Chấn thương mắt do vật cứng, sắc nhọn văng mạnh vào mắt là bệnh cảnh nhãn khoa cần được xử trí cấp cứu kịp thời để bảo tồn nhãn cầu và thị lực.
Bài Viết Liên Quan
- Người phụ nữ nhập viện, biến chứng nặng vì kiêng tắm
- Bộ Y Tế và WHO khuyến cáo tránh bắt tay trong mùa dịch, chỉ dẫn cách chào hỏi an toàn nhất
- Để tuyến t.iền liệt khỏe mạnh, cần uống bao nhiêu nước?
Các bác sĩ xử trí tổn thương xé rách nhãn cầu cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Ngày 11/1, thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh cho biết, cơ sở y tế này đã tiếp nhận phẫu thuật điều trị cho một bệnh nhân bị rách xé nhãn cầu do kim loại văng vào mắt.
Cụ thể, bệnh nhân Nguyễn V. T. (58 t.uổi, thành phố Hạ Long) trong quá trình dọn dẹp, sửa nhà cuối năm âm lịch đã bị một mảnh kim loại văng mạnh vào mắt phải.
Sau đó, bệnh nhân cảm giác mắt phải sưng nề, đỏ, đau, cộm, chảy nước mắt, nhìn mờ, sợ ánh sáng nên đến bệnh viện thăm khám.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa mắt đã thăm khám trên sinh hiển vi, nhuộm fluoressein, chụp xquang hốc mắt xác định tình trạng chấn thương rách xé nhãn cầu.
Các bác sĩ đã tiến hành khẩn trương phẫu thuật xử trí tổn thương, bảo tồn nhãn cầu. Hiện tại, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục được điều trị kháng sinh, chống viêm.
Trao đổi xung quanh ca bệnh này, BS. Lưu Thị Quỳnh Nga, Khoa Mắt, Bệnh viện Bãi Cháy cho hay: “Thời điểm cận Tết, Khoa Mắt thường tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nhãn cầu do dị vật cứng, thậm chí dị vật sắc nhọn, văng, va đ.ập mạnh trong quá trình lao động, sinh hoạt như sửa sang nhà cửa, dọn dẹp, vệ sinh…
Trường hợp bệnh nhân này rất may mắn vì chấn thương rách xé nhãn cầu tới sớm và xử trí kịp thời, bởi trước đó, rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến viện muộn trong tình trạng nghiêm trọng do chấn thương vỡ nhãn cầu hoặc vết thương xuyên thủng nhãn cầu”.
BS. Nga lý giải thêm, trong trường hợp tới viện muộn, bệnh nhân có thể phù nề mi, đau nhức, kết mạc cương tụ rìa, xuất huyết t.iền phòng hay nội nhãn, thậm chí mất thị lực, hạn chế vận nhãn…
Tổ chức nội nhãn như màng bồ đào, dịch kính, thủy tinh thể có khi bị kẹt ngay tại vết rách, mất một phần hay toàn bộ. Nhãn cầu mềm và biến dạng… Nếu không kịp thời xử trí bệnh nhân có thể mất thị lực vĩnh viễn, ảnh hưởng thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống.
“Đặc biệt, cũng có trường hợp vết thương rất nhỏ nhưng do chủ quan, bệnh nhân không đi khám và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, tự mua thuốc về dùng đã dẫn tới nhiễm nấm vị trí tổn thương, nguy cơ cao bỏ mắt như bệnh nhân Nguyễn Văn T ” – chuyên gia Nhãn khoa của Bệnh viện Bãi Cháy cho biết.
Theo các bác sĩ, phẫu thuật chấn thương xé rách nhãn cầu, đặc biệt là chấn thương vỡ nhãn cầu là phẫu thuật khó, chuyên sâu nhằm thực hiện mục tiêu phục hồi tối đa cấu trúc giải phẫu, bảo tồn nhãn cầu ở mức cao nhất trong giai đoạn cấp cứu.
Do đó cần phải được tiến hành kịp thời, đúng cách tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng.
Qua trường hợp bệnh nhân trên, các bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo người dân cần cẩn trọng, trang bị bảo hộ lao động đối với mắt trong quá trình lao động để tránh những tổn thương nhãn cầu nặng nề.
Khi bị tổn thương mắt do dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được thăm khám, xử trí kịp thời.
Bỗng dưng tăng cân, đi khám phát hiện thận hư
Trẻ 5 t.uổi bỗng dưng tăng nhiều cân, tiểu ít nên gia đình đưa đi khám. Bệnh viện chẩn đoán bé bị hội chứng thận hư.
Bé N.H.A (5 t.uổi, trú tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) được gia đình đưa tới bệnh viện kiểm tra. Theo mẹ của bé, gần đây trẻ bỗng dưng béo lên, tăng cân nhiều, có dấu hiệu phù, ho, tiểu ít.
Kết quả xét nghiệm m.áu và nước tiểu cho thấy tình trạng protein (albumin) giảm, cholesterol trong m.áu tăng, protein nhiều trong nước tiểu. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc hội chứng thận hư và điều trị theo phác đồ. Hiện tại sau hai đợt điều trị, sức khỏe bệnh nhi ổn định, các chỉ số xét nghiệm cải thiện.
Trẻ có dấu hiệu thận hư nặng đã được điều trị kịp thời. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hoa – Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, hội chứng thận hư ở t.rẻ e.m là tình trạng một lượng lớn protein (albumin) bị mất qua nước tiểu, gây ra tình trạng giảm protein trong m.áu. Protein có vai trò quan trọng trong việc giữ nước ở lòng mạch. Khi lượng protein trong m.áu của trẻ thấp thì nước sẽ thoát ra các mô kẽ, gây tình trạng phù nề.
Vì vậy, trẻ bị hội chứng thận hư có triệu chứng nước tiểu có nhiều bọt, đôi khi có tiểu m.áu, phù ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như mặt, tay, chân, bụng, tràn dịch đa màng.
Hội chứng thận hư là bệnh lý cầu thận thường gặp ở t.rẻ e.m, phổ biến ở độ t.uổi từ 2-10 t.uổi. Bệnh có thể chuyển sang biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, sự phát triển, thậm chí là tính mạng của trẻ như suy thận cấp, chèn ép tim cấp do tràn dịch màng tim, n.hiễm t.rùng huyết. Đặc biệt, hội chứng thận hư kháng thuốc có thể gây suy thận mạn tính dẫn đến nguy cơ phải lọc m.áu và ghép thận.
Bác sĩ Hoa khuyến cáo, khi trẻ có những triệu chứng bất thường như phù trên cơ thể (mi mắt, chân, bụng, bộ phận s.inh d.ục…), tăng cân bất thường, nước tiểu có bọt lâu tan hoặc có màu đỏ, tiểu ít, chán ăn, mệt mỏi, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện và điều trị sớm hội chứng thận hư để tránh biến chứng.
Trẻ bị thận hư cần tuân thủ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc những người bị ốm vì khi trẻ bị ốm, bệnh sẽ tăng nặng. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi không tự ý bỏ thuốc và sử dụng thuốc nam.