Cà rốt là món ăn giúp giảm cân do hàm lượng calo thấp và với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin, protein, chất xơ.
Cà rốt, một loại rau củ được tiêu thụ rộng rãi và phổ biến trong mỗi gia đình. Cà rốt nổi tiếng là có chứa vitamin A giúp tăng cường sức khỏe của mắt.
Bài Viết Liên Quan
- Mất hơn nửa lượng m.áu trong cơ thể vì vỡ thai ngoài tử cung
- Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Từ câu chuyện dùng tô nhựa đựng canh nóng trong ngày đầu ra mắt nhà người yêu, chuyên gia chỉ ra thói quen ăn uống phải từ bỏ ngay của người Việt
Cà rốt là món ăn giúp giảm cân do hàm lượng calo thấp và với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin, protein, chất xơ. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng trong cà rốt giúp giảm cân cũng như sức khỏe tổng thể. Vì vậy bạn có thể bổ sung chúng vào chế độ ăn như uống nước ép cà rốt, sinh tố cà rốt với cà chua, dứa, salad cà rốt, hay kết hợp cà rốt và cần tây.
Cà rốt ít calo
Một cốc cà rốt sống chỉ có 50 calo và bằng 3% lượng calo được phép nạp vào hàng ngày trong chế độ ăn kiêng 1.500 calo.
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân nhanh hơn và chỉ ăn 1.200 calo mỗi ngày, một củ cà rốt sẽ chỉ sử dụng 4% lượng calo cho phép của bạn.
Cà rốt giàu vitamin
Đây là một loại rau thực sự linh hoạt và là một nguồn tuyệt vời của vitamin B và C. Hàm lượng beta-carotene cao rất quan trọng và tạo cho cà rốt có màu cam đặc biệt.
Cà rốt chứa khoảng 87% nước, giàu muối khoáng và vitamin (B, C &, E). Loại rau củ này cũng cung cấp một lượng kali, vitamin B6, đồng, axit folic, thiamine và magiê. Cà rốt cũng chứa chất xơ, vitamin K, kali, folate, mangan, phốt pho, magiê, vitamin E và kẽm.
Kali là một thành phần cần thiết của tế bào giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp bằng cách chống lại tác dụng của natri.
Cà rốt cũng chứa một lượng nhỏ tinh dầu, carbohydrate và các chất tổng hợp nitơ. Ngoài có tác dụng trong việc giảm cân, cà rốt còn giúp chữa bệnh lợi tiểu và an thần.
Vì có rất nhiều dưỡng chất có trong cà rốt nên để hấp thu hết tất cả thì bạn cần nhai thật kĩ, hoặc nấu chín để giúp chuyển hóa chất nhanh hơn.
Cà rốt giàu chất xơ
Cà rốt cung cấp một lượng đáng kể chất xơ trong mỗi khẩu phần. Ăn chất xơ rất tốt cho việc giảm cân. Tuy nhiên, bạn cần phải nhai thức ăn nhiều hơn, vì vậy cũng tạo cảm giác nhanh no hơn.
Những lợi ích sức khỏe khác của việc ăn cà rốt
Ngoài việc loại rau củ này là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả, ăn cà rốt còn giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim cũng như cải thiện sức khỏe của mắt.
Vì cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nên nó có lợi cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau.
Ăn cà rốt có thể cải thiện sức khỏe của mắt và cũng có thể giúp bạn chống lại bệnh quáng gà. Cà rốt cũng có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe tiêu hóa và từ đó tăng sức khỏe tổng thể. Người bệnh tiểu đường cũng có thể thêm cà rốt vào chế độ ăn uống của mình do hàm lượng đường thấp.
Cà rốt cũng có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp cao. Vitamin C trong cà rốt còn có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch. Không chỉ vậy, cà rốt cũng là nguồn cung cấp canxi tự nhiên không phải từ sữa, có thể giúp bạn duy trì sức khỏe của xương.
