Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể con người; có ở khắp cơ, xương, gân, dây chằng, các cơ quan, mạch m.áu, da, niêm mạc ruột và các mô liên kết khác.
Khi cơ thể già đi sẽ tạo ra ít collagen hơn.
Dấu hiệu suy giảm collagen bao gồm da nhăn nheo do mất độ đàn hồi và cứng khớp. Ngoài ra, collagen có liên quan trực tiếp đến sức khỏe đường ruột, ít loại protein này có thể gây loét và các vấn đề về tiêu hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh lão hóa, lý do hàng đầu khiến mọi người không có đủ collagen là chế độ ăn uống kém. Cơ thể không thể tạo ra collagen nếu không có các yếu tố cần thiết, cụ thể là axit amin và chất dinh dưỡng để xử lý chúng.
1. Cơ thể tạo ra collagen như thế nào?
Để tạo ra collagen – hoặc bất kỳ loại protein nào – cơ thể kết hợp các axit amin. Theo Phòng khám Cleveland, bạn có thể nhận được axit amin bằng cách ăn và tiêu hóa các thực phẩm giàu protein như thịt, đậu và các sản phẩm từ sữa… Sau đó cơ thể có thể tái sử dụng các axit amin thành collagen.
Suy giảm collagen sẽ khiến da nhăn nheo…
Trong quá trình tái sử dụng collagen, cơ thể sử dụng vitamin và khoáng chất, đặc biệt là viamin C, kẽm và đồng. Những chất dinh dưỡng này là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh điển hình. Bạn có thể tiêu thụ nhiều chúng một cách tự nhiên trong thực phẩm. Trái cây họ cam quýt, ớt đỏ và xanh, cà chua, bông cải xanh và rau xanh cung cấp vitamin C. Thịt, động vật có vỏ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là nguồn cung cấp khoáng chất tốt.
Tuy nhiên, khi bạn già đi, cơ thể có thể không còn hấp thụ chất dinh dưỡng hoặc tổng hợp chúng một cách hiệu quả nữa. Để đảm bảo cơ thể có đủ thành phần tạo ra collagen, bạn có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung chế độ ăn uống.
2. Cách bổ sung collagen
Cùng với các loại thực phẩm đã lưu ý ở trên, nước hầm xương sẽ chiết xuất collagen từ xương bò, gà hoặc xương cá. Xương được ninh trong nước từ 12 đến 48 giờ trên bếp hoặc trong nồi sành.
Nếu có thể, hãy cố gắng mua nước hầm xương hữu cơ hoặc nấu nước dùng từ xương của những động vật được nuôi theo phương pháp hữu cơ để giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh và các chất gây ô nhiễm khác trong nước dùng của mình.
Các thực phẩm giúp xây dựng collagen.
Giống như collagen, gelatin là một loại thực phẩm tuyệt vời khác giúp tăng cường khả năng tạo collagen của cơ thể. Theo Trường Y tế Công cộng Harvard, cách tốt nhất để nhận chất dinh dưỡng này là từ việc ăn thực phẩm tươi, hữu cơ. Cơ thể sẽ tiêu thụ và tiêu hóa một cách tự nhiên. Tuy nhiên cũng có thể bổ sung collagen.
Nếu bạn muốn bổ sung collagen, hãy chọn dạng bột. Bột collagen thủy phân (hoặc “ collagen peptide”) thường không có hương vị và dễ hòa tan trong đồ uống, sinh tố, súp và nước sốt.
Một số loại kem bôi da được cho là có chứa collagen tổng hợp giúp hồi sinh làn da. Chúng hoạt động bằng cách thêm một lớp (giống như màng) vào da để giảm mất nước và bảo vệ da khỏi các yếu tố môi trường. Nhưng đừng quên rằng làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và cách tốt nhất để giữ cho cơ quan này khỏe mạnh là dinh dưỡng tốt.
Loại rau ‘nhà nghèo’ có can xi gấp 9 lần nước hầm xương nay lên đời thành rau đặc sản
Không chỉ có hàm lượng canxi và sắt cao hơn cả thịt đỏ hay sữa, rau dền còn rất giàu vitamin và các axit amin cần thiết, đặc biệt thích hợp cho trẻ nhỏ và người già.
Trong y học cổ truyền, rau dền đỏ vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát m.áu, lợi tiểu, làm mát m.áu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt… Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh ăn rất ngon và ngọt.
Rau dền là loại rau mùa hè, tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: dền cơm, gai, trắng,… Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn.
Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi cao gấp nhiều lần.
Tốt cho người tiểu đường
Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong rau dền có hàm lượng magiê cao có vai trò trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, bổ sung dinh dưỡng rau dền hàng ngày trong bữa ăn giúp ổn định đường huyết.
Ảnh minh họa
Tốt cho người thiếu m.áu
Rau dền đỏ là một trong những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên ăn thường xuyên ở người thiếu m.áu. Hàm lượng sắt có trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi. Nhờ lượng sắt cao nên giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu của cơ thể chúng ta. Do đó, loại rau này tuy bình dân nhưng rất có lợi cho người thường xảy ra tình trạng thiếu m.áu.
Phòng ngừa loãng xương Theo chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng canxi trong rau dền vượt trội hơn cả sữa bò, cao gấp 3 lần so với rau bina. Chính vì vậy, rau dền được biết đến để tăng cường canxi tốt cho xương. Ăn rau dền giúp ngăn ngừa bệnh co giật do thiếu canxi, tránh gặp nguy cơ loãng xương.
Ảnh minh họa
Ngăn ngừa ung thư
Các hợp chất chống oxy hóa xuất hiện trong thành phần dinh dưỡng rau dền có tác dụng phòng ngừa ung thư. Chúng là các các vitamin E, sắt, magiê, phốt pho, lysine. Chúng loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. Ăn rau dền cũng là cách ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ra ung thư. Thân và lá rau dền có vị ngọt, chứa sắt, vitamin B2, vitamin C, axít nicotic và canxi (dền gai có hàm lượng canxi tối đa đến 0,2%). Hạt ngoài các thành phần vitamin A, vitamin C còn giàu tinh bột, đạm thực vật (các loài dền hạt trồng làm lương thực có hàm lượng đạm thực vật từ 12 đến 16%) và lysin.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Cũng như các loại rau khác, rau dền chứa một lượng lớn chất xơ. Theo nghiên cứu, hàm lượng này cao gấp 3 lần so với lượng chất xơ trong lúa mì. Vì thế rau dền có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón. Loại rau này dễ ăn nên rất tốt cho t.rẻ e.m và người già. Các bà mẹ thường nấu cháo rau dền với tôm cho bé ăn khi bị táo bón nhiều ngày. Món này giúp bổ sung các vi chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Những ai không nên ăn rau dền?
Tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được rau dền. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn rau dền:
Người bị tiêu chảy: Những người bị bệnh tiêu chảy mãn tính, lạnh bụng… không nên ăn nhiều rau dền, vì đây là loại rau có tính mát, do đó có thể làm cho bệnh nặng thêm.
Người bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh gút, bệnh sỏi thận: Trong rau dền chứa hàm lượng lớn acid oxalic – hợp chất làm ức chế việc hấp thụ canxi, kẽm và là nguyên nhân tạo thành sỏi oxalat. Vậy nên, rau dền không phải là thực phẩm phù hợp cho những người bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc bệnh sỏi thận.
Đối tượng có cơ thể tính hàn, phụ nữ đang mang thai: Bệnh nhân tiêu chảy mãn tính, người đi ngoài lỏng, phụ nữ có thai hư hàn cần đặc biệt lưu ý khi ăn rau dền vì tính mát của chúng cực mạnh, có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng.