Theo thống kê từ một số cơ sở y tế, thời gian gần đây tỷ lệ người bệnh mắc cúm A nhập viện điều trị tăng cao, điều này khiến nhiều người lo lắng.
Trước khi nhập viện điều trị, bà Bùi Thị Mai (59 t.uổi, Thái Nguyên) xuất hiện tình trạng sốt, hắt hơi, sổ mũi. Ban đầu, bà chủ quan nghĩ mắc cảm sốt thông thường nhưng sau vài ngày, bà Mai thấy tức ngực, khó thở.
Bà được người thân đưa đến bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp tiến triển trầm trọng, phải đặt ống thở máy. Kết quả xét nghiệm cho thấy bà Mai bị cúm A.
Bà Mai có bệnh nền béo phì, tiểu đường và tăng huyết áp. Do đó, khi mắc cúm A, sức khỏe bệnh nhân tiến triển xấu rất nhanh, đặc biệt là tổn thương ở phổi.
Hiện, tình trạng phổi của bà Mai vẫn kém, phải phụ thuộc hoàn toàn vào thở máy. Bên cạnh đó, bà cũng gặp tình trạng sốc n.hiễm t.rùng, phải duy trì thuốc vận mạch để đảm bảo huyết áp.
Bài Viết Liên Quan
- Người bệnh tiểu đường nên uống thứ này vào buổi sáng để kiểm soát đường huyết
- Nắm được 2 giai đoạn phát triển chiều cao vượt trội của bé, cha mẹ sẽ biết phải làm gì để con trở thành “siêu mẫu”
- Vì sao cứ chuyển mùa, nhất là trong tiết trời hanh khô là da mặt lại tróc đầy vảy trắng vào mỗi sáng?
Người bệnh mắc cúm A dễ chuyển xấu khi có sẵn bệnh lý nền.
Gặp tình trạng tương tự, ông Trần Văn Kiên (50 t.uổi, Hà Nội) mắc cúm A, t.iền sử suy thận mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường, biến chứng tai biến mạch m.áu não. Hình ảnh phổi của người bệnh trên phim chụp X-quang cho thấy trắng xóa, tổn thương 50-60%.
Theo ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tổn thương phổi là tình trạng nặng nhất của bệnh nhân Kiên ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh thở máy, người bệnh này cũng phải được lọc m.áu liên tục.
Sau hơn 10 ngày điều trị tích cực, các chức năng về hô hấp của bệnh nhân 50 t.uổi đã được hỗ trợ bằng máy thở, tạm thời ổn định nhưng tiên lượng vẫn rất nặng nề, cần có thời gian điều trị lâu dài.
Bác sĩ Phúc cho biết, một tháng trở lại đây, số ca cúm A vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gia tăng nhanh chóng. Hiện cơ sở này đang điều trị cho hơn 15 bệnh nhân cúm A nặng, trong số đó có 8 bệnh nhân có bệnh lý nền. Riêng tại Khoa Hồi sức tích cực (cơ sở Kim Chung), có 3 trong số 4 ca cúm A nặng phải thở máy. Các ca này đều có bệnh nền.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong số các trẻ đến thăm khám có chỉ định làm xét nghiệm mỗi ngày, có khoảng 100 – 150 trường hợp có kết quả mắc cúm, chủ yếu là cúm A. Trong đó, 15% ca nặng phải nhập viện điều trị.
Riêng tại Trung tâm bệnh nhiệt đới của bệnh viện này hiện đang điều trị hơn 70 ca mắc cúm, chiếm gần 1 nửa số bệnh nhi tại đây. Phần lớn bị biến chứng viêm phổi, phải thở oxy. Thậm chí có 2 ca suy hô hấp, đang phải thở máy do nhiễm cúm trên nền bệnh tim và thuyên tắc động mạch phổi. Ngoài ra, 1 số bị viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim.
