Loại lá quen thuộc mọc bạt ngàn ở Việt Nam được ví như ‘nhân sâm của người nghèo’

Có một loại cây rất quen thuộc với người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết về công dụng ‘vàng’ của nó đối với sức khỏe.

loai la quen thuoc moc bat ngan o viet nam duoc vi nhu nhan sam cua nguoi ngheo 72e 7112034

Ở nước ta nhiều nhà trồng đinh lăng làm cảnh nhưng ít ai biết được công dụng tuyệt đối với sức khỏe của loại cây này. Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms – một loài thực vật thuộc họ Araliaceae, được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thuốc và mang lại những hiệu quả điều trị tuyệt vời.

Trong đinh lăng có chứa saponin, alkaloid, glycoside, polyphenol, flavonoid, tannin, vitamin (C, B1, B2 và B6) và acid amin. Trong đó, saponin được coi là thành phần chính của P. fruticosa. Các hợp chất trên rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt là quá trình chống oxy hóa ở mô.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đinh lăng có rất nhiều tác dụng như: Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể; cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới; chống mệt mỏi, bổ dưỡng, tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon; tăng khả năng lao động, tăng cân; giải độc, mát gan…

Đặc biệt, gần đây các nhà khoa học đã chứng minh đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm, chống căng thẳng, cải thiện trí nhớ, chống oxy hóa, hạ đường huyết, bảo vệ gan, hạ lipid m.áu, kháng nấm và kháng khuẩn, theo Sức khỏe & Đời sống.

loai la quen thuoc moc bat ngan o viet nam duoc vi nhu nhan sam cua nguoi ngheo e58 7112034

Cây đinh lăng mọc nhiều nơi. Đặc biệt, từ lá, thân, rễ, củ đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Lương y Bùi Đắc Sáng – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội chia sẻ với Vietnamnet về tác dụng của cây đinh lăng:

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà. Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là “nhân sâm của người nghèo” bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới khỏi ốm.

Theo y học hiện đại, đinh lăng chứa các hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm. Củ có 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1, chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Toàn bộ cây đinh lăng đều dùng được. Người dân hái lá non thường dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt. Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.

Trong Đông y, lá đinh lăng có vị bùi, đắng, thơm, hơi mát có tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức. Lưu ý, khi bào chế nên rút bỏ lõi.

– Chữa lành vết thương: Với những vết thương ngoài da bị c.hảy m.áu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm m.áu và giúp vết thương mau lành.

– Bệnh thận: Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

– Rất lợi sữa: Đinh lăng là bài thuốc gọi sữa về cho phụ nữ sau sinh. Người dân lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch đun sôi, chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, hãm như nước chè để uống hàng ngày.

– Trị chứng mồ hôi trộm: Trẻ nhỏ nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

– Chữa một số bệnh tiêu hóa: Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nghiền lá cây đinh lăng thành bột mịn và vê lại, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

– Giảm sưng đau cơ khớp: Lấy khoảng 40g lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ dịu đi và mau lành.

Mặc dù đinh lăng tốt nhưng khi sử dụng chúng ta nên lưu ý, do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế. Khi chế biến củ đinh lăng nên bỏ lõi.

Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3-5 t.uổi trở lên, không nên dùng những cây quá gia cỗi.

Từ lâu đinh lăng được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Những người đang bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng đinh lăng với mục đích trị bệnh.

Loại lá thơm dễ tìm, giá rẻ lại bổ dưỡng như nhân sâm

Lá đinh lăng được biết đến là loại lá gia vị rất ngon và cũng rất bổ dưỡng.

Lá đinh lăng không chỉ quen thuộc trong ẩm thực mà còn là vị thuốc Đông y phổ biến. Cây đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương lâm, dùng để ăn gỏi hoặc nem. Dưới đây là những tác dụng của lá đinh lăng.

Tác dụng của lá đinh lăng

Báo VietNamNet dẫn lời bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, tư vấn, đinh lăng có khoảng 150 loài. Riêng ở Việt Nam khoảng 7-8 loại, cây đinh lăng lá nhỏ (còn được gọi là sâm Nam dương) là loại phổ biến nhất.

Lá đinh lăng được sử dụng nhiều trong bữa ăn hằng ngày ở các quốc gia nhiệt đới. Ở Indonesia, có món ăn gọi là Pecel dùng thảo dược này làm nguyên liệu chính, lá được trộn kèm với các loại rau khác và ăn với nước sốt đậu phộng. Mùi cay nồng của thảo dược tạo nên hương vị độc đáo cho món ăn.

Món Urab cũng dùng thảo dược này làm nguyên liệu chính, trộn thêm với lá lốt, dừa nạo, ớt và nước cốt chanh. Người Philippines có món cháo Arroz Caldo, sử dụng đinh lăng là gia vị cùng với bột nghệ.

Với cách bào chế hiện đại, đinh lăng được chứng minh nhiều tiềm năng chữa bệnh. Lá dược liệu này chứa 8 chất saponin oleanolic mới, tên là polysciosides A đến H và 3 saponin được biết đến. Rễ cây chứa chất saponin giống như sâm, vitamin B1, 2, 6, vitamin C và 20 axit amin thiết yếu.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí MDPI vào tháng 2/2023, dịch chiết ethanol từ lá đinh lăng liên quan đến tác dụng bảo vệ thần kinh qua trung gian glutamate. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của chiết xuất lá đinh lăng trong điều trị các bệnh lý thiếu m.áu não.

loai la thom de tim gia re lai bo duong nhu nhan sam 8a0 7077935

Lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe.

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí MDPI vào tháng 9/2023 về cơ chế chống oxy hóa và chống viêm từ dịch chiết lá đinh lăng. Đại học Khoa học và Công nghệ sinh học Hàn Quốc cho biết chiết xuất lipophilic từ dược liệu trên mang lại khả năng chống oxy hóa, chống lại stress.

Ngoài ra, các phân đoạn lipophilic từ lá đinh lăng có khả năng chống viêm khi điều hòa giảm mức độ của các yếu tố gây viêm trong các đại thực bào.

Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi nhận, dùng rễ đinh lăng để thông tia sữa, chữa căng vú.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng đinh lăng

Đinh lăng tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được.

Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, hiện không nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cây đinh lăng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng.

Những người đang bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng đinh lăng với mục đích trị bệnh.

Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo khi dùng nhiều đinh lăng sẽ lợi tiểu, gây hoa mắt chóng mặt, không nên uống thay nước lọc hoặc sử dụng kéo dài.

Trên đây là những tác dụng của lá đinh lăng và những điều cần lưu ý khi sử dụng đinh lăng. Hãy sử dụng cây đinh lăng đúng cách để nhận được những tác dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *