Vì sao mang thai từ 13 tuần trở lên mới được tiêm vaccine Covid-19? Trường hợp không biết mang thai vẫn tiêm vaccine thì có nguy cơ gì? (Minh Hằng, 30 t.uổi, Bình Thạnh, TP HCM)
Trả lời:
Hầu hết các nước trên thế giới đều khuyến cáo tiêm vaccine phòng Covid-19 ở bất cứ t.uổi thai nào. Đồng thời, có thể có thai ngay sau tiêm vaccine Covid-19, không cần trì hoãn.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm khi thai từ 13 tuần trở lên do khuynh hướng thận trọng, vì ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng của thai.
Tuy nhiên, hiện các số liệu trên thế giới đều cho thấy tiêm vaccine phòng Covid-19 vào bất cứ thời điểm nào của thai cũng không làm tăng nguy cơ các bất thường trên thai. Do đó, nếu lỡ tiêm vaccine phòng Covid-19 trong ba tháng đầu của thai thì vẫn theo dõi như bình thường, và tiếp tục tiêm mũi thứ hai theo lịch hẹn.
Phụ nữ mang thai sau chuyển phôi IVF (thụ tinh ống nghiệm) thì thai kỳ cũng tương tự như người có thai tự nhiên. Do đó, phụ nữ mang thai sau IVF cũng tiêm vaccine Covid-19 như các thai phụ bình thường.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan
Trưởng khoa Y, Trưởng bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TP HCM
Tốc độ tiêm vaccine ở TP.HCM nhanh gấp 10 lần bình thường
“Có một số nơi, do sức hấp dẫn quá lớn của vaccine, bà con đến đông, chưa ổn lắm, khâu tổ chức có yếu kém nhất định, nhưng về cơ bản là người dân chúng ta tuyệt vời”, ông Đức nói.
Chiều 28/6, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch của thành phố. Cuộc họp được tổ chức sau khi thành phố hoàn tất chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.
Ông Đức cho biết chiến dịch tiêm chủng đã thành công với việc tiêm gần 800.000 liều vaccine cho các đối tượng ưu tiên, dù một hai ngày đầu có những vấn đề nhất định.
“Đâu đó, có một số nơi, do sức hấp dẫn quá lớn của vaccine, bà con đến đông, chưa ổn lắm, khâu tổ chức có yếu kém nhất định, nhưng về cơ bản là người dân chúng ta tuyệt vời. Mọi người hợp tác tốt. Không dễ nơi khác có thể làm được như TP.HCM”, Phó chủ tịch Dương Anh Đức chia sẻ.
Trong khoảng 830.000 người đã đến tiêm vaccine trong vòng 6 ngày qua, 731.984 người đã được tiêm. Hơn 96.000 người sau khi khám sàng lọc chưa được tiêm vì lý do sức khỏe. Có 2 trường hợp sốc phản vệ cấp độ 4 nhưng các y bác sĩ đã cứu thành công.
Phó chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức thông tin về tình hình chống dịch của TP. Ảnh: Ngọc Tân.
“Nói một cách thẳng thắn thì chậm hơn một ngày. Nhưng so với tốc độ bình thường của bất cứ đợt tiêm nào khác thì nó đều nhanh hơn gấp 10 lần. Tôi rất khâm phục nỗ lực của lực lượng y tế, lực lượng vũ trang và các địa phương”, Phó chủ tịch TP.HCM nói.
“Chúng tôi rất kỳ vọng tiêm vaccine cho người yếu thế, nhưng tỷ lệ đến điểm tiêm của nhóm này là ít nhất. Qua tìm hiểu thì nhiều người đã về quê”, ông Đức nói thêm.
Đề cập đến phương hướng giãn cách, chống dịch trong thời gian tới, ông Dương Anh Đức cho biết TP.HCM sẽ phân loại các địa phương theo mức độ nguy cơ. Các quận, huyện sẽ được phân thành 3 nhóm: Nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và có nguy cơ.
Ông Đức lưu ý rằng Bộ Y tế chia 4 cấp độ nguy cơ nhưng TP cảnh giác nên gộp “nguy cơ thấp” vào “có nguy cơ” thành một nhóm. Từ sự phân nhóm này, các địa phương sẽ phải đ.ánh giá, có biện pháp chống dịch phù hợp.
Cảnh đối lập ở nhà thi đấu Phú Thọ so với 2 ngày trước .
Sáng 26/6, điểm tiêm vaccine Covid-19 tại nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) không còn cảnh đông nghịt người. Lực lượng chức năng đã phân luồng, hướng dẫn giãn cách.