Giấc ngủ ngon giúp bạn phục hồi sức lực sau một ngày dài. Tuy nhiên, một số người lại liên tục trở mình làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu cho thấy mỗi người dành 1/3 thời gian trong đời chỉ để ngủ, điều này phần nào chứng minh giấc ngủ có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống và sức khỏe.
Tuy nhiên, áp lực của cuộc sống hiện đại ngày càng có nhiều người rất khó có một giấc ngủ ngon, họ thường xuyên bị mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.
Đối với những người bị thiếu ngủ, thói quen ngủ không tốt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần vào ngày hôm sau mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, trầm cảm.
Với những người thích thường xuyên thay đổi tư thế ngủ thì chất lượng giấc ngủ của họ có kém hơn những người luôn giữ tư thế ổn định không? Dưới đây là câu trả lời của chuyên gia:
Tại sao một số người trở mình liên tục khi ngủ?
Theo bác sĩ Nerina Ramlakhan, chuyên gia về giấc ngủ ở Anh, có 3 lý do chính khiến bạn không ngừng trở mình trong giấc ngủ.
Đầu tiên, tình trạng đó liên quan tới giấc mơ của mỗi người. “Khi ngủ, bạn có thể mơ thấy mình đang chạy và cố gắng để thực hiện hành động đó”, bác sĩ Ramlakhan giải thích.
Yếu tố thứ hai tác động tới sự bất an của bạn khi ngủ là tình trạng thiếu nước. Bởi vậy, trước khi đi ngủ, bạn nên uống một cốc nước nhỏ. Không uống đủ nước cũng có thể gây co rút chân tay hoặc đau cơ đột ngột.
Ngoài ra, cơn giật đầu giấc ngủ cũng là một lý do khiến bạn trở mình. Hiện tượng này xảy ra khi bạn đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Bạn có thể cảm thấy mình đang rơi xuống một khoảng không vô hình và giật mình tỉnh giấc.
Bạn gặp phải hiện tượng trên do căng thẳng, sử dụng đồ uống có caffeine, hút thuốc, tập thể dục cường độ mạnh sát giờ đi ngủ, thiếu ngủ.
Tiêu chuẩn cho một giấc ngủ ngon là gì?
Nhiều người vẫn chưa hiểu thế nào là ngủ ngon, cứ nghĩ rằng hễ cứ lúc nào buồn ngủ thì lên giường ngủ là được. Trên thực tế, có 3 tiêu chí để đ.ánh giá giấc ngủ của bạn có đủ chất lượng hay không, bao gồm:
– Thời gian chìm vào giấc ngủ trong vòng nửa tiếng.
– Bạn không bị tỉnh giấc giữa đêm trong khi ngủ.
– Bạn có thể ngủ 85% thời gian trên giường thay vì dùng điện thoại hay làm những việc khác.
Nếu giấc ngủ của bạn có thể đáp ứng các điều kiện này, điều đó có nghĩa là chất lượng giấc ngủ của bạn rất tốt, cơ thể bạn cũng rất khỏe mạnh, và nó cũng giúp kéo dài t.uổi thọ.
Ngược lại, nếu chưa đạt đủ tiêu chuẩn thì bạn phải chú ý điều chỉnh lại giấc ngủ của mình.
Làm ấm bàn chân bằng cách đi tất có thể giúp giấc ngủ ngon và chất lượng hơn
Đi tất giúp bàn chân ấm lên, thúc đẩy cơ thể phải điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn, thư giãn hơn, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và chất lượng hơn.
Người trẻ t.uổi đi tất trong môi trường mát mẻ có tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ. (Nguồn: Shutterstock)
Theo TS. Biquan Luo, một nhà khoa học y sinh, chìa khóa để có giấc ngủ ngon và chất lượng nằm ở việc làm ấm bàn chân để giảm nhiệt độ cơ thể.
Luo nói với Fox News: “Làm ấm bàn chân có thể có tác động tích cực đến giấc ngủ với nhiều người, chủ yếu là do tác dụng của nó trong việc thúc đẩy nhiệt độ cơ thể được điều chỉnh thấp hơn và thư giãn”.
Theo chuyên gia này, nhiệt độ cốt lõi của cơ thể là công cụ điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức.
Cô giải thích: “Khi chúng ta ngủ, nhiệt độ cơ thể giảm xuống tự nhiên như một phần của nhịp sinh học. Sự sụt giảm này xảy ra khi bắt đầu ngủ và đạt mức thấp nhất vào những giờ sáng sớm”.
Vài nghiên cứu ủng hộ tuyên bố này của Luo. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhân chủng sinh lý học, 6 nam thanh niên được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: mang tất và không mang tất khi đi ngủ.
Các nhà nghiên cứu đã ghi lại tất cả số liệu, chẳng hạn hiệu quả của giấc ngủ, tổng thời gian ngủ, số lần thức dậy, thức dậy sau khi bắt đầu ngủ và thời gian thức dậy trung bình.
Ngoài ra, một bảng câu hỏi về chất lượng giấc ngủ được thu thập sau khi những người tham gia nghiên cứu thức dậy vào buổi sáng.
Kết quả cho thấy ở nhóm mang tất, thời gian chìm vào giấc ngủ ngắn hơn trung bình 7,5 phút, tổng thời gian ngủ dài hơn 32 phút, số lần thức giấc ít hơn 7,5 lần và hiệu quả giấc ngủ cao hơn 7,6%.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Làm ấm bàn chân bằng cách sử dụng tất đi ngủ trong môi trường mát mẻ có tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ bằng cách khởi phát giấc ngủ ngắn hơn, thời gian ngủ kéo dài hơn và giảm tình trạng thức giấc trong khi ngủ nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt độ cốt lõi của cơ thể”.
Một nghiên cứu khác chứng minh rằng, làm ấm chân 20 phút trước khi đi ngủ giúp giảm triệu chứng mất ngủ.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những bệnh nhân cao t.uổi bị mất ngủ không gặp bất kỳ thay đổi nào khi tăng cường kỹ thuật làm ấm chân. Điều này cho thấy rằng, t.uổi tác có thể đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả của tác dụng làm ấm chân với giấc ngủ.