sung thêm trái cây tươi để làm dịu phế quản, niêm mạc phổi… Đặc biệt trước khi ngủ và sau khi thức dậy, hãy cho trẻ uống chút nước ấm giúp thông thoáng đường thở sẽ tránh được tình trạng ho và khó thở kéo dài.
Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ bằng cách để trẻ nằm ngửa, thẳng người và gối đầu cao từ 15 – 20cm. Điều này sẽ giúp cho đường thở của trẻ trở nên lưu thông dễ dàng hơn, hạn chế được dịch nhầy chảy xuống họng gây kích ứng.
Nếu khi áp dụng một số biện pháp như trên mà không thấy trẻ dứt ho hoặc trẻ bị ho kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo như sốt, nôn, khó thở… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tìm hướng xử trí phù hợp.
Cách ngừa viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh
Thời tiết lạnh khiến cho tình trạng viêm đường hô hấp tăng cao, trong đó hay gặp là viêm họng, nghẹt mũi.
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là do sự biến đổi của khí hậu và ô nhiễm môi trường. Làm thế nào để phòng bệnh?
Đau họng, nghẹt mũi có đáng lo?
Tình trạng đau rát họng là triệu chứng đau rát và ngứa ở họng. Khi họng bị kích thích như vậy sẽ gây nên phản xạ ho. Kèm theo là các triệu chứng xảy ra ở mũi họng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, sốt, khàn tiếng hoặc đau đến khó nuốt. Nghẹt mũi và đau rát họng là hai triệu chứng thường đi đôi với nhau, xuất hiện trong các bệnh lý hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, n.hiễm t.rùng xoang…
Có nhiều nguyên nhân gây đau họng, nghẹt mũi, trong đó ghi nhận thường thấy là biểu hiệm viêm nhiễm, cảm lạnh, cảm cúm bởi nhiễm virus. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi. Đặc biệt là bệnh do nhiễm virus nên có thể lây lan như virus cúm. Ngoài ra, đau họng, nghẹt mũi do vi khuẩn như: Viêm amidan, viêm họng hạt, viêm xoang…
Người ta còn ghi nhận thấy sự ảnh hưởng từ môi trường sống, vấn đề ô nhiễm môi trường, nhiều khói bụi là nguy cơ làm trầm trọng thêm các bệnh ở tai mũi họng và khiến triệu chứng đau họng, nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Các yếu tố kích thích khác như khói bụi, hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa mạnh… được sử dụng trong gia đình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cổ họng bị rát, ngứa và khô.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, nghẹt mũi, thông thường là do nhiễm virus. Ảnh minh họa.
Cần làm gì khi bị đau họng, nghẹt mũi?
Đau họng, nghẹt mũi thường do các nguyên nhân lành tính thông thường như nhiễm virus và thường là tình trạng cấp tính, kéo dài không quá 2 tuần. Biểu hiện kèm theo là sốt, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tình trạng này thường đáp ứng với các biện pháp hỗ trợ tại nhà như uống nhiều nước, nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, uống thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng viên ngậm họng, súc miệng nước muối và uống các loại trà thảo mộc ấm.
Với các trường hợp đau họng, nghẹt mũi kèm ho có đờm do vi khuẩn thì có thể kéo dài hơn và thường đáp ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau… cũng như các biện pháp hỗ trợ tại nhà giống như đau họng nghẹt mũi do virus.
Người bệnh cần ăn thức ăn loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đ.ánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối hàng ngày.
Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.
Phòng ngừa viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh
Để phòng viêm họng, nghẹt mũi trong mùa lạnh nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung, cần dựa theo nguyên tắc sau:
– Có chế độ dinh dưỡng khoa học
Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh thì chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Chúng ta nên bổ sung đầy đủ đạm và vitamin từ thịt nạc, cá, rau củ, hoa quả và các loại ngũ cốc. Nên lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn. Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và hợp lý sẽ giúp cơ thể hạn chế hấp thu các chất béo bão hòa và đường gây tăng cholesterol trong m.áu.
– Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Giấc ngủ tốt là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện. Vì giấc ngủ sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục sức lực đã mất, giữ cho thần kinh được cân bằng, phòng chống bệnh tật. Vì vậy, ngủ đủ giấc, đúng giờ và điều độ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh đau họng nghẹt mũi.
– Hạn chế uống rượu và không hút t.huốc l.á
Rượu và t.huốc l.á gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch một cách rất rõ rệt. Hạn chế rượu bia và không sử dụng t.huốc l.á, chất kích thích sẽ là cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật. Ngoài ra, cần tránh khói bụi, lạnh, chú ý về vệ sinh môi trường sống của gia đình: Nhà cửa sạch, thoáng, ga giường phải được thường xuyên giặt sạch, tránh lông vật nuôi chó mèo, chim…
– Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên với cường độ thích hợp sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe hơn, dễ chịu hơn. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tăng cường các hoạt động thể chất sẽ rất có lợi cho hệ miễn dịch. Sức đề kháng được nâng cao rõ rệt, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
– Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì thừa cân
Béo phì là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý, người mắc chứng béo phì sẽ có đáp ứng thấp hơn với hiệu quả của các vaccine phòng bệnh như cúm, uốn ván, viêm gan B.
Với những người có BMI lớn hơn 30 thường dễ bị suy giảm miễn dịch. Do vậy, duy trì cơ thể có được cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh, quản lý căng thẳng, ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ là phương pháp rất tốt để có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được nâng cao.