Các loại thực phẩm tối kỵ khi uống thuốc

Bạn không nên uống sữa khi dùng kháng sinh, ăn bưởi cùng lúc với uống thuốc statin trị mỡ m.áu.

Các bác sĩ thường khuyến cáo bạn không nên uống thuốc khi bụng đói. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý, những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng lớn đến cách cơ thể xử lý thuốc. Một số thực phẩm có thể nâng cao hiệu quả của thuốc trong khi những thứ khác làm giảm tác dụng.

Dùng thuốc kết hợp với một số loại đồ ăn, thức uống thậm chí có thể dẫn đến cục m.áu đông hoặc tổn thương gan. Bởi vậy, bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để kiểm tra xem có bất kỳ loại thực phẩm nào không nên dùng hay không.

Sữa và kháng sinh

Bài Viết Liên Quan

cac loai thuc pham toi ky khi uong thuoc 808 7069442

Sữa và thuốc kháng sinh kỵ nhau. Ảnh minh họa: AIB

Nghiên cứu cho biết các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua có thể cản trở sự hấp thụ kháng sinh tetracycline và quinolone. Canxi liên kết với kháng sinh trong đường tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ và hiệu quả của thuốc. Tốt hơn hết, bạn nên dùng thuốc kháng sinh vài giờ trước hoặc sau khi uống sữa.

Ngoài ra, dược sĩ người Anh Shamir Patel cho biết bạn nên cẩn thận khi ăn phô mai và thịt nếu đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase. Thực phẩm ủ lâu năm và hun khói chứa một loại axit amin là tyramine. Các loại thuốc ức chế monoamine oxidase, được kê đơn cho các tình trạng như trầm cảm và hóa trị, làm giảm khả năng xử lý tyramine của cơ thể. Điều đó khiến bạn có nguy cơ bị tác dụng phụ bao gồm tăng huyết áp nghiêm trọng, đau ngực và nhịp tim nhanh.

Bưởi và statin

Statin là thuốc làm giảm mức cholesterol “xấu” trong m.áu của bạn. Theo Tổ chức Tim mạch Anh, các loại thuốc đó bao gồm như Lipitor, Lescol, Lipostat, Crestor và Zocor.

Bạn nên tránh ăn bưởi và nước ép bưởi nếu đang dùng Lipotor hoặc Zocor vì có thể làm tăng nguy cơ trải qua các tác dụng phụ bao gồm đau nhức cơ. Nếu bạn dùng một loại statin khác, hãy hạn chế uống nước ép bưởi hết mức.

Dược sĩ Shamir giải thích: “Bưởi chứa nhóm hóa chất furanocoumarin tác động tới thời gian cơ thể p.hân h.ủy thuốc do ngăn chặn một số enzyme hoạt động. Các loại trái cây họ cam quýt khác cũng được cho là có tác dụng tương tự”.

Theo Study Finds, bưởi cũng có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp và tâm thần. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh đưa vào danh sách khuyến cáo cả thuốc chẹn kênh canxi – được sử dụng để điều trị huyết áp cao và bệnh tim mạch vành – và thuốc chống đông m.áu ngăn ngừa cục m.áu đông.

Cà phê và thuốc chống loạn thần

cac loai thuc pham toi ky khi uong thuoc 8dc 7069442

Uống cà phê và thuốc chống loạn thần cùng lúc không tốt. Ảnh minh họa: AIB

Thuốc chống loạn thần giúp điều trị những người bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm nặng.

Nhưng dùng thuốc cùng với đồ uống chứa caffeine – dưới dạng trà hoặc cà phê – có thể khiến cơ thể bạn hấp thụ ít thuốc này hơn so với khi bạn uống với nước. Caffeine có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chống loạn thần, dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp.

Rau lá xanh và thuốc làm loãng m.áu

Nếu đang dùng thuốc làm loãng m.áu như warfarin, bạn nên chú ý đến lượng rau xanh bạn ăn.

Được quảng cáo có lợi cho sức khỏe, rau chân vịt, cải xoăn và bông cải xanh giàu vitamin K, có vai trò trong quá trình đông m.áu của bạn. Do đó, các loại rau này có thể đảo ngược tác dụng của thuốc làm loãng m.áu như warfarin.

Rượu và thuốc giảm đau

Chúng ta không bao giờ được uống thuốc kháng sinh với rượu. Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm và trị tiểu đường cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khi tương tác với rượu. Khi đó, người uống có thể chóng mặt, buồn ngủ, tổn thương gan.

Bạn nên tránh uống rượu nếu đang dùng thuốc giảm đau cần kê đơn như tramadol, gabapentin và codeine. Khi đó, người bệnh có thể buồn ngủ nghiêm trọng, buồn nôn.

3 loại nước không được uống khi vừa ngủ dậy buổi sáng để tránh ảnh hưởng huyết áp, lượng đường trong m.áu

Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng rất tốt, nhưng bác sĩ khuyên bạn không nên uống 3 loại nước này.

Du Fangteng, bác sĩ trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện liên kết thứ hai của Đại học Nam Xương (Trung Quốc), cho biết uống một ly nước vào buổi sáng có thể giúp bổ sung lượng nước cơ thể mất đi khi ngủ. Uống nước buổi sáng cũng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đối với những người có độ nhớt cao trong m.áu, thói quen uống một ly nước vào buổi sáng cũng có thể có tác dụng làm loãng m.áu.

Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng rất tốt, nhưng bác sĩ khuyên bạn với 3 loại nước này thì nên hạn chế uống.

3 loai nuoc khong duoc uong khi vua ngu day buoi sang de tranh anh huong huyet ap luong duong trong mau 106 7013300

3 loại nước cần tuyệt đối tránh khi vừa ngủ dậy buổi sáng

1. Nước muối loãng

Có người cho rằng uống nước muối loãng buổi sáng sẽ giúp làm sạch khoang miệng và hệ tiêu hóa, tuy nhiên điều này là không đúng.

Qin Lina, Giám đốc Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện liên kết thứ 3 thuộc Đại học Y học Trung Quốc cho biết, khi thức dậy vào buổi sáng, huyết áp của bạn thường ở mức cao nhất trong ngày. Uống nước muối vào lúc này có thể dễ dàng khiến huyết áp của bạn tiếp tục tăng cao, thậm chí gây ra tai biến tim mạch. Tốt nhất vào lúc này, thay vì uống nước muối thì bạn nên uống một cốc nước ấm.

2. Nước mật ong

Nước mật ong rất giàu fructose. Sau khi vào cơ thể, fructose sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành glucose và được cơ thể hấp thụ, sử dụng ngay sau khi dậy dễ gây tăng lượng đường trong m.áu. Từ đó gây ra triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Nếu bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao sử dụng mật ong vào thời điểm đói bụng thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Bạn có thể dùng nước mật ong sau khi đã uống 1 cốc nước lọc ấm.

3 loai nuoc khong duoc uong khi vua ngu day buoi sang de tranh anh huong huyet ap luong duong trong mau 53e 7013300

3. Nước lạnh

Uống nước quá lạnh dễ gây kích ứng đường tiêu hóa và khiến mạch m.áu niêm mạc dạ dày co bóp nhanh, dẫn đến tiêu chảy, đau bụng…

Sáng ngủ dậy nhớ làm 6 việc để tốt cho sức khỏe

Thức dậy vào buổi sáng là sự khởi đầu của một ngày mới, làm những điều này khi thức dậy sẽ giúp duy trì tinh thần tốt cho cả ngày, đồng thời đảm bảo một sức khỏe thật tốt.

1. Nằm thêm 5 phút mỗi sáng

Việc bật dậy quá nhanh vào buổi sáng có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, nhất là với người bị huyết áp cao, thậm chí có thể gây đột quỵ. Vì vậy bác sĩ khuyên bạn hãy đặt đồng hồ báo thức sớm hơn 5 phút, sau khi đồng hồ báo thức vang lên, hãy nằm yên một lúc, cử động tay chân trên giường rồi từ từ dậy.

2. Đi tiểu tiện

Đi tiểu đều đặn mỗi sáng là thói quen cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của con người. Bởi sau một đêm ngủ, cơ thể đã trải qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Lúc này chất độc và rác thải đã tích tụ trong thận, cần được đào thải ra ngoài kịp thời vào buổi sáng.

3. Đi đại tiện

Trong suốt đêm, đường tiêu hóa của chúng ta vẫn hoạt động. Do đó buổi sáng khi thức dậy, cơ thể có phản xạ chuyện vệ sinh để thải sạch những gì đã được tiêu hóa. Nếu bạn có thói quen đi đại tiện sau khi ngủ dậy thì đồng nghĩa rằng cơ thể đã được thải độc rất tốt.

4. Đ.ánh răng và rửa mặt

Đ.ánh răng có thể loại bỏ vi khuẩn trong miệng, còn rửa mặt có thể giúp bạn tỉnh táo hơn và loại bỏ dầu thừa trên mặt.

5. Uống một cốc nước ấm

Uống một cốc nước ấm có thể bôi trơn đường tiêu hóa, làm loãng m.áu, giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Tuy nhiên lúc này bạn cần chú ý uống chậm và từng ngụm nhỏ, mỗi sáng ngủ dậy nên uống khoảng 200ml.

6. Ăn sáng

Lượng calo tiêu thụ vào bữa sáng nên chiếm khoảng 25-30% trong cả ngày, cố gắng duy trì lượng thức ăn đa dạng nhất có thể. Bạn nên ăn trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, trứng và sữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *