Buộc tóc đuôi ngựa là kiểu tóc dễ dàng và thiết thực nhất. Tuy nhiên, kiểu tóc phổ biến này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây đau nửa đầu, làm tổn thương da đầu, rối tóc…
Bài Viết Liên Quan
- Hà Nội vào cao điểm dịch tay chân miệng
- Khoa học chứng minh năm loại thực phẩm giảm cân này vô tác dụng
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày nên ăn uống như thế nào?
Ảnh minh họa
Gây đau nửa đầu: Buộc tóc đuôi ngựa chặt hoặc trong thời gian dài gây cảm giác căng khiến các dây thần kinh bị đau. Dù tóc không có cảm giác đau, nang tóc có các dây thần kinh rất nhạy cảm, có thể cảm nhận sự đau đớn.
Làm tổn thương da đầu: Buộc tóc đuôi ngựa chặt thường xuyên cũng làm da đầu, đặc biệt vùng da quanh các nang tóc, chân tóc bị đau. Mỗi dây thần kinh gắn với một sợi tóc đều bị ảnh hưởng khi bạn buộc kiểu tóc này.
Gây đau lưng: Tóc đuôi ngựa có thể gây căng thẳng cho da đầu, nhất là với người có tóc dày. Khi cơn đau xuất hiện, nó có thể lan xuống cổ và lưng.
Kéo căng da mặt: Buộc tóc đuôi ngựa quá thường xuyên cũng không tốt cho da vì làm da mất đi độ đàn hồi, theo thời gian có thể làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Làm rối tóc: Buộc tóc đuôi ngựa trong một thời gian dài có thể gây ra ma sát và căng thẳng cho tóc.
Tóc dễ gãy rụng: Buộc tóc chặt và cao liên tục bằng dây chun sẽ làm tóc yếu đi. Lực căng có thể làm đứt các sợi tóc. Tình trạng sẽ tệ hơn khi bạn buộc tóc đuôi ngựa đi ngủ.
Khiến tóc rụng: Rụng tóc do kéo tóc (traction alopecia) là tình trạng rụng tóc thường xảy ra ở đường chân tóc ở vùng trán và thái dương, quanh tai… Nguyên nhân là bởi tóc bị kéo lâu ngày do buộc chặt.
Những điều cần biết về làm đẹp bằng chỉ sinh học
Theo bác sĩ thẩm mỹ Mai Huy Huân, chỉ thẩm mỹ có ba tác dụng chính: trẻ hóa da, làm đầy vùng khuyết hõm và nâng cơ, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ thời điểm sử dụng cũng như những tác dụng phụ của phương pháp này.
Theo BS. Mai Huy Huân, phương pháp ứng dụng chỉ sinh học được coi là một bước tiến lớn trong lĩnh vực thẩm mỹ. Gọi là “chỉ” bởi vì vật liệu này là một sợi nhỏ, hình dạng giống với sợi chỉ khâu vết thương. Độ dài của chỉ thẩm mỹ từ 3 – 20cm, và gắn kèm theo mỗi sợi chỉ là một dụng cụ bằng kim loại có hình dạng giống cây kim, vì vậy, càng có lý do để gọi loại vật liệu làm đẹp này là chỉ.
Có 2 chất hóa học hữu cơ được sử dụng phổ biến để sản xuất chỉ: (1) polydioxanone, viết tắt PDO; và (2) polycaprolactone, viết tắt PCL. Đây cũng là 2 chất mà y khoa sử dụng để sản xuất chỉ khâu vết thương bên trong cơ thể (chỉ tự tiêu).
