Nghiên cứu mới cho thấy căng thẳng thúc đẩy sự di căn của ung thư bằng cách khiến bạch cầu trung tính hình thành các cấu trúc tạo điều kiện cho bệnh lây lan.
Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giảm căng thẳng vào điều trị ung thư và gợi ý những phương pháp mới để ngăn chặn ung thư di căn.
Căng thẳng là điều không thể tránh được ở bệnh nhân ung thư. Vì vậy, điều rất quan trọng là hiểu được căng thẳng tác động lên họ như thế nào và tìm ra các phương pháp ngăn chặn sự lây lan của ung thư một cách hiệu quả. Ảnh: ScitechDaily
Phát hiện mới về mối liên hệ giữa sự căng thẳng và quá trình di căn ung thư
Căng thẳng là một khía cạnh không thể tránh khỏi của cuộc sống. Tuy nhiên, căng thẳng quá mức có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe của chúng ta. Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ và cũng có thể khiến ung thư lây lan. Đây là một thách thức đối với việc chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Cancer Cell tiết lộ rằng, căng thẳng thúc đẩy sự di căn của ung thư bằng cách khiến bạch cầu trung tính hình thành các cấu trúc tạo điều kiện cho bệnh lây lan. Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giảm căng thẳng vào điều trị ung thư và gợi ý những con đường mới để ngăn ngừa sự di căn của ung thư thông qua các liệu pháp nhắm mục tiêu.
Tác giả của nghiên cứu Xue-Yan He (Trợ lý Giáo sư về Sinh học và Sinh lý học Tế bào tại Trường Y thuộc Đại học Washington, Mỹ) cho biết: “Căng thẳng là điều chúng ta thực sự không thể tránh được ở bệnh nhân ung thư. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải hiểu căng thẳng tác động lên họ như thế nào”.
Sự di căn của ung thư phổi ở một con chuột trải qua các thí nghiệm được thiết kế để mô phỏng sự căng thẳng mà bệnh nhân ung thư phải trải qua. Ảnh: Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor
Giờ đây, nhóm nghiên cứu đã đạt được bước đột phá trong việc hiểu chính xác điều này. Họ phát hiện ra rằng căng thẳng khiến một số tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu trung tính hình thành các cấu trúc giống như mạng dính khiến các mô cơ thể dễ bị di căn hơn. Phát hiện này có thể chỉ ra các chiến lược điều trị mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của ung thư trước khi nó bắt đầu.
Các tác giả đã thử nghiệm và mô phỏng tình trạng căng thẳng mãn tính ở những con chuột mắc bệnh ung thư. Đầu tiên, họ loại bỏ các khối u phát triển ở ngực chuột và lây lan tế bào ung thư đến phổi của chúng. Tiếp theo, họ cho chuột tiếp xúc với căng thẳng. Đáng ngạc nhiên là các tổn thương di căn ở chúng lan rộng nhanh chóng và tỷ lệ di căn tăng gấp 4 lần.
Ung thư lây lan nhanh hơn và dữ dội hơn ở những con chuột bị căng thẳng (cột giữa) so với nhóm đối chứng (cột bên trái). Khi so sánh, các tế bào ung thư ở những con chuột bị căng thẳng được điều trị bằng enzyme có tên DNase I (cột bên phải) phần lớn không tăng sinh và việc điều trị đã làm giảm đáng kể tình trạng di căn do căng thẳng gây ra. Ảnh: Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các hormone gây căng thẳng có tên là glucocorticoid tác động lên bạch cầu trung tính. Những bạch cầu trung tính “bị căng thẳng” này hình thành các cấu trúc giống như mạng nhện gọi là NET (bẫy ngoại bào bạch cầu trung tính). Thông thường, chúng có thể bảo vệ chúng ta khỏi các vi sinh vật xâm nhập. Tuy nhiên, trong bệnh ung thư, NET tạo ra môi trường thuận lợi cho di căn.
Tiềm năng của các chiến lược điều trị mới cho bệnh nhân ung thư
Để xác nhận rằng căng thẳng kích hoạt sự hình thành NET, dẫn đến đẩy nhanh quá trình ung thư di căn, nhóm nghiên cứu đã thực hiện 3 thử nghiệm. Đầu tiên là loại bỏ bạch cầu trung tính khỏi chuột bằng kháng thể. Tiếp theo là tiêm thuốc phá hủy NET vào động vật. Cuối cùng là sử dụng những con chuột có bạch cầu trung tính không thể đáp ứng với glucocorticoid. Mỗi bài kiểm tra đều đạt được kết quả tương tự. Những con chuột bị căng thẳng không còn phát triển di căn nữa.
Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng căng thẳng mãn tính khiến sự hình thành NET làm thay đổi mô phổi ngay cả ở những con chuột không bị ung thư. Điều này có nghĩa giảm căng thẳng nên là một phần của việc điều trị và phòng ngừa ung thư.
Nhóm nghiên cứu cũng kỳ vọng, trong tương lai, các loại thuốc ngăn chặn sự hình thành NET có thể mang lại lợi ích cho những bệnh nhân bị ung thư chưa di căn. Những phương pháp điều trị triển vọng này có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư.
2 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khỏi bệnh nhờ vắc xin thử nghiệm
Hai bệnh nhân ở Mỹ bị ung thư di căn giai đoạn cuối được tiêm vắc xin ung thư thử nghiệm, đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Bệnh nhân ung thư di căn thường có cơ hội sống sót rất thấp. Với một số loại ung thư, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 6%, theo Mayo Clinic.
Cả hai bệnh nhân đều được tiêm một loại vắc xin – do Bệnh viện Mount Sinai nổi tiếng của Mỹ phát minh ra, giúp nhanh chóng làm tan khối u nguyên phát và dạy cho cơ thể cách săn lùng và t.iêu d.iệt các tế bào ung thư đã lan rộng ra nơi khác, theo Daily Mail.
Bà Stephanie Gangi, 66 t.uổi, bị ung thư vú di căn: Khỏi bệnh hoàn toàn
Sau hơn 20 năm chiến đấu với ung thư và 12 đợt phẫu thuật và điều trị tàn khốc, bà Stephanie Gangi, 66 t.uổi, đã sẵn sàng bỏ cuộc.
Khi các bác sĩ tìm thấy một khối u mới có kích thước bằng quả bưởi trên tuyến thượng thận của bà vào năm ngoái, bà không còn đủ sức vào hóa trị nữa, nên bà đã từ chối điều trị tiếp.
Hai bệnh nhân ung thư di căn giai đoạn cuối tiêm vắc xin ung thư thử nghiệm đã thuyên giảm trong vòng vài tháng. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thế là bác sĩ điều trị đã báo cho bà: Có một cuộc thử nghiệm lâm sàng đang bắt đầu và tôi nghĩ nó sẽ rất tốt cho bà.
Bà Gangi đã được đưa vào thử nghiệm ở New York (Mỹ) dành cho những bệnh nhân ung thư di căn khắp cơ thể và hầu như không thể chữa khỏi.
Bà Gangi được tiêm trực tiếp vắc xin vào khối u lớn nhô ra khỏi xương ức. Trong vòng 2 tháng, khối u đã hoàn toàn biến mất, theo Daily Mail.
Tiến sĩ Thomas Marron – thành viên của nhóm phát minh, cho biết “cảm giác giống như trúng số” khi ông nhìn thấy phim chụp cho thấy khối u tuyến thượng thận của bà Gangi đã biến mất.
Ông nói thêm: Khối u đó rất có thể đã cướp đi mạng sống của bà ấy.
Ông William Morrison, 53 t.uổi, bị ung thư m.áu di căn: Khỏi bệnh hoàn toàn
Ông Morrison, 53 t.uổi, đến từ New York (Mỹ), được chẩn đoán mắc ung thư m.áu vào năm 2017.
Mọi thứ trở nên tồi tệ nhất vào năm 2018, khi căn bệnh ung thư trở nên hung hãn hơn và lan đến háng và cổ.
Bệnh nhân ung thư di căn thường có cơ hội sống sót rất thấp. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ông đã thuyên giảm một thời gian ngắn nhờ hóa trị vào năm 2019, nhưng lại tái phát ngay khi bắt đầu đại dịch.
Chán nản vì điều này, ông đã đồng ý thử một phiên bản vắc xin thử nghiệm mới và cải tiến hơn vào năm 2020. Trong vòng 6 tháng, các khối u đã biến mất hoàn toàn, theo Daily Mail.
Vắc xin được tiêm trực tiếp vào các khối u, có nghĩa là những bệnh nhân hiện có khối ung thư bên ngoài sẽ có hiệu quả.
Vắc xin chứa liều lượng cao hơn của một loại protein tự nhiên giúp nhân nhanh số lượng tế bào đuôi gai trong cơ thể – còn được gọi là tế bào “giáo sư”. Chúng t.iêu d.iệt khối u và dạy các tế bào T trong cơ thể cảnh giác với các tế bào ung thư đã lan ra nơi khác.
Vắc xin mới nằm trong số hàng trăm loại vắc xin và thuốc điều trị ung thư thử nghiệm đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Vắc xin mới có tổng cộng 17 mũi tiêm vào khối u và thêm 8 mũi vào cánh tay trong vòng 6 tháng.