6 lợi ích sức khỏe bất ngờ của cà rốt
Cà rốt thường được biết đến với tác dụng bổ mắt vì có nhiều beta-carotene. Tuy nhiên, nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng mang lại những giá trị sức khỏe khác.
1. Giá trị dinh dưỡng của cà rốt
Cà rốt là một loại rau củ phổ biến ở nước ta và được chế biến thành nhiều món ăn ngon và cũng được sử dụng với mục đích chữa bệnh trong một số trường hợp.
Một khẩu phần 80g cà rốt (sống) cung cấp:
27kcals0,4g protein0,3g chất béo6,2g carbohydrate3,1g chất xơ142mg kali2mg vitamin C
2. Những lợi ích sức khỏe hàng đầu của cà rốt
2.1 Cà rốt là nguồn carotenoid tốt cho sức khỏe
Carotenoid là khoáng chất vi lượng mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đúng như tên gọi, cà rốt rất giàu hợp chất thực vật được gọi là carotenoid – những hợp chất này tích tụ trong củ, phần mà chúng ta thích ăn nhất. Khoảng 80% carotenes trong cà rốt là một loại được gọi là beta-carotene và thường được gọi là t.iền vitamin A vì cơ thể chuyển đổi chúng thành vitamin A trong ruột. Phần lớn các carotenoid này nằm trong phần thịt hoặc phần bên ngoài củ chứ không phải lõi.
Cà rốt là nguồn giàu carotenoid trong chế độ ăn uống.
Carotenoid đóng một vai trò quan trọng đối với thị lực. Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A rất phong phú. Vitamin A có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng. Đặc biệt vitamin A có vai trò rất quan trọng cho mắt, ngăn ngừa chứng khô mắt dẫn đến khô kết mạc, nhuyễn giác mạc gây mù lòa.
Carotenoid cũng giúp duy trì một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, rất quan trọng đối với sức khỏe, sự lão hóa của da và hỗ trợ các màng niêm mạc trong các khu vực quan trọng như hệ hô hấp.
2.2 Cà rốt cung cấp chất xơ và các hợp chất bảo vệ thực vật
Cà rốt là một nguồn cung cấp chất xơ cũng như các hợp chất bảo vệ thực vật, bao gồm cả carotenoid cũng như vitamin C, tất cả đều góp phần vào đặc tính bảo vệ tim mạch. Đặc biệt lưu ý, cà rốt giúp điều chỉnh sự hấp thụ cholesterol và do đó có thể cải thiện sự cân bằng cholesterol. Hàm lượng dồi dào kali có trong cà rốt giúp cơ thể kiểm soát tốt chỉ số huyết áp bằng cách loại bỏ natri dư thừa. Mức natri trong cơ thể cao là một trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Tuy nhiên, phần lớn bằng chứng này có được từ các nghiên cứu trên động vật và cần nhiều thử nghiệm hơn trên người trước khi xác nhận lợi ích bảo vệ tim của cà rốt.
2.3 Ăn cà rốt là một lựa chọn trong chế độ ăn giảm cân
Ít calo và là một nguồn chất xơ tốt, nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn bao gồm nhiều loại rau củ củ như cà rốt sẽ giúp tăng cảm giác no và giảm lượng calo trong các bữa ăn tiếp theo giúp bạn đạt được mục tiêu kiểm soát cân nặng. Do đó, cà rốt là một lựa chọn hữu ích cho chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, một số phương pháp giảm cân, chẳng hạn như kế hoạch ăn kiêng rất ít carb, khuyên bạn nên tránh ăn cà rốt vì chúng đóng góp nhiều hơn trong cách cung cấp carbs đơn giản.
Cách tiếp cận này bỏ qua những lợi ích sức khỏe khác của cà rốt và thực tế là khi ăn sống sẽ giữ được nguyên vẹn cấu trúc, chất xơ và hàm lượng nước cao của cà rốt giúp hạn chế sự thèm ăn, trong khi vị ngọt tự nhiên của chúng có thể hữu ích khi giảm các loại đường khác trong chế độ ăn.