Cơ chế tác dụng của PDO và PCL là vật chất lạ đối với cơ thể, vì vậy, khi cấy các sợi chỉ (kích thước nhỏ hơn sợi tóc, dài 2-3 cm) vào da, hệ thống miễn dịch sẽ có hoạt động đào thải. Hoạt động này sẽ gây nên viêm nhẹ tại mô, nơi sợi chỉ hiện diện kéo theo một loạt hiện tượng xảy ra, trong đó có sự tăng hoạt động sản xuất của một loại tế bào có nhiệm vụ sản xuất sợi collagen và elastin, tên là “nguyên bào sợi”. Khi các sợi này được sản xuất tăng lên thì da sẽ căng hơn, đàn hồi hơn. Ngoài việc tăng sinh sợi, quá trình viêm còn làm tăng sự đổi mới tế bào, khiến cho da trắng hơn, sáng hơn, kết quả là làn da trẻ trung hơn.
Ngoài tác dụng trẻ hóa da như trên, người ta còn sản xuất một số loại chỉ có kích thước lớn hơn: chỉ dùng để làm đầy những vùng khuyết lõm, như làm đầy rãnh cười, thái dương hoặc nâng cao mũi. Kích thước và hình dạng loại chỉ này giống như que tăm, ở dạng một sợi đơn hoặc một chùm 10 sợi nhỏ; sợi chỉ dùng để nâng cơ có hình dạng và kích thước tương tự một đoạn dây cước, dài hàng chục centimet, cấu tạo có các hàng gai nhỏ dọc theo sợi chỉ. Các gai này ghim vào mô và do đó mô được nâng lên khi sợi chỉ được kéo lên và cố định vào một điểm neo phía trên cao.
Tuy là một thủ thuật ít xâm lấn nhưng căng chỉ cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo an toàn. (Ảnh do BS Mai Huy Huân cung cấp)
Nâng cơ là kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật về chỉ thẩm mỹ. Bác sĩ cần có kỹ năng tốt để tạo điểm neo bám chắc chắn, sau đó là luồn sợi chỉ một cách chính xác vào lớp cân cơ nông của mặt, tiếp theo là nâng – kéo lớp cơ này lên cao nhưng phải đảm bảo sự cân đối, và quan trọng nhất là phải tái tạo được các đường cong và các “gò” tự nhiên của khuôn mặt.
Tóm lại, chỉ thẩm mỹ có ba tác dụng chính: trẻ hóa da, làm đầy vùng khuyết hõm và nâng cơ.
Ngoài ra, BS. Mai Huy Huân cũng giải đáp thêm một số thắc mắc hay gặp phải với những người quan tâm đến phương pháp làm đẹp bằng chỉ sinh học:
Hỏi: Độ t.uổi nào thì nên cấy chỉ?
Từ 20 t.uổi trở đi, lượng collagen giảm 1% mỗi năm nhưng chưa cần cấy chỉ mà chỉ cần biết sử dụng các loại dược mỹ phẩm chăm sóc da hằng ngày một cách phù hợp thì đã có thể duy trì được làn da trẻ đẹp. Trên 30 t.uổi, tốc độ lão hóa nhanh hơn, da “lì” hơn với mỹ phẩm, và lúc này chúng ta có thể dùng các phương pháp trẻ hoá da cấp độ thấp như laser, thermage… , hoặc có thể dùng biện pháp mạnh hơn là cấy chỉ trẻ hóa da mỗi hai năm, đồng thời duy trì chăm sóc da bằng dược mỹ phẩm.
Hiệu quả cấy chỉ trẻ hóa da tăng dần và đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, sau đó giảm dần. T.uổi càng cao, hiệu quả trẻ hoá da thu được từ cấy chỉ càng thấp, thời gian duy trì hiệu quả cũng ngắn hơn; lúc này da và cơ mặt thường là đã chảy sệ, đồng thời, có hiện tượng mất mô nên khuôn mặt xuất hiện các vùng lõm (rõ nhất là thái dương và má), thành thử ngoài trẻ hóa da, chúng ta có thể cân nhắc cấy chỉ làm đầy và căng chỉ nâng cơ để cải thiện tối đa các dấu hiệu lão hoá trên.
