Zona là bệnh do virus gây nên, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da, thường khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính.
Tuy zona là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu chữa trị không đúng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.
Suýt mù mắt do tự điều trị zona thần kinh
Mới đây nhất, BSCKII Nguyễn Tiến Thành -Thành viên hội Da liễu Việt Nam cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân 45 t.uổi đến thăm khám với tình trạng đám mụn nước một bên trán sưng đỏ, lan rộng xuống hố mắt, sống mũi, mắt phải bỗng dưng mờ hơn trước, qua thăm khám hướng đến chẩn đoán bệnh zona thần kinh.
Theo BS Thành, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân tự điều trị zona gây biến chứng đến khám nhiều hơn. “Gần 1 tháng chúng tôi đã tiếp nhận 5-10 trường hợp điều trị zona có biến chứng: sẹo, đau kéo dài nhiều tháng…. Đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh zona vùng mặt, vùng ngực (dân gian thường gọi giời leo) tự ý điều trị tại nhà bằng cách đắp lá, đậu xanh, thuốc tím, tự bôi đắp thuốc không đúng làm bệnh nặng thêm và để lại nhiều biến chứng”- BS Thành nói.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn T. (45 t.uổi) đến thăm khám với tình trạng: đám mụn nước 1 bên trán sưng đỏ, lan rộng xuống hố mắt, sống mũi, mắt phải bỗng dưng mờ hơn trước, qua thăm khám hướng đến chẩn đoán bệnh zona thần kinh.
Bài Viết Liên Quan
- Giảm cân với máy chạy bộ có hiệu quả ra sao, bí quyết nào để giảm mỡ thành công?
- Điều kỳ diệu mang tên ‘cái ôm đầu tiên’
- Sắp đ.ánh giá kết quả giai đoạn 2 của vacine Nano Covax
Một trường hợp điều trị zona thần kinh sai cách dẫn đến biến chứng. Ảnh BSCC
Theo lời kể của bệnh nhân T, anh đã mắc bệnh được 5 ngày, nơi tổn thương là vùng trán nhưng nghĩ rằng bệnh đơn giản nên anh T đã lấy đậu xanh giã nát và đắp lên các nốt mụn nước.
Tuy nhiên càng đắp, các vết lở nặng hơn, đau nhức nhiều, anh T đã tiếp tục được một người quen mách dùng gói bột vệ sinh phụ nữ để đắp lên vùng tổn thương. Sau 2 ngày điều trị thấy sưng nề đau nhức không chịu được, không mở được mắt… anh T mới đi khám.
Sau khi trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, BSCKII Nguyễn Tiến Thành nhận định: bệnh nhân bị zona thần kinh nhưng không điều trị đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn, vùng da trán sưng nề, giác mạc bị tổn thương nguy cơ bị sẹo giác mạc, giảm thị lực nếu để lâu. Bệnh nhân cần được dùng kháng sinh, thuốc ức chế virus, thuốc giảm đau, chăm sóc tại chỗ, chiếu laser để giảm nề, giảm đỏ.
Không tự ý điều trị zona thần kinh
Chia sẻ về vấn đề này, BS Tiến Thành cho biết: Zona thần kinh là một bệnh phổ biến, người dân thường nhầm lẫn viêm da tiếp xúc do côn trùng…, rất ít bệnh nhân tìm đến các sơ sở y tế để điều trị khi tổn thương ở giai đoạn đầu. Thời gian đầu của tổn thương bệnh zona thần kinh từ 24 đến 72 giờ sau khi bệnh xuất hiện tổn thương. Hầu hết đều đến muộn, từ đó gây những biến chứng rất nặng nề, phải điều trị và phục hồi rất lâu.
BSCKII Nguyễn Tiến Thành -Thành viên hội Da liễu Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân tự điều trị zona gây biến chứng đến khám nhiều hơn.
Bệnh zona là do sự tái hoạt của virus VZV, khi hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào bị suy giảm: người già yếu, người được ghép thận, ghép tủy xương, nhiễm HIV, ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày (thuốc trị hen suyễn, viêm khớp).
BS Tiến Thành chia sẻ các dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh gồm: Trước khi tổn thương mọc 2-3 ngày thường sẽ có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu… Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau.
Vị trí: thường khu trú tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ có một bên của cơ thể dọc theo các đường dây thần kinh, nhưng cá biệt có thể bị cả hai bên hay lan tỏa. Tổn thương cơ bản: thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lầnBác sĩ Tiến Thành khuyến cáo người dân: Khi phát hiện triệu chứng zona thần kinh, cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt. lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt.
Sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng, khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho), về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn). Trước hoặc cùng với mọc tổn thương ở da thường nổi hạch sưng và đau ở vùng tương ứng và là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.
