Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sâu răng tại Việt Nam có chiều hướng tăng dần và còn khá cao so với các nước trên thế giới.
Sâu răng không phải là bệnh cấp tính, nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và công việc. Phát hiện sớm các tổn thương sâu răng và điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả tốt cho điều trị về cả phương diện chức năng, thẩm mỹ và còn giảm được biến chứng tại răng cũng như toàn thân. Chính vì vậy, việc người bệnh đi khám định kỳ tại các cơ sở răng hàm mặt là việc làm rất cần thiết.
Biểu hiện của bệnh sâu răng
– Hay c.hảy m.áu khi chải răng
Sâu răng có thể gây ra tình trạng c.hảy m.áu khi chải răng. Nguyên nhân là do các dây thần kinh tại răng bị tổn thương, gây kích thích lợi. Ngoài ra, một số người cảm thấy lợi bị sưng, không đau, nhưng đó vẫn là tình trạng n.hiễm t.rùng, bởi lỗ sâu răng rất sâu, nó có thể gây tổn thương hoặc hoại tử dây thần kinh. Điều này sẽ gây ra tình trạng n.hiễm t.rùng tại dây thần kinh đó, dẫn đến sưng lợi.
Bài Viết Liên Quan
- Phát hiện dấu hiệu ung thư mắt từ những bức hình chụp hàng ngày của trẻ
- Thảo mộc trong món ăn của Ấn Độ giúp hâm nóng đời sống t.ình d.ục
- 7 thức uống tốt nhất cho người bệnh gan nhiễm mỡ
Phát hiện sớm các tổn thương sâu răng và điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả tốt cho điều trị về cả phương diện chức năng.
– Xuất hiện đốm trắng đục trên răng
Những đốm trắng đục trên răng là một trong những triệu chứng đầu tiên của sâu răng. Bởi các vi khuẩn sẽ làm mất các khoáng chất trong men răng. Đặc biệt là làm hao mòn canxi ở men răng.
– Hơi thở hôi hoặc có vị lạ trong miệng
Lỗ sâu răng có kích thước rất nhỏ, được tạo ra do axit và đường phá hủy lớp men răng. Sau đó, vi khuẩn sẽ tích tụ lại gây mùi hôi và vị lạ trong miệng.
– Ê buốt răng, tăng nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh
Mỗi chiếc răng đều có một sợi dây thần kinh bên trong, có nguồn m.áu cung cấp đến răng, giúp răng phát triển và thực hiện chức năng. Khi lỗ sâu phát triển lớn, dây thần kinh sẽ có khả năng bị lộ ra ngoài. Khi ấy, xuất hiện tình trạng ê buốt khi ăn uống đồ ăn lạnh, nóng, ngọt, chua và hết ê buốt ngay sau đó.
– Có biểu hiện đau răng
Đau răng thường là dấu hiệu của tình trạng sâu răng phát triển. Đặc biệt là khi răng bị hư tổn tiếp xúc với gì đó, chẳng hạn như thức ăn. Đôi khi bạn sẽ bị cơn đau nhói nhưng cũng có thể là cơn đau âm ỉ, kéo dài.
– Nhìn thấy đốm đen hoặc lỗ sâu trên răng
Tình trạng có đốm đen trên răng thì đó là dấu hiệu lỗ sâu đang phát triển. Một số trường hợp, lỗ sâu răng có thể khiến toàn bộ chiếc răng tối màu hơn, làm tăng nguy cơ răng bị gãy, vỡ. Có trường hợp nhìn thấy lỗ sâu có thể nhìn thấy trên răng khi các lỗ này xuất hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn trầm trọng hơn.
Tiến triển của bệnh sâu răng.
Khi nào sâu răng nên đi gặp nha sĩ?
Khi có các biểu hiện này cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt: Tình trạng đau răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày; Cường độ đau tăng dần; bị sốt, đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng.
Đối với các bệnh n.hiễm t.rùng răng, xác định sớm và điều trị đúng phương pháp rất quan trọng, vì việc này sẽ ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang các bộ phận khác của khuôn mặt.
Sâu răng cần làm gì?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng và mức độ nghiêm trọng để nha sĩ đưa ra cách chữa đau răng hiệu quả nhất. Kháng sinh sẽ được sử dụng trong các trường hợp n.hiễm t.rùng, kết hợp với các thủ thuật như: Điều trị tủy răng, hàn răng sâu, nhổ răng mọc ngầm mọc lệch… để loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây đau nhức răng.
Để phòng ngừa đau nhức răng, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bởi phần lớn các bệnh về răng miệng gây đau nhức răng đều phát sinh từ vấn đề vệ sinh không tốt. Chải răng đúng cách, sau khi ăn và trước khi đi ngủ với kem đ.ánh răng chứa fluoride. Nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn trong kẽ răng. Cần súc miệng với nước súc miệng hoặc nước muối hàng ngày. Đến gặp nha sĩ mỗi năm hai lần để kiểm tra tổng quát răng.
Khi các cơn đau nhức răng xuất hiện, để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt tránh tình trạng để cơn đau ngày càng tồi tệ hơn.
Nguy cơ sâu răng sớm ở t.rẻ e.m: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành.
Nguyên nhân t.rẻ e.m bị sâu răng
Theo các bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Bạch Mai), sâu răng sữa là một bệnh gây tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.
Các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi môi trường có pH
Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus Mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus… cũng gây sâu răng.
Sâu răng hiện nay là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở t.rẻ e.m (Ảnh: TL)
Bên cạnh đó, một số yếu tố có nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng ở t.rẻ e.m như:
– Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị huỷ khoáng hơn nên dễ bị sâu răng.
– Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng.
Ngoài ra, một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ… cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng ở trẻ.
– Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.
– Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.
Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
– Chế độ ăn nhiều đường: Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
– Vệ sinh răng miệng: Đóng vai trò quan trọng nhất, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giảm hoặc mất các tác động của các yếu tố gây sâu răng khác.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ nha khoa, một số dấu hiệu nhận biết sâu răng sớm ở trẻ có thể kể đến như: Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng đục hoặc nâu vàng (có thể quan sát khi răng ướt hoặc khi thổi khô răng), bề mặt men răng còn nguyên vẹn.
– X quang: Không có dấu hiệu đặc trưng trên X quang. Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng hoặc X quang.
– Triệu chứng cơ năng có thể có hoặc không có triệu chứng cơ năng.
– Nếu có thì biểu hiện: Ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào vùng tổn thương như nóng, lạnh, chua, ngọt… Khi hết kích thích thì răng hết ê buốt.
– Tổn thương mất mô cứng của răng có thể rất nhỏ, chỉ xác định được khi thăm khám với dụng cụ chuyên biệt của các bác sĩ nha khoa hoặc biểu hiện rõ hình ảnh lỗ sâu với các đặc điểm sau:
– Vị trí: Mặt nhai các răng hàm sữa, mặt gần – xa, mặt ngoài và mặt trong các răng.
– Độ sâu: Có thể chỉ tổn thương lớp men răng hoặc tổn thương đến lớp ngà răng.
– Đáy lỗ sâu: Có thể mềm có nhiều ngà mủn hoặc đáy cứng.có thể có màu vàng nâu hoặc màu đen tùy vào giai đoạn tiến triển của sâu răng
– X quang: Có hình ảnh thấu quang vùng tổn thương sâu răng.
Cách điều trị sâu răng ở trẻ
Để điều trị sâu răng ở t.rẻ e.m, theo các chuyên gia nha khoa cho biết, nếu thực hiện tốt việc tăng cường quá trình tái khoáng thì các tổn thương có thể tự phục hồi.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành.
Để điều trị sâu răng ở t.rẻ e.m, nhất là các trường hợp tổn thương sâu răng sớm cần tăng cường tái khoáng. Nên cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.
– Liệu pháp Fluor là dùng loại chất này có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc véc ni áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
– Bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.
– Bệnh nhân ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các khoáng chất để tái khoáng.
– Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.
Ngoài ra, các tổn thương sâu răng sớm nếu thực hiện tốt việc tăng cường quá trình tái khoáng thì các tổn thương có thể tự phục hồi.
Các trường hợp đã hình thành lỗ sâu nếu hàn phục hồi tốt đúng quy trình thì hoàn toàn có thể phục hồi được mô cứng của răng ngăn ngừa được các biến chứng viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng.