Bạn hãy bắt đầu ngày mới vào buổi sáng với một nụ cười, động tác giãn cơ, tập thể dục nhẹ nhàng, uống nước ấm… để luôn khỏe đẹp.
Bài Viết Liên Quan
- Chế độ dinh dưỡng, cách phòng ngừa gai cột sống
- Từ tuổi 25 cần bổ sung ngay loạt thực phẩm tránh tình trạng nội tiết tố nữ ‘tụt dốc không phanh’
- Ai nên xét nghiệm chỉ số PSA tìm nguy cơ ung thư t.iền liệt tuyến
Thói quen ngồi thiền vào buổi sáng có thể giúp giảm căng thẳng. (Nguồn: Adobe Stock)
Mỉm cười, hít thở sâu
Khi bạn cười, não giải phóng các “hóa chất hạnh phúc” như dopamine và serotonin, có thể ngay lập tức cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
Hít thở sâu còn làm tăng hàm lượng oxy trong m.áu, thúc đẩy chức năng của các cơ quan trong cơ thể, làm đẹp da và giúp đối phó tốt hơn với nhiều thử thách.
Giãn cơ
Kéo giãn cơ không chỉ cải thiện tính linh hoạt của khớp, tăng cường độ đàn hồi của cơ mà còn thúc đẩy lưu thông m.áu, cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho toàn cơ thể.
Chuỗi hành động này tưởng chừng đơn giản nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sinh lực.
Tập thể dục nhẹ nhàng trong vài phút, sau đó uống nước
Tập thể dục nhẹ nhàng trong vài phút, sau đó uống một lượng nước theo nhu cầu, có thể kích hoạt các chức năng cơ thể tốt hơn và nâng cao hiệu quả của việc uống nước.
Cơ thể mất nước qua hơi thở, mồ hôi… trong đêm. Uống nước đầu ngày sau khi tập luyện có thể bổ sung lượng nước đã mất này và đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể loại bỏ độc tố, đ.ánh thức các cơ quan nội tạng, làm đẹp da.
Đọc sách hoặc thiền định
Đọc sách có thể mở rộng tầm nhìn và làm phong phú kiến thức. Trong khi thiền có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện khả năng tập trung, nâng cao khả năng tự nhận thức, lòng từ bi.
Tắm nước lạnh vào buổi sáng
Tắm nước lạnh vào buổi sáng giúp bạn tỉnh táo và tập trung suốt cả ngày. Tắm nước lạnh làm tăng tiết hormone norepinephrine, được giải phóng vào não, từ đó tăng cường năng lượng, sự tỉnh táo và tập trung.
Bạn chỉ cần chuyển nước ấm thành lạnh, tắm trong vài giây. Hãy cẩn thận để không bị cảm lạnh vào mùa Đông.
Lợi ích của việc ăn cà rốt vào mùa đông
Cà rốt là loại rau củ thường có trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Trong cà rốt có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những cơ quan quan trọng như mắt, da, hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào mùa đông.
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Cà rốt rất giàu beta-carotene, t.iền chất của vitamin A, đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là điều cần thiết trong những tháng mùa đông để chống lại cảm lạnh và cúm thông thường.
Hydrat hóa da
Không khí lạnh và khô của mùa đông có thể gây tổn hại cho làn da của bạn. Cà rốt chứa chất chống ôxy hóa và vitamin giúp tăng cường sức khỏe làn da, giúp giữ nước và rạng rỡ ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt.
Bảo vệ thị lực
Cà rốt có chứa nhiều beta-carotene và các chất chống ôxy hóa, góp phần duy trì thị lực tốt, điều này đặc biệt quan trọng khi thời gian ban ngày ngắn hơn trong mùa đông.
Tăng cường năng lượng
Cà rốt là nguồn năng lượng tự nhiên, cung cấp một lượng carbohydrate lành mạnh có thể giúp chống mệt mỏi và giúp bạn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.
Chất xơ tốt cho sức khỏe tiêu hóa
Duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh là rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
8% Kali và chất xơ có trong cà rốt sẽ hỗ trợ rất nhiều trong sự hoạt động hàng ngày của trái tim. Dưỡng chất này không chỉ giúp các mạch m.áu được thư giãn mà còn giúp huyết áp luôn trong tình trạng ổn định, hạn chế được các bệnh liên quan tới tim mạch như: nhồi m.áu cơ tim, co thắt cơ tim.
Cùng với thành phần chất xơ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, hỗ trợ làm giảm các Cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe con người.
Bổ sung cà rốt sao cho hợp lý?
Cà rốt là một loại rau củ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho cơ thể nhưng khi bạn sử dụng quá nhiều cà rốt trong một thời gian dài sẽ dẫn đến phản tác dụng. Bạn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ:
Bệnh vàng da, da chuyển màu vàng cam.
Chức năng của vitamin A bị hao hụt, rối loạn quá trình chuyển hóa vitamin A.
Thị lực suy giảm.
Hệ thống miễn dịch hoạt động kém.
Suy giáp.
Chính vì thế, bạn cần bổ sung cà rốt một cách hợp lý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng và tiêu thụ tối đa 100gr cà rốt mỗi khi chế biến món ăn với tần suất 3 đến 4 ngày trên tuần. Điều này không chỉ giúp bạn có một chế độ ăn uống khoa học mà còn giúp bạn có được một sức khỏe tốt và một vóc dáng dẻo dai, làn da sáng đẹp.
Về tổng thể, cà rốt là một loại rau củ sở hữu nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Nắm rõ được ăn cà rốt có tác dụng gì sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị một chế độ ăn uống hoàn hảo, khoa học nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bạn và người thân trong gia đình.