Khi nhắc đến thực phẩm giàu tinh bột kháng, nhiều người nghĩ ngay đến đậu xanh, chuối xanh… Tuy nhiên có 1 món ăn bị ‘thất truyền’ từ lâu đó đó là hạt mít luộc.
Bộ phận giàu tinh bột kháng bậc nhất ở quả mít
Nhắc đến tinh bột là nhắc đến thứ có thể khiến chúng ta tăng cân nhanh, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mỡ m.áu. Tuy nhiên, tinh bột kháng lại khác.
Tinh bột kháng tuy kết cấu giống như tinh bột, nhưng vai trò lại gần giống với chất xơ. Tinh bột kháng không được hấp thu trong cơ thể, vì thế nó không gây tăng cân, ngược lại còn giúp giảm hấp thu đường, chống bệnh tiểu đường, giảm hấp thu mỡ, cải thiện tiêu hóa, tốt cho vi sinh vật đường ruột. Từ đó điều hòa miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Bài Viết Liên Quan
- Viêm đa xoang: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
- Điều trị thoái hóa khớp gối bằng y học cổ truyền tại BV Hữu nghị
- 5 cách cần làm ngay để tăng cường sức đề kháng
Bộ phận quý giá bậc nhất của quả mít chính là phần hạt.
ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng)cho biết: Khi nhắc đến thực phẩm giàu tinh bột kháng, nhiều người nghĩ ngay đến đậu xanh, chuối xanh… Tuy nhiên có 1 món ăn bị “thất truyền” từ lâu đó đó là hạt mít luộc.
Hạt mít luộc trước đây được trẻ con ăn nhiều như một món quà vặt nhưng giờ đây ít khi được sử dụng. Trong thực tế, hạt mít luộc rất giàu tinh bột kháng, có thể cải thiện tiêu hóa, giúp hệ sinh vật hoạt động tốt hơn…
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hạt mít có chứa chất xơ không hòa tan, có tác dụng duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giải độc ruột. Bên cạnh đó, tinh bột của hạt mít được cho là khá lành mạnh nên sẽ rất thích hợp để hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa tiểu đường.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội: Trong y học cổ truyền, hạt mít vị bùi, ngon, quy kinh tỳ, vị. Hạt mít được dùng làm thuốc bổ trung ích khí, mạnh sức, nhẹ mình, hạ khí, thông trung tiện.
Hạt mít luộc rất giàu tinh bột kháng, có thể cải thiện tiêu hóa, giúp hệ sinh vật hoạt động tốt hơn…
Ngoài đem lại tác dụng đối với việc ổn định đường huyết và giảm cân, hạt mít còn được chứng minh rằng đem lại công dụng chống lão hóa. Do có chứa chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do, do đó làm giảm nếp nhăn, tạo độ đàn hồi cho làn da.
Hạt mít cũng giúp duy trì thị lực tốt vì chúng chứa nhiều Vitamin A. Vitamin A là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sức khỏe của mắt và chế độ ăn uống giàu vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà. Vitamin A cũng thúc đẩy tóc khỏe mạnh và ngăn ngừa tóc dễ gãy.
Dưới đây là một số bài thuốc/món ăn từ hạt mít giúp trị bệnh và làm đẹp:
– Kiện tỳ, chống đầy bụng: Hạt mít lượng đủ dùng mang luộc, rang, nướng ăn.
– Ăn không tiêu: Hạt mít sao vàng 20g, mộc hương 12g. Sắc uống 1 thang/ngày.
– Hạt mít làm đẹp: Mang hạt mít đi luộc chín, xay thật nhuyễn với sữa tươi lạnh không đường. Trộn đều hỗn hợp và thoa lên mặt. Nằm thư giãn khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì đắp mặt nạ này 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy da mình sáng và đẹp lên trông thấy.
Những lưu ý quan trọng khi ăn hạt mít
– Không nên ăn hạt mít sống vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Thay vào đó hãy làm chín hạt mít bằng phương pháp rang, nướng hoặc luộc.
Không nên ăn hạt mít sống vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
– Chỉ nên ăn lượng hạt mít vừa đủ. Nếu bạn ăn hạt mít quá nhiều, ăn không kiểm soát, thì hàm lượng lớn tinh bột có trong hạt mít sẽ tích tụ, nhanh chóng tạo thành mỡ thừa, gây tăng cân không kiểm soát.
– Hạt mít có thể tạo phản ứng với một số loại thuốc do đó nếu bạn đang điều trị bệnh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ.
Loại hoa tốt cho gan, thận và quét sạch mỡ m.áu, bán rẻ ở chợ Việt nhưng nhiều người chưa biết ăn
Hoa atisô đỏ không chỉ là nguyên liệu của những món ăn ngon mà còn là vị thuốc ‘đại bổ’.
Sử dụng atisô đúng cách có tác dụng lợi gan, mật và quét sạch mỡ m.áu…
Atiso đỏ hay còn được gọi là bụp giấm, được phân bố phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam. Hiện nay, atisô được sử dụng rất nhiều dạng như dùng tươi, khô, làm trà, làm mứt, nấu cao và dùng trong nhiều bài thuốc đông y.
Atiso đỏ hay còn được gọi là bụp giấm. Ảnh minh họa
Theo đông y, atisô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ gan, thận, mát gan, lợi mật, lọc m.áu, lợi tiểu. Atisô thường dùng chữa chứng bệnh vàng da, sỏi mật, nhiễm độc, thấp khớp, thống phong, phù thũng, đái tháo đường, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh…
Theo nghiên cứu, hoa atisô tươi có 81% nước, 3,15% protein, 0,30% lipid, 15,50% glucid, ngoài ra còn có mangan, phosphor, sắt, và vitamin A, B, C, cung cấp 50-75 calo… Với những thành phần trên, atisô có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
5 lý do nên dùng atisô đỏ để bảo vệ sức khỏe
Lợi cho gan
Hoa atiso đỏ hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích hữu ích đối với gan. Người cao t.uổi nên dùng hoa atiso nhuận tràng rất tốt vì nó không gây ra tiêu chảy mà cũng không gây tác dụng phụ.
Ảnh minh họa
Giúp làm đẹp làn da
Hoa atiso đỏ giúp da mịn màng và tươi sáng hơn nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.
Giúp giảm huyết áp
Trà atiso đỏ được xem là thảo dược mà nhiều tổ chức y tế thế giới công nhận về hỗ trợ giảm huyết áp. Tác dụng giảm huyết áp hiệu quả một cách an toàn và tự nhiên của trà đã khiến nhiều người bị huyết áp cao yên tâm khi sử dụng.
Hỗ trợ giảm cân
Trong trà atiso đỏ có chứa chất ức chế enzyme giúp sản xuất amylase. Đây là một enzyme giúp p.hân h.ủy tinh bột đường, tránh tích tụ calo thừa trong cơ thể. Ngoài ra, nếu không cho đường thì đây là một thứ đồ uống chứa rất ít calo. Hơn nữa, tác dụng lợi tiểu của trà atiso đỏ cũng làm giảm lượng nước trong cơ thể, giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn.
Giúp giảm mỡ trong m.áu
Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà atiso đỏ có thể giúp giảm mức mỡ trong m.áu – một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy thảo dược này sẽ giúp giảm các mức LDL cholesterol xấu đi khỏi cơ thể, qua đó giúp bảo vệ chống lại các bệnh về tim và bảo vệ mạch m.áu khỏi bị tổn thương.
5 điều cần tránh khi sử dụng atisô đỏ
Trong quá trình sử dụng cây atiso để điều trị các bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:
Ảnh minh họa
– Không nên lạm dụng cây atiso, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây hại chức năng gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi,…
– Cây atiso có những lớp lông tơ nhỏ, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây da kích ứng da, ngứa, nổi mẩn đỏ.
– Người bị tắc ống mật, bị sỏi mật không được sử dụng cây atiso.
– Các đối tượng đang sử dụng muối sắt cũng không nên dùng cay atiso, bởi atiso có thể ngăn chặn sự hấp thụ muối sắt ấy.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4 món ăn bài thuốc từ atisô đỏ
Ảnh minh họa
Giúp giảm cholesterol trong m.áu: Sử dụng 40 gram thân cây atiso, 40 gram rễ, 20 gram cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2 gram/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà.
Chữa bệnh tiểu đường: 50 gram hoa atiso, 100 gram khoai tây, 50 gram cà rốt, 150 gram xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.
Giải độc gan, tăng cường chức năng gan: 50 gram hoa atiso, 100 gram gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.
Chữa tiêu khát: Hoa atisô 50g, ý dĩ 50g, lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, nêm gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần.