Cách đậu mùa khỉ lây lan

Liên tiếp nhiều người mắc đậu mùa khỉ khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có triệu chứng gì và nó lây lan như thế nào?

cach dau mua khi lay lan c51 7110991

Liên tiếp nhiều người mắc đậu mùa khỉ khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có triệu chứng gì và nó lây lan như thế nào?

Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)

Đậu mùa khỉ là bệnh do virus thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae gây ra. Virus này thường lây lan giữa các loài khỉ ở Trung và Tây Phi, đôi khi, chúng nhảy sang người và tạo thành những vụ dịch nhỏ.

Đậu mùa khỉ có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua:

Bất kỳ sự tiếp xúc gần gũi nào với mụn nước hoặc vảy ở người bệnh (bao gồm cả khi quan hệ t.ình d.ục, hôn, âu yếm hoặc nắm tay)

Chạm vào quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm mà người bị bệnh đậu mùa khỉ đã sử dụng

Giọt b.ắn do ho hoặc hắt hơi của người bị bệnh khi họ ở gần bạn

Từ mẹ sang con

Nếu bạn bị nhiễm đậu mùa khỉ, thường mất từ 5 đến 21 ngày để các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Chúng thường bao gồm:

Sốt cao

Đau đầu

Đau cơ

Đau lưng

Run rẩy (ớn lạnh)

Kiệt sức

Đau khớp

Phát ban thường xuất hiện từ 1 đến 5 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Phát ban bắt đầu ở mặt, sau đó lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm miệng, bộ phận s.inh d.ục và h.ậu m.ôn. Bạn cũng có thể bị đau h.ậu m.ôn hoặc c.hảy m.áu từ mông.

Phát ban do đậu mùa khỉ đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu. Nó bắt đầu với những đốm nổi lên, sau đó biến thành những mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng. Những mụn nước này cuối cùng hình thành vảy và sau đó rơi ra.

Đậu mùa khỉ thường nhẹ và hầu hết người bệnh hồi phục trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Nhưng nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn và bạn cảm thấy không khỏe, bạn có thể cần điều trị tại bệnh viện. Nguy cơ cần điều trị tại bệnh viện cao hơn đối với:

Người cao t.uổi

Trẻ nhỏ

Những người mắc bệnh hoặc đang dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của họ

Vì n.hiễm t.rùng có thể lây truyền qua tiếp xúc gần, điều quan trọng là phải cách ly nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lại không?

Hiện nay thời tiết đang giao mùa, độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi cho một số bệnh truyền nhiễm bùng phát và lây lan nhanh chóng, trong đó có bệnh thủy đậu.

Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi trẻ đã từng mắc thủy đậu rồi liệu có mắc lại không?

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, với triệu chứng điển hình là nổi mụn nước toàn thân kèm sốt, mệt mỏi, nhức đầu và mất cảm giác ngon miệng.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella zoster (VZV). Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp (các giọt b.ắn do hắt hơi, ho có chứa virus) hoặc dịch trong các mụn nước trên da (nốt thủy đậu). Bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt và nặng hơn đối với trẻ dưới 5 t.uổi.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 – 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Sốt nhẹ từ 1 – 2 ngày.

Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.

Ban thủy đậu thường dưới dạng chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành các mụn nước.

Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.

Ban thủy đậu thường rất ngứa.

Thời gian những nốt tròn nhỏ (nốt thủy đậu hoặc nốt rạ) sẽ xuất hiện trong khoảng 12 – 24 giờ. Các nốt thủy đậu nhanh chóng lan nhanh khắp cơ thể và tứ chi, sau đó tiến triển thành bóng nước có kích thước từ 3 – 10mm có chứa dịch trong. Dịch này sau 24 giờ sẽ hóa đục và bóng nước này có thể mọc ở niêm mạc miệng.

N.hiễm t.rùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến n.hiễm t.rùng, tạo mủ, l.ở l.oét. Những nốt mụn này về sau có thể sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi. Thủy đậu cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như n.hiễm t.rùng thứ phát, viêm phổi, viêm não…

mac benh thuy dau roi co bi lai khong 42e 7104084

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster.

Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lây nhiễm lại không?

Trên thực tế bệnh thủy đậu năm nào cũng có những ổ dịch nhỏ ở t.rẻ e.m trong độ t.uổi mẫu giáo, nhà trẻ. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ lo lắng liệu trẻ có bị lây nhiễm lại nhiều lần không, có nên tiêm phòng nhắc lại không? Theo ghi nhận hầu hết mọi người có miễn dịch với bệnh thủy đậu sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, dù không phổ biến, vẫn có người mắc thủy đậu lần thứ hai, đặc biệt là ở những người suy giảm miễn dịch.

Do đó, nếu trẻ đã bị bệnh thủy đậu hoặc đã được tiêm phòng thì không cần phải làm gì cả. Người nhạy cảm (người chưa từng mắc bệnh thủy đậu) được khuyến cáo nên chủng ngừa thủy đậu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với virus. Có bằng chứng cho thấy vaccine có thể ngăn ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu tiêm phòng trong vòng 3 – 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ngay cả khi chưa nhiễm virus do phơi nhiễm, tiêm vaccine sẽ giúp ngăn ngừa việc nhiễm bệnh trong tương lai.

Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh thủy đậu?

Trong giai đoạn ủ bệnh thủy đậu không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh thủy đậu thì cha mẹ nên cho nghỉ học và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xác định.

Hầu hết các ca bệnh thủy đậu ở trẻ khỏe mạnh được điều trị bằng nghỉ ngơi tại giường, bù nước và kiểm soát sốt. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh (để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ mắc thủy đậu cần phải được cách ly với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đ.ánh răng,… phải dùng riêng.

Cha mẹ cần rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.

Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.

Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối…

Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *