Cà phê, một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới, tiếp tục được chứng minh giá trị đối với sức khỏe thông qua một nghiên cứu đa quốc gia.
Một công trình vừa được công bố trên tạp chí y học BMC Medicine cho thấy thói quen uống cà phê hằng ngày sẽ giúp chúng ta chống lại nguy cơ béo phì và viêm xương khớp rất hiệu quả khi t.uổi tác lớn dần.
Đó là hai vấn đề gây ám ảnh với nhiều người ở độ t.uổi trung niên, đặc biệt là sau 50 t.uổi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và có thể gián tiếp dẫn đến nhiều hậu quả sức khỏe khác.
Cà phê có thể hỗ trợ chống béo phì và viêm xương khớp – Ảnh minh họa từ Internet
Dựa vào một số bằng chứng sơ khởi, nhóm nghiên cứu Anh – Đan Mạch – Mỹ – Thụy Sĩ – Hy Lạp, dẫn đầu bởi TS Loukas Zagkos từ Đại học Hoàng gia London (Anh) và TS Héléne T.Cronjé từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch), đã tìm hiểu tác động của cà phê lên 2 tình trạng nói trên.
Cà phê được chọn lựa để nghiên cứu vì là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất thế giới, dễ dàng đưa vào chế độ dinh dưỡng của mọi người và đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe ở nhiều mặt khác.
Tổng cộng dữ liệu của hơn 177.000 người bị viêm xương khớp và hơn 649.000 người đối chứng đã được đưa vào nghiên cứu. Các tình nguyện viên này có độ t.uổi từ 47-71.
Kết quả cho thấy những người có nồng độ caffeine dồi dào trong huyết tương – do thói quen uống cà phê hằng ngày – có nguy cơ bị viêm xương khớp thấp hơn 10% so với những người không uống hoặc hiếm khi uống.
Khoảng 1/3 tác động có lợi lên bệnh viêm xương khớp là tác động gián tiếp thông qua việc chống béo phì, bởi người uống cà phê đa phần có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn người không uống với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tương đương nhau.
Bởi lẽ, béo phì từ lâu đã được chứng minh là tác động bất lợi lên bệnh xương khớp, thúc đẩy tình trạng viêm.
Mức caffeine trong huyết tương càng cao – chứng tỏ uống cà phê, trà hay các chất giàu caffeine khác càng nhiều – thì BMI có xu hướng càng giảm.
Đây cũng không phải điều quá bất ngờ, bởi một số nghiên cứu trước đó cho thấy các hợp chất có lợi trong cà phê thúc đẩy quá trình chuyển hóa được tốt hơn, giúp giảm béo, giảm mỡ hiệu quả.
Vì vậy, các tác giả kết luận việc duy trì thói quen uống cà phê đều đặn là một trong những biện pháp dễ làm để tự bảo vệ sức khỏe.
Xét về tác động trên diện rộng, sự phổ biến của cà phê góp phần giảm gánh nặng toàn cầu về béo phì và viêm xương khớp, nhất là trong bối cảnh dân số thế giới đang già hóa.
Bất ngờ với số ly cà phê nên uống để chống cao huyết áp
Trái với suy nghĩ thông thường, cà phê thực sự có tác động tích cực đến người bệnh cao huyết áp.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Clinical Hypertension bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa Ewha Womans và Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc) đã xem xét tác động của số ly cà phê uống mỗi ngày lên bệnh cao huyết áp.
Cà phê có lợi đối với người có nguy cơ hoặc đã bị bệnh cao huyết áp với một số lượng nhất định – Ảnh minh họa từ Internet
Dữ liệu của hơn 12.000 người – được thu thập bởi Chương trình Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng Hàn Quốc (KNHANES) – đã được đem ra phân tích.
Họ được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là những người uống trung bình 2 ly cà phê mỗi ngày hoặc ít hơn; nhóm thứ 2 uống trung bình hơn 2 ly cà phê mỗi ngày.
Trước đó, có nhiều mối quan tâm được đặt ra về việc tiêu thụ cà phê đối với người có nguy cơ mắc cao huyết áp cũng như diễn tiến của bệnh.
Nhiều người lo ngại rằng caffeine có thể gây rủi ro cho người bệnh cao huyết áp hoặc uống quá nhiều sẽ thúc đẩy căn bệnh này, nhưng một số bằng chứng khác cho thấy dường như nó vô hại.
Do vậy, nhóm tác giả Hàn Quốc quyết định so sánh tác động dựa trên lượng cà phê uống vào.
Với sự chênh lệch tối thiểu giữa hai nhóm, tác động đã khác biệt rõ rệt. Với những người tiêu thụ trên 2 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ cao huyết áp đã giảm đi 15% so với mức 2 ly; tỉ lệ này có thể tăng lên tới 24% với người cao t.uổi.
Theo các tác giả, mối lo ngại thông thường của bệnh nhân cao huyết áp khi uống cà phê đến từ việc caffeine thực sự gây tăng huyết áp cấp tính, thông qua tác động kích thích phản ứng hormone cortisol ở tuyến yên.
Tuy nhiên, nếu uống cà phê như một thói quen, người uống sẽ có khả năng chịu được tác dụng cấp tính. Không chỉ thế, một tập hợp các hormone điều hòa ngược lại giúp họ duy trì mức huyết áp tốt hơn khi tiếp xúc với caffeine so với người bình thường.
Về lâu dài, cà phê chứa nhiều chất xơ hòa tan, các chất chống oxy hóa nhóm polyphenol và kali, đều là những thứ có lợi trong việc giúp ổn định huyết áp.
Do vậy, nếu một người thường không uống cà phê đột ngột uống một lần quá nhiều, điều đó có thể gây rắc rối nhất là khi họ bị cao huyết áp. Nhưng nếu đó đã là thói quen, cà phê sẽ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc ổn định mức huyết áp ở người đã bị bệnh.
Tất nhiên nếu bạn là bệnh nhân, tuân thủ điều trị bằng thuốc là điều cần thiết, song song với thay đổi chế độ tập luyện, ăn uống – bao gồm bổ sung đều đặn những thực phẩm có lợi cho bệnh trạng và giảm muối.