TS Vũ Ngọc Long, Phó trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình cúm ở nước ta trong những tuần gần đây mặc dù có sự gia tăng nhưng chưa phải bất thường. Miền Bắc đang trong giai đoạn thời tiết giao mùa Đông Xuân, nhiệt độ thay đổi thất thường, lúc ấm, lúc lạnh thuận lợi cho bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có các tác nhân gây bệnh cúm.
Kết quả giám sát các trường hợp cúm cho thấy, các chủng virus cúm hiện đang lưu hành ở nước ta vẫn là các chủng virus gây bệnh cúm mùa, trong đó chủ yếu là các chủng cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B, hiện chưa ghi nhận các chủng virus cúm có độc lực cao lây truyền từ gia cầm sang người như cúm A(H5N1), A(H5N6) hoặc A(H7N9).
Để phòng bệnh cúm, bác sĩ lưu ý, những người có bệnh nền, t.rẻ e.m nên tiêm vaccine phòng cúm; tránh nơi đông người vì cúm có thể dễ dàng lây qua đường hô hấp.
Người dân cũng cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
Người dân cần tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Cha mẹ nên xử trí thế nào khi trẻ bị chảy mũi?
Chảy mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi. Nếu không được chăm sóc và điều trị có thể dẫn đến viêm tai giữa và viêm phế quản.
Chính vì vậy, việc xử trí chăm sóc đúng khi trẻ bị chảy mũi là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân khiến trẻ chảy mũi
Khi trẻ bị chảy mũi là có sự mất cân bằng giữa dịch sản xuất ra và dịch được hấp thu qua niêm mạc mũi, đây là hiện tượng viêm. Khi môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm, bên cạnh các nguyên nhân gây viêm mũi thường gặp là virus, vi khuẩn, dị vật… còn có thể do dị ứng bụi, hóa chất, nấm mốc…
Như vậy, phải biết được hiện tượng chảy mũi là do nguyên nhân gì thì mới có cách xử lý phù hợp, việc tự điều trị, điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nặng nề và khó khăn trong xử trí của các bác sĩ sau này.
Phát hiện sớm khi trẻ bị chảy mũi
Khi trẻ bị chảy mũi nghĩa là trẻ có một trong những biểu hiện sớm của viêm đường hô hấp trên. Việc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần quan sát dịch mũi để biết và cung cấp thông tin cho bác sĩ tai mũi họng.
– Nếu trẻ bị chảy mũi dịch trong: Thường là bệnh mới xuất hiện dưới 1 tuần, nguyên nhân đa phần là do virus hoặc nhiễm lạnh.
– Nếu trẻ bị chảy mũi vàng xanh: Là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc bệnh đã diễn biến trên 1 tuần.
– Nếu trẻ bị chảy mũi nâu đỏ lẫn m.áu, mùi thối, một bên: Coi chừng dị vật mũi.
Phát hiện dấu hiệu chảy mũi đôi khi cũng khó đối với ông bà, cha mẹ vì:
– Nếu chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước, cha mẹ rất dễ phát hiện, nên trong trường hợp này ít khi trẻ bị các biến chứng của viêm mũi.
– Thông thường sẽ không phát hiện được khi nước mũi chảy ra phía sau, rồi rơi xuống họng. Những trường hợp này xảy ra khi hốc mũi bị phù nề nhiều, cản trở chảy ra trước, hoặc khi bị viêm hệ thống xoang sau. Lúc này trẻ có cảm giác vướng họng hay phải ho, khạc đờm, buồn nôn hay nôn.
– Nếu nghi ngờ có thể lấy tay giữ chặt miệng trẻ trong 10 giây, sẽ nghe tiếng hít vào của trẻ có tiếng dịch mũi.
Chảy mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi. Ảnh minh họa.
Xử trí thế nào khi trẻ bị chảy mũi?
Ngoài việc thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cũng cần chăm sóc và xử trí đúng khi trẻ mắc phải căn bệnh này.
