Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không lành mạnh, bị thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ.
Tuy nhiên, cha mẹ thường chủ quan, điều này thực sự là một sai lầm.
Trẻ bị táo bón nếu không được can thiệp kịp thời, để tình trạng bệnh kéo dài có thể sẽ gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe của trẻ như biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây trĩ, tắc ruột…
Nguyên nhân hay gặp gây táo bón ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, trong đó thường thấy là chế độ ăn không đủ chất xơ. Chất xơ rất quan trọng, vì sẽ giúp kích thích ruột hoạt động, tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn. Tất cả chúng ta đều cần ăn các thực phẩm nhiều chất xơ hàng ngày như rau củ, trái cây… Ăn thiếu chất xơ sẽ giảm kích thích ruột và gây ra táo bón.
Uống không đủ nước cũng khiến trẻ bị táo bón. Vì nước giúp làm mềm phân, sẽ khiến việc đại tiện dễ dàng và ít đau hơn.
Tuy vậy, nguyên nhân hay gặp khiến trẻ bị táo bón mà ít cha mẹ biết đó là trẻ nhịn đại tiện. Trẻ cố nhịn đại tiện do mải chơi, sợ đau do rách h.ậu m.ôn hoặc do nhà vệ sinh dơ, thiếu sự riêng tư… Việc nhịn đại tiện quá lâu sẽ khiến cho phân trở nên khô và cứng. Ngoài ra, thói quen này cũng khiến cho đường ruột quen với việc có khối phân lớn bên trong, nên sẽ không tạo nhu động ruột để tạo cảm giác muốn đi đại tiện
Ngoài ra, trẻ mắc một số bệnh lý như: Bệnh phình to đại tràng, giả tắc ruột mạn tính, hẹp đại tràng, hẹp trực tràng h.ậu m.ôn bẩm sinh, sẹo dính các dị tật h.ậu m.ôn trực tràng… cũng sẽ gây táo bón. Do bệnh của hệ thần kinh: Tổn thương vùng cùng cụt, thoát vị màng não tủy, bệnh não bẩm sinh, bại não… cũng gây táo bón. Do bệnh toàn thân như suy giáp trạng, tăng Ca trong m.áu… cũng dễ gây táo bón.
Bài Viết Liên Quan
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nuôi thành công con của chiến sĩ hải quân Trường Sa sinh non 27 tuần
- 4 điều cần lưu ý khi có cha mẹ già
- UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm thực trạng ‘tay ngang làm đẹp’
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.
Cách xử trí khi trẻ bị táo bón
– Khi trẻ bị táo bón, trước hết cha mẹ cần chú ý thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ. Thông thường nếu trẻ bị táo bón nhẹ hoặc trong thời gian ngắn sẽ giảm hoặc hết táo bón nếu cha mẹ áp dụng những lưu ý sau:
Với trẻ chưa cai sữa, có thể đ.ánh giá lượng sữa mà trẻ bú mỗi ngày. Ngoài ra, nên thay đổi chế độ ăn của người mẹ. Mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng và bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn. Thay đổi chế độ ăn của mẹ có thể cung cấp thêm các chất dinh dưỡng có lợi kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động.
Với trẻ lớn ăn dặm cần bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ. Các loại rau xanh, hoa quả chín: Rau lang, mồng tơi, củ khoai lang… là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Không nên cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga và hạn chế ăn bánh kẹo ngọt. Nếu trẻ không chịu ăn rau quả, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các chất xơ bằng các loại sinh tố từ rau củ quả.
– Cha mẹ có thể tập cho trẻ cách đi ngoài đều đặn để loại bỏ thói quen nhịn đi ngoài của trẻ. Hướng dẫn trẻ để chân và bàn chân thoải mái, hít sâu và nín thở trong khi rặn. Khen ngợi khi trẻ làm tốt để khích lệ và giúp trẻ ghi nhớ.
– Uống đủ nước sẽ làm giảm tình trạng táo bón. Việc bổ sung nước cũng tùy thuộc theo tình trạng bệnh của trẻ.
– Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ nên xoa bụng trẻ từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ, mỗi ngày xoa từ 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn. Bài tập đạp xe đạp: Giữ lấy 2 đầu gối của trẻ nhẹ nhàng, gập chân phải từ từ về phía vai phải sau đó duỗi thẳng chân và gập chân trái về phía vai trái theo cách tương tự.
– Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn bằng cách cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc tập thể dục, thể thao. Thói quen vận động không chỉ cải thiện thể lực và tăng khả năng phát triển cho trẻ nhỏ mà còn giúp kích thích cơ bụng, cơ h.ậu m.ôn vận động tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng táo bón.
– Nếu trẻ bị táo bón nghiêm trọng hoặc kéo dài kèm theo các triệu chứng: Gắng sức rặn khi đi ngoài, đi ngoài ra m.áu, cảm giác đi ngoài xong vẫn chưa hết phân và mót rặn, phải dùng các biện pháp hỗ trợ để đưa phân ra ngoài… thì cần được thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Để phòng ngừa táo bón ở trẻ, cha mẹ cần cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu chất xơ, đồng thời khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh, thói quen tích cực vận động, rèn luyện thể chất cũng giúp chống táo bón cho trẻ và hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện hơn.
Điều gì xảy ra với đường ruột khi bạn ngừng ăn thịt?
Bạn có thể ngăn ngừa viêm đường ruột, đầy hơi, bệnh tiểu đường nếu ngừng hẳn ăn thịt nhưng có một yếu tố bạn cần cân nhắc.
Hầu hết những người đam mê tập gym đều ăn thịt – được coi là nguồn protein tốt – để phát triển cơ bắp. Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Dani Levy-Wolins giải thích: “Thịt cung cấp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu đem lại năng lượng cho cơ thể như vitamin B, sắt và kẽm và nguồn cung cấp protein quan trọng”.
Tuy nhiên, với sự phổ biến của chế độ ăn chay, mọi người cũng bắt đầu tìm kiếm các nguồn protein thay thế như các loại đậu.
Thịt thường được coi là thực phẩm quan trọng trong bữa ăn. Ảnh minh họa: Delish
Tác dụng của ngừng, giảm ăn thịt
Giảm nguy cơ viêm ruột: Rất nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết sức khỏe đường ruột sẽ được cải thiện khi bạn ngừng hoặc giảm ăn thịt. Đầu tiên, bạn có thể giảm vi khuẩn gây viêm đường ruột. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học Dịch thuật đã tìm thấy mối liên hệ giữa tăng tiêu thụ protein động vật và bệnh viêm ruột. Đó là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, biểu hiện dưới dạng viêm mạn tính ruột.
Ngăn ngừa hội chứng rò rỉ ruột, táo bón và đầy hơi: Theo Cleveland Clinic, hội chứng rò rỉ ruột xảy ra khi niêm mạc ruột bị suy yếu khiến chất độc dễ xâm nhập vào m.áu, làm phát sinh các bệnh khác.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Gut, chế độ ăn nhiều thịt có thể góp phần dẫn đến chứng rò rỉ ruột, gây ra bệnh tiểu đường. Tiến sĩ Hariom Yadav, Đại học South Florida (Mỹ), chia sẻ: “Hệ vi sinh vật giúp dọn rác trong cơ thể và các sản phẩm dư thừa trong chế độ ăn uống của chúng ta, chẳng hạn như thịt. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng làm tăng lượng rác, ảnh hưởng hệ vi sinh vật. Điều này tạo ra tình trạng rò rỉ ruột và viêm nhiễm, cuối cùng gây ra bệnh tiểu đường”.
Thịt đỏ (bò, bê, lợn, cừu) bị coi gây ra vấn đề đối với đường ruột của bạn. Khi so sánh với thịt gà không da, cá và protein thực vật thì thịt đỏ – chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể tổn hại cho sức khỏe tim mạch.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì sức khỏe đường ruột có liên quan đến một số yếu tố như khả năng miễn dịch, bệnh tự miễn, sức khỏe tâm thần, ung thư, giấc ngủ và các vấn đề về tim. Tiến sĩ Maria Pena, Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, đ.ánh giá đặc tính gây viêm của thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng dễ dẫn đến táo bón và đầy hơi.
Bạn không nhất thiết phải bỏ ăn thịt mà chỉ cần chuyển sang ăn nhiều thịt trắng hơn, bổ sung thêm thực vật có protein. Ảnh minh họa: Healthyforlife
Bạn có nên ngừng ăn thịt hoàn toàn?
Đó là câu hỏi mà chỉ bạn mới có thể trả lời. Quyết định tùy thuộc vào mục tiêu sức khỏe, niềm tin và cảm nhận của bạn.
Trong khi đó, chuyên gia Dani Levy-Wolins cho rằng việc loại bỏ hoàn toàn thịt khỏi chế độ ăn uống cũng có nhược điểm, đặc biệt nếu không có thực phẩm thay thế cung cấp một số chất dinh dưỡng có trong protein động vật. Vị chuyên gia giải thích: “Bạn có thể rơi vào nguy cơ thiếu sắt hoặc B12, thiếu m.áu và teo cơ”.
Do đó, điều quan trọng là phải chú ý đến lượng thịt bạn tiêu thụ, không nên ăn nhiều. Chuyên gia dinh dưỡng Dana Ellis Hunnes nhận định ruột (và trái tim) sẽ biết ơn nếu bạn cho vào đĩa những thực phẩm nguyên chất nguồn gốc thực vật.
Nữ chuyên gia giải thích: “Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại hạt, rau, đậu đều được biết đến với công dụng cải thiện sức khỏe đường ruột vì có khả năng chống viêm và nuôi dưỡng vi khuẩn tốt cho đường ruột”.