Tại Quảng Ninh, một người sau khi uống rượu không kiểm soát đã phải nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng, sùi bọt mép.
Bài Viết Liên Quan
- Muốn ăn ngon đủ chất, không bệnh tật, hãy tuân thủ nghiêm túc công thức “4-5-1” mỗi ngày
- Người phụ nữ teo cơ tủy sống được vinh danh thế giới
- Tỏi ngâm mật ong chữa bệnh gì?
Uống quá nhiều rượu trong bữa tiệc đầu năm, một bệnh nhân đã phải đi cấp cứu trong tình trạng nặng. Ảnh minh họa: Unsplash.
Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) cho hay trong thời gian gần đây, đơn vị này tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc do rượu trong tình trạng hôn mê sâu, xuất huyết tiêu hóa, xơ gan…
Thậm chí, một số bệnh nhân nghiện rượu nhiều năm, đã mắc xơ gan cổ chướng, tiểu đường, nhưng hàng ngày vẫn uống rượu…
Điển hình, đầu năm nay, khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân L.T.Đ. (48 t.uổi, trú tại huyện Tiên Yên) nhập viện trong tình trạng hôn mê, thở ngáy, sùi bọt mép, da niêm mạc nhợt, đồng tử 2 bên co nhỏ, người lạnh, huyết áp tụt, suy hô hấp.
Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết bệnh nhân đã uống rượu nhưng không rõ số lượng. Sau đó, người này có các biểu hiện như trên và nên được đưa đến trung tâm y tế.
Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu, hỗ trợ đường thở, rửa dạ dày, đặt ống tĩnh mạch trung tâm và ống dẫn bàng quang. Từ kết quả xét nghiệm, các bác sĩ kết luận người bệnh bị suy hô hấp, viêm phổi nặng, ngộ độc rượu, toan hô hấp.
Bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – Thận nhân tạo để theo dõi và điều trị. Sau 2 ngày điều trị tích cực, tri giác người này cải thiện tỉnh táo, sinh niệu ổn, tiếp tục được điều trị và theo dõi.
Methanol hay cồn công nghiệp có nhiều công dụng như làm sơn, dung môi… Tuy nhiên, chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol.
Ngộ độc rượu từ ethanol thường nhẹ hơn, triệu chứng giống như say rượu. Ngộ độc rượu do methanol thường nặng hơn do bị pha cồn công nghiệp vào đồ uống. Người ngộ độc methanol nhập viện trễ có thể bị toan chuyển hóa, tổn thương đa cơ quan, thậm chí t.ử v.ong.
Triệu chứng ngộ độc rượu methanol thường xuất hiện sau khi uống 1-2 ngày. Các triệu chứng gồm không đi tiểu được, đau đầu kéo dài, mệt mỏi tăng dần, ý thức lơ mơ hoặc kích thích vật vã, mất tỉnh táo. Đặc biệt, người bệnh có dấu hiệu rối loạn thị lực rất sớm, thường nhìn thấy đám mây trắng như sương mờ trước mặt…
Theo bác sĩ chuyên khoa I Ninh Mạnh Duy, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – Thận nhân tạo, Trung tâm Y tế Tiên Yên, bệnh nhân ngộ độc rượu trong tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến các triệu chứng kích thích thần kinh, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, thậm chí hôn mê sâu.
Người đàn ông 36 t.uổi thoát c.hết sau xuất huyết tiêu hóa nặng
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao nhờ thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa can thiệp bằng kẹp clip cầm m.áu.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân C. Ảnh: BVCC
Đó là trường hợp bệnh nhân N.H.C, SN 1987, trú tại xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập viện trong tình trạng nôn ra m.áu nhiều, da niêm nhợt nhạt, vã mồ hôi, tụt huyết áp, suy hô hấp.
Trước đó 3 ngày, bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài phân đen, đột ngột nôn ra m.áu, co giật, hoa mắt, chóng mặt. Bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện huyện điều trị nhưng tình trạng không cải thiện, nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu.
Các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí cấp cứu, truyền dịch, truyền m.áu. Do lượng m.áu mất nhiều, bệnh nhân được hồi sức tích cực, đặt ống thở và thở máy.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ tiến hành nội soi chẩn đoán và can thiệp cầm m.áu. Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện có ổ loét đường kính khoảng 1 cm ở dạ dày, có mạch m.áu phun thành tia. Các bác sĩ đã tiến hành tiêm kẹp 2 clip cầm m.áu. Sau 30 phút can thiệp, tình trạng xuất huyết của bệnh nhân đã được kiểm soát.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được truyền 2,5 lít m.áu. Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, da niêm mạc hồng, dấu hiệu sinh tồn ổn định, dự kiến xuất viện trong 2 ngày tới.
ThS.BS Lâm Tiến Tùng, Trưởng khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực 2 khuyến cáo: xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là bệnh cấp cứu nội khoa và ngoại khoa, chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tất cả các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên, với tỷ lệ t.ử v.ong từ 6-13%. Bệnh cần được đ.ánh giá và điều trị sớm, đặc biệt là nội soi điều trị cầm m.áu.
Để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa, người dân cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, hạn chế uống rượu, bia. Khi có các dấu hiệu nghi xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.