– Vệ sinh mũi họng
Việc vệ sinh mũi họng vô cùng quan trọng, có thể nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% rồi nói trẻ hít vào nhẹ nhàng (nếu trẻ hợp tác). Nếu trẻ không hợp tác thì sẽ nhỏ và giữ chặt miệng cho trẻ hít vào, hy vọng sẽ làm sạch được tác nhân gây bệnh mà không nên xịt rửa.
– Bổ sung đủ nước và khoáng chất cho trẻ
Việc bổ sung đủ nước cho trẻ như: Cho trẻ bú sữa nhiều hơn ở giai đoạn bú mẹ, uống thêm nước lọc, nước trái cây và các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp ở trẻ lớn… Điều này sẽ giúp cho dịch mũi của trẻ trở nên loãng hơn, dễ dàng được mũi vận chuyển ra phía sau họng hoặc đưa ra ngoài tạo thành dử mũi.
– Tư thế ngủ
Kê cao đầu khoảng 15 độ trong khi ngủ sẽ giúp cho dịch mũi dễ dàng chảy ra ngoài và không làm trẻ bị nghẹt mũi, giúp trẻ dễ chịu và cũng tốt hơn cho việc hít thở. Theo Hiệp hội Nhi khoa, tư thế ngủ cao đầu chỉ áp dụng được cho trẻ từ 2 t.uổi trở lên.
– Sử dụng tinh dầu tràm như thế nào?
Nhiều người khi thấy trẻ bị chảy mũi thì cho rằng trẻ bị lạnh và đã sử dụng tinh dầu tràm để bôi vào mũi cho trẻ. Tuy nhiên, phải lưu ý không được sử dụng cho trẻ dưới 2 t.uổi, vì có thể gây co mạch não giữa, trẻ có thể t.ử v.ong hoặc bị bỏng da.
Có thể dùng tinh dầu tràm massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vùng bàn chân, bụng và lưng cho trẻ, điều này sẽ giúp cơ thể trẻ luôn ấm, không bị lạnh, ngoài ra còn phòng chống côn trùng và kháng khuẩn. Cũng không nên dùng nhiều, cha mẹ lấy một xíu ra tay mình rồi xoa nhẹ nhàng. Tuy nhiên, với một số trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng thì không khuyến khích thực hiện, vì có thể gây kích ứng lên da của trẻ.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm
Chảy mũi ở trẻ do sự rối loạn trong quá trình làm ấm và làm ẩm không khí của mũi. Máy tạo độ ẩm thích hợp cho việc tạo độ ẩm phù hợp với khoang mũi họng, độ ẩm sẽ giúp làm ẩm và lỏng dịch mũi, qua đó dễ làm sạch dịch tiết từ mũi, giúp mũi trẻ không bị khô rát và nghẹt, mũi của trẻ sẽ thông thoáng dễ thở hơn.
Khi nào trẻ bị chảy mũi cần nhập viện?
Cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để thăm khám khi trẻ có biểu hiện chảy mũi kéo dài trên 2 ngày, xuất hiện thêm ho hoặc do các nguyên nhân:
Dị vật mũi.
Trẻ sốt>= 38,5 độ C.
Trẻ bỏ ăn, bỏ bú.
Chảy mũi nhiều, mũi vàng xanh trong nhiều ngày.
Chảy mũi kèm theo ho có đờm, ho kéo dài.
Trẻ khó thở hay tím tái vùng môi và các đầu ngón tay.
Để phòng tránh chảy mũi ở trẻ khi thời tiết lạnh, cần mặc đủ ấm và mặc ấm đúng cách cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vệ sinh nơi ở đảm bảo nơi ở và sinh hoạt luôn thông thoáng, sạch sẽ. Cần cho trẻ tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói thuốc… Tuyệt đối không sử dụng nước muối xịt rửa mũi.