2.4 Cà rốt giàu chất chống oxy hóa
Các hợp chất bảo vệ thực vật, bao gồm carotenoid, acid chlorogenic và falcarinol có trong cà rốt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, thậm chí một số loại ung thư.
Ngoài ra, cà rốt chứa rất nhiều vitamin A rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin B6 có trong cà rốt đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng sinh tế bào miễn dịch và sản xuất kháng thể.
Các hoạt chất polyacetylenes, parotenoid và anthocyanins trong cà rốt là các chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Các chất chống oxy hóa trong cà rốt có tác dụng chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể.
2.5 Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Một nghiên cứu ở những phụ nữ trẻ ăn đủ cà rốt để cung cấp 15g chất xơ mỗi ngày trong khoảng thời gian 3 tuần đã báo cáo rằng chất xơ có khả năng lên men cao.
Hơn nữa, các nghiên cứu xác nhận loại rau này có vai trò t.iền sinh học, có nghĩa là chất xơ là nguồn cung cấp nhiên liệu tốt cho các vi khuẩn có lợi cư trú trong ruột. Nhiều vi khuẩn đường ruột sản sinh ra các acid béo chuỗi ngắn có lợi không chỉ cho đường ruột mà còn cho sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Theo một nghiên cứu năm 2014 điều tra dữ liệu từ 893 người, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carotenoid hơn có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những người có chế độ ăn nhiều chất xơ có nguy cơ ung thư đại trực tràng thấp hơn những người tiêu thụ ít chất xơ. Một củ cà rốt cỡ vừa chứa 1,7g chất xơ.
Thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy sức khỏe đường ruột.
2.6 Cà r ốt có chỉ số đường huyết thấp
Cà rốt có hương vị ngọt ngào và chứa đường tự nhiên. Carbohydrate chiếm khoảng 10% của một củ cà rốt, và gần một nửa trong số này là đường. 30% khác của hàm lượng carbohydrate này là chất xơ. Một củ cà rốt trung bình cung cấp 25 calo, là một loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và tương đối ít đường. Vì lý do này, nó đạt điểm thấp về chỉ số đường huyết (GI). Điều này có nghĩa là chúng không có khả năng gây tăng đột biến lượng đường trong m.áu và an toàn cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
3. Cà rốt có an toàn cho mọi người không?
Cà rốt có rất nhiều màu như đỏ, vàng, tía, cam… và cả màu trắng. Cà rốt đỏ có chứa lucopen, một dạng caroten có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim và ung thư. Cà rốt vàng giàu xantofin, bổ cho mắt. Cà rốt tía có chứa một loại sắc tố hoàn toàn khác là antoxian có tác dụng như chất chống oxy hóa mạnh. Lutein có nhiều trong cà rốt màu cam, một trong những sắc tố hoàn thành sắc màu của điểm đen trong võng mạc người.
Đối với đa số mọi người, cà rốt được coi là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, trừ khi bạn bị dị ứng với chúng.
Dị ứng với cà rốt dường như có nhiều khả năng xảy ra ở các khu vực châu Âu hơn những nơi khác trên thế giới và có thể liên quan đến phản ứng chéo giữa phấn hoa với thực phẩm.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều cà rốt vì lượng caroten có trong cà rốt sẽ không thể chuyển hóa thành vitamin A, gây ứ đọng ở gan, gây ra những chứng bệnh vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi…
Ăn quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến một tình trạng gọi là carotenmia, khiến da có màu hơi vàng. Tiêu thụ khoảng 1kg cà rốt ép hoặc sống mỗi ngày cũng có liên quan, trong một số trường hợp hiếm gặp, với chứng giảm bạch cầu (giảm lượng bạch cầu) và vô kinh (ngừng kinh).