Cấy chỉ thẩm mỹ được coi là phương pháp nhanh chóng thuận tiện và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cơ và trẻ hóa da. (Ảnh do BS Mai Huy Huân cung cấp)
Hỏi: Có phải là sau khi cấy chỉ thì “nhìn da đẹp lên trông thấy nhưng một thời gian sau, da sẽ chảy sệ hơn trước khi thực hiện?”.
Đúng! Vì sau một thời gian, chỉ bị thuỷ phân và đào thải hết, đồng thời collagen cũng suy giảm; mặt khác “sau một thời gian” có nghĩa là chúng ta đã có thêm t.uổi – thêm lão hóa so với thời điểm cấy chỉ vài năm trước.
– So với các phương pháp trẻ hóa khác không phẫu thuật thì phương pháp nào hơn?
Hiện nay có những phương pháp trẻ hóa khuôn mặt phổ biến như: dùng dược mỹ phẩm, laser, thermage, PRP, lăn kim, tiêm da (tiêm dưỡng chất vào da, còn gọi là tiêm meso), cấy chỉ… Bằng những kinh nghiệm thực tế, bác sĩ thấy rằng sự kết hợp cấy chỉ và sử dụng dược mỹ phẩm là an toàn, hiệu quả mạnh mẽ và tiết kiệm.
Hỏi: Cấy chỉ có sợ nguy hiểm gì không, có tác dụng phụ nào không?
Tuy mỗi lần trẻ hóa da mặt cần cấy tới hàng trăm sợi chỉ, nhưng thực tế là lượng chất PDO hoặc PCL được đưa vào cơ thể là không nhiều vì sợi chỉ rất nhỏ và ngắn. Hơn nữa, vật liệu này từ lâu đã được y học chứng minh là an toàn và được dùng làm chỉ tự tiêu rất phổ biến trong ngoại khoa.
“Tác dụng phụ” khi cấy chỉ chính là hiện tượng viêm nhẹ tại mô được cấy chỉ, hay còn gọi là tăng sinh collagen và elastin, đó cũng chính là mục tiêu cần đạt được khi cấy chỉ.
Ảnh trước – sau khi căng chỉ xoá nọng cằm chảy sệ của một khách hàng (Ảnh do Bs Mai Huy Huân cung cấp)
Hỏi: Có những tai biến, biến chứng nào khi cấy chỉ?
Tuy không phải là phẫu thuật nhưng cấy chỉ là một thủ thuật xâm lấn nhẹ, có sử dụng lidocain để gây tê, nên có thể sẽ có một số hiện tượng:
– Phản ứng dị ứng với thuốc gây tê. Do đó, kỹ thuật cần phải thực được hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế có được cấp phép.
– Dị ứng với chỉ. Về mặt lý thuyết là có, nhưng trong thực tế với nhiều năm hành nghề, bác sĩ chưa gặp trường hợp nào bị dị ứng với chỉ.
– N.hiễm t.rùng. Rất ít xảy ra nếu thực hiện vô trùng tốt tại bệnh viện, phòng khám đủ tiêu chuẩn.
– Tổn thương mạch m.áu, dây thần kinh. Người thực hiện không phải là bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ hoặc là bác sĩ thẩm mỹ nhưng không được đào tạo về kỹ thuật này có thể làm tổn thương mạch m.áu và dây thần kinh trong quá trình thao tác.
– Hoại tử mô. Có thể gặp trong cấy chỉ làm đầy khi lượng chỉ được cấy vào mô quá nhiều do người thực hiện ít kinh nghiệm; các loại chỉ không tiêu làm tăng khả năng tai biến hoại tử da, đặc biệt da mũi.
– Biến chứng về thẩm mỹ có thể gặp là lệch và lõm da. Không khó để phòng tránh biến chứng này đối với một bác sĩ có tay nghề cao và thao tác một cách cẩn thận.
Nhìn chung, cấy chỉ thẩm mỹ là một phương pháp làm đẹp hiệu quả cao, chi phí thấp so với các phương pháp khác và cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ thẩm mỹ có chuyên môn trong lĩnh vực này, tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ đã được cấp phép.