Giai đoạn trước, nhiều người dự báo “cái chết” của than đá đang đến gần thì tại thời điểm này, than đá lại đang trở thành mặt hàng “hot” với nhiều diễn biến đầy bất ngờ.
Theo đó, Trung Quốc phải tăng cường nhập khẩu than đá bởi sản lượng sản xuất than đá tại quốc gia này đã giảm mạnh. Điều này đã thúc đẩy giá than đá lên gần mức cao nhất trong vòng 18 tháng qua tại thị trường châu Âu. Giá than đá tại Australia cũng có sự tăng lần đầu tiên.
Trong khi đó, đầu năm nay, giá than đá đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Các nguyên nhân như biến đổi khí hậu, tuyên bố kết thúc kỷ nguyên vàng của các loại nhiên liệu tại Trung Quốc của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) là lý do khiến giá của mặt hàng này rơi xuống “thảm hại”.
Sự biến động của giá than đá trong vòng 1 năm qua
Nhu cầu tăng của của thị trường Trung Quốc cùng sự sụt giảm của sản lượng than đá đã đẩy giá than ngày càng tăng cao. Đà tăng giá này sẽ còn tiếp tục bởi các nhà đầu tư đang tận dụng cơ hội quý báu này.
Nhu cầu nhập khẩu than đá của Trung Quốc đang tăng cao
trong giai đoạn hiện nay
Sau đợt giảm giá suốt 4 năm qua thì sự tăng giá trở lại gần đây là bước ngoặt quan trọng đối với loại nguyên liệu quan trọng này – nhà phân tích Erik Stavseth của Arctic Securities (Olso) nhận định.
Hiện tượng thời tiết La Nina là nguyên nhân giúp giữ đà tăng hiện nay của than đá. Giai đoạn 2010-2011, hiện tượng thời tiết này gây mưa lớn và lũ lụt tại Australia và Indonesia – 2 quốc gia xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới. Nhóm nghiên cứu BMI Research của Fitch Group Inc. cũng cho rằng, chỉ cần một dự báo tiêu cực về La Nina thì giá than đá cũng có thể bị đẩy lên cao hơn nữa.
Khi vùng xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi dẫn đến sự thay đổi của các mô hình thời tiết trên phạm vi toàn cầu được gọi là hiện tượng La Nina được hình thành khi vùng xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi, khiến các mô hình thời tiết thay đổi trên phạm vi toàn cầu.
Ngày 9/9 vừa qua, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản thông báo có một La Nina đã hình thành và đến 70% nó sẽ hoàn thiện vào mùa đông năm nay. Trung tâm Dự báo Thời tiết của Mỹ lại hạ mức dự báo về hiện tượng này từ 75% trong tháng 6 xuống còn 35-45%. Australia cũng đánh giá khả năng xảy ra La Nina khoảng 50%.
Thực tế, Nhật Bản và Mỹ đã có nhiều dự báo khác nhau về tình hình khí hậu tại khu vực Thái Bình Dương. Cụ thể như năm 2014, Nhật Bản dự báo rằng hiện tượng thời tiết El Nino đã bắt đầu trong khi Mỹ và Australia tuyên bố điều ngược lại.
Tính từ đầu năm tới nay, kẽm là mặt hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhất với tốc độ 41% nhưng than đá hiện không còn cách kẽm quá xa. Trong quý IV/2016, các hợp đồng than đá giao tới Amsterdam, Rotterdam và Antwerp đã tăng 30%. Giá than đá tại Australia đã tăng 40%.
Hiện tượng La nina năm 2011 đã đẩy giá than đá tại Australia cao gần gấp đôi mức giá hiện nay.
Citigroup Inc. cũng dự báo rằng giá than đá có thể sẽ tăng 50% nếu La Nina gây mưa nhiều hơn dự tính.
Nhập khẩu than đá tại Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong tháng 8/2016 tính từ tháng 12/2014. Nhu cầu cao và giá cả tăng vọt của than đá khiến nhiều nhà khai thác và sản xuất đã hợp tác để cân bằng vấn trong vấn đề điều chỉnh sản lượng.
Công ty Coal India Ltd. Công ty khai thác than đá lớn nhất thế giới cho biết, sản lượng khai thác của họ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua bởi các cơn mưa lớn và các cuộc biểu tình yêu cầu giảm sản lượng. Các thợ mỏ của công ty này cũng đang lên tiếng yêu cầu tạo thêm việc làm và tăng lương.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học vẫn tỏ ra nghi ngờ về tác động thực sự của hiện tượng La Nina lần này.
Giám đốc Anthony Barnston của trường đại học Columbia University cũng đánh giá rằng tác động của hiện tượng La Nina lần này sẽ tương đối yếu.
Thực tế thì dù hiện tượng La Nina không xảy ra nhưng giá than đá vẫn có khả năng tiếp tục tăng.
Theo NDH