Cũng theo BS Tiến Thành, thời gian điều trị bệnh tốt nhất trong vòng 72 giờ sau khi có tổn thương da. Sau thời gian này, virus đã xâm nhập và gây tổn thương vào các rễ và dây thần kinh liên quan.
Nếu kéo dài bệnh sẽ gây nhiều biến chứng, thường gặp nhất là đau dây thần kinh nhiều tháng, có khi kéo dài nhiều năm.
Nếu bệnh khu trú tại vùng trán, hốc mắt, mũi có thể làm giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn; hoặc ở má có thể gây tổn thương làm liệt mặt, méo miệng…
Trước tình trạng nhiều bệnh nhân mắc bệnh zona tự điều trị tại nhà, BS Tiến Thành cảnh báo: “Khi tổn thương bị vỡ dễ tạo mủ dẫn tới biến chứng viêm loét vùng da. Áp dụng bài thuốc dân gian chữa không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ gây viêm nhiễm, bội nhiễm và n.hiễm t.rùng vết thương để lại sẹo vĩnh viễn, đau sau zona sẽ kéo dài nhiều tháng”.
Bác sĩ Tiến Thành khuyến cáo người dân: Khi phát hiện triệu chứng zona thần kinh, cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt.
Sau sốt xuất huyết, người Hà Nội khốn khổ bị kiến ba khoang tấn công
Vài tuần trở lại đây, các bác sĩ da liễu ở Hà Nội liên tiếp nhận những trường hợp bị kiến ba khoang đốt đau rát, “cháy da”.
Tỉnh dậy vào buổi sáng, anh Nguyễn Quốc Tiến, 25 t.uổi, Thanh Xuân, Hà Nội thấy gần mắt và cổ bị sưng rát, nghĩ bị zona thần kinh. Sau thăm khám bác sĩ kết luận tổn thương do côn trùng.
Ra quầy thuốc gần nhà, anh được dược sĩ kê cho tuýp thuốc bôi ngoài da điều trị zona thần kinh. Tuy nhiên, sau khi bôi loại thuốc này, anh không những không đỡ mà còn tiến triển nặng hơn.
ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành thăm khám cho bệnh nhân.
Đến bác sĩ thăm khám, nam thanh niên được kết luận bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. “Tôi cứ nghĩ chỉ nhà mặt đất mới có kiến ba khoang, thật không ngờ ở chung cư cao tầng cũng bị côn trùng này tấn công”, anh Tiến nói.
Cùng cảnh ngộ với anh Tiến là chị Lê Thị Hoài (40 t.uổi ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) bế con 2 t.uổi đến khám da liễu. Theo lời chị, dù “kín cổng cao tường”, đóng tất cả cửa sổ, cửa ra vào khi thấy kiến ba khoang xuất hiện ở khu nhà, nhưng các thành viên trong gia đình vẫn bị kiến ba khoang đốt.
Chị Hoài bị một vệt dài đỏ mọng từ cằm xuống cổ, con gái thứ hai bị đốt khiến đùi sưng phồng, nổi mẩn đỏ dày đặc.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, vài tuần trở lại đây, số lượng bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang tăng mạnh. Trường hợp nhẹ chỉ gặp tổn thương khu trú ở vùng da nhỏ, còn nặng sẽ gây ra tổn thương vùng rộng, khu vực tổn thương đau rát, l.ở l.oét nặng nề.
Đáng chú ý, nhiều người trước đó chẩn đoán nhầm thành bệnh zona dẫn đến điều trị sai cách. Nhiều người sai lầm khi coi viêm da tiếp xúc là bệnh zona, điều trị sai cách bằng acyclovir. Một số người còn dùng các loại lá cây để đắp, bôi khiến tổn thương lan rộng hơn.
Theo bác sĩ Thành, thời gian này trong năm, kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều do vào mùa sinh sản. Không chỉ có nhà mặt đất mà ngay cả người dân sống trong các căn hộ chung cư cũng không được chủ quan với loài côn trùng này. “Tôi từng tiếp nhận các bệnh nhân ở căn hộ tầng 10 thậm chí cao hơn”, bác sĩ Thành nói.
Độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà xát, hay b.ị g.iết. Chúng giải phóng dịch lỏng coelomic chứa paederin – hóa chất gây phồng rộp da rất mạnh.
Kiến ba khoang sống trong môi trường tự nhiên sẽ bị hấp dẫn bởi ánh điện vào ban đêm và vào nhà. Để tránh kiến ba khoang, người dân nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí (nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng) khi thắp đèn, ngủ trong màn.
Người dân cũng thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ, giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng. Điều quan trọng là không được để dịch tiết của kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể. Nếu nhìn thấy kiến ba khoang trên người thì không nên dùng tay không để đ.ập, mà tốt nhất nên có tờ giấy để kiến khoang bò ra giấy sau đó lấy ra khỏi người.
Nếu lỡ tay đ.ập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì bạn cần nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, xà phòng, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Sau đó bạn cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.