Rau bợ nước mọc hoang ở ruộng nước nông, dọc bờ ao, bờ mương và các nơi ẩm, nước cạn.
Ngoài sử dụng như món rau thông thường, rau bợ nước còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Công dụng của rau bợ nước
Rau bợ nước còn có tên gọi khác là rau cỏ bợ, rau tần, tú diệp thảo, điền tu thảo, dạ hợp thảo. Rau bợ nước có tênkhoa học là Marcilea quadrifolia L., thuộc họ Tần Marcileaceae.
Rau bợ nước có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào hai kinh can và thận; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, trấn tĩnh, nhuận gan, sáng mắt.
Trong Y học cổ truyền, rau bợ nước chữa đái tháo đường, đái ra m.áu, viêm thận gây phù, sỏi tiết niệu, bệnh về thần kinh như điên cuồng sốt cao, suy nhược thần kinh, động kinh, các chứng sưng đau như viêm kết mạc, viêm lợi, viêm gan, đau răng, đinh nhọt, tắc tia sữa, sưng vú, bạch đới, khí hư và rắn độc cắn.
Ngoài ra, rau bợ nước còn thường được nhân dân ta dùng làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh.
Liều dùng và cách dùng:Cây hái tươi hoặc phơi khô, sao vàng, pha trà uống hoặc sắc với nước; mỗi ngày dùng khoảng 20 – 30g. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác; cũng có thể làm rau ăn sống hoặc nấu canh.
Món ăn, bài thuốc có rau bợ nước
Trị khí hư, mất ngủ, sỏi thận, sỏi mật
Rau bợ nước 20 – 40g sắc uống.
Rau bợ nước.
Trị rắn cắn
Rau bợ nước tươi 40 – 60g giã nhuyễn, nước cốt uống, bã đắp nơi bệnh.
Trị nóng trong người, sinh mụn nhọt
Rau bợ nước tươi 20g giã nát vắt lấy nước cốt. Khi giã, nên thêm chút nước rồi hòa vào 1 bát nước. Chia lượng thuốc nước thành 3 lần và uống trong ngày, bã đắp chỗ mụn (theo Hoa hạ kỳ phương).
Trị bí tiểu , tiểu nóng
Rau bợ nước khô 16g sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Chia thuốc đã sắc thành 3 lần uống, dùng cách nhau 3 giờ và liên tục trong 2 – 3 ngày thì sẽ khỏi (theo Hoa hạ kỳ phương).
Hỗ trợ trị bạch đới (viêm nhiễm phụ khoa)
Rau bợ nước khô 20g sắc với 3 bát nước đến khi còn lại 1 bát. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ, uống khi thuốc còn nóng.
Đồng thời nấu một nồi nước cùng với khoảng 32g rau bợ nước khô, pha thêm nước để chỉnh nhiệt độ phù hợp, đổ ra chậu, ngâm và rửa kỹ cửa mình (â.m h.ộ). Có thể tăng lượng rau bợ nước dùng để nước thuốc đậm đặc hơn và cũng tăng tác dụng (Hoa hạ kỳ phương).
Rau bợ nước phơi khô giúp trị bệnh bạch đới.
Trị vú và núm vú bị sưng đau
Rau bợ nước tươi 1 nắm giã nát, trộn với 1 ít nước để vắt lấy nước cốt. Hòa nước cốt này vào 1 ly nước đun sôi để nguội, rồi chia thành 2 lần và uống trong ngày.
Phần bã dùng để đắp lên chỗ bị sưng đau. Lặp lại liều này trong khoảng 2 – 3 ngày thì sẽ khỏi (theo Dã Thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp).
Trị tắc tia sữa
Rau bợ nước khô 30g sắc với nửa siêu nước, đến khi còn 1 bát và chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ. Bọc bã vào trong vải và chườm, vuốt xuôi từ trên vú xuống khi còn đang nóng (theo Đắc hiệu phương).
Trị bỏng
Rau bợ nước tươi đủ dùng. Rửa sạch lá, giã nát đắp lên chỗ bị bỏng (theo kinh nghiệm dân gian).
Trị sưng lở, nổi mẩn do nhiệt
Rau bợ nước tươi lượng vừa đủ, giã nát rồi xoa lên chỗ sưng lở, nổi mẩn hoặc vắt lấy nước uống.
Trị sỏi thận, sỏi bàng quang
Rau bợ nước tươi đủ dùng, ngải cứu 10g, phèn đen 10g, đọt non dứa dại 20g. Giã nát rau bợ nước tươi, thêm nước, gạn lấy nước uống. Dùng mỗi lần 1 bát vào buổi sáng, trong 5 ngày liên tiếp. Có thể phối hợp với cây ngải cứu và cây phèn đen, mỗi vị 10g cùng 20g ngọn non cây dứa dại.
Rau bợ nước tươi dược dùng trị sỏi bàng quang
Lưu ý khi sử dụng rau bợ nước
Cần thận trọng khi thu hái và lựa chọn dược liệu để tránh nhầm lẫn rau bợ nước với cỏ chua me lá có hình tim chụm lại.
Cây rau bợ nước thường sống ở nơi có nhiều bùn đất nên trước khi dùng phải rửa thật cẩn thận và sạch sẽ.
Chỉ nên sử dụng phần thân hoặc lá non để ăn hoặc chữa bệnh.
Nên ngâm qua nước muối để khử mùi tanh của bùn.
Nếu có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, khó tiêu thì không nên dùng vì cây rau bợ có tính hàn.
Chớ chủ quan với cơn đau răng
Cơn đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm tủy răng, một bệnh lý răng miệng thường gặp.
Nếu cơn đau răng kéo dài và không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Nhiều người khi có cơn đau răng thường sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại rượu ngâm để làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, cơn đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm tủy răng – một bệnh lý răng miệng khá phổ biến.
Viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng là tình trạng phần tủy của răng bị viêm. Đây là bộ phận được tạo nên bởi mạch m.áu và dây thần kinh. Cơn đau của viêm tủy răng rất dễ gây nhầm lẫn với cơn đau răng thông thường. Ban đầu, viêm tủy răng có thể gây ra các cơn đau ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh hay các cơn đau dữ dội.
Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau âm ỉ hoặc chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm tủy răng ở giai đoạn sau sẽ gây ra những cơn đau buốt và thuốc giảm đau không có tác dụng. Cơn đau tăng lên khi nhai, khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh.
Cơn đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm tủy răng.
Nhiều người thường sử dụng thuốc giảm đau, các loại rượu ngâm để ngậm với mục đích giảm cơn đau. Tuy nhiên, với cơn đau do viêm tủy răng gây ra, những phương pháp này không có tác dụng. Ngược lại, việc ngậm các loại rượu còn có thể gây ra các tác dụng phụ như tê đầu dây thần kinh, gây tổn thương niêm mạc tại chỗ.
Do vậy, khi có những cơn đau răng không rõ nguyên nhân, người bệnh không nên chủ quan mà cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tìm nguyên nhân.
Viêm tủy răng có tự khỏi được không?
Trong viêm tủy răng được chia làm 2 loại không phục hồi và có thể phục hồi. Để xác định trường hợp người bệnh thuộc loại nào, các bác sĩ cần thăm khám và đưa ra chẩn đoán. Thông thường khi viêm tủy răng không được điều trị sẽ dẫn tới tủy răng b.ị h.oại t.ử. Lúc này các chóp răng nằm trong xương răng sẽ bị tổn thương và gây ra các bệnh lý ở khu vực này.
Nếu tiếp tục để xảy ra tổn thương ở chóp răng và không điều trị sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các u, nang trong xương hàm gây ra tình trạng phá hủy xương. Lâu ngày, xương sẽ bị tổn thương và nếu kích thước tổn thương ngày càng lớn có thể gây ra tình trạng răng bị lung lay, yếu và mất răng.
Sâu răng lâu ngày không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy răng.
Viêm tủy răng là bệnh lý không thể tự khỏi mà cần được điều trị. Các bác sĩ sẽ tùy vào từng nguyên nhân và biểu hiện của bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Với những trường hợp nhẹ, có thể sử dụng phương pháp trám răng để bảo vệ tủy răng. Còn các trường hợp nặng hơn thì cần được điều trị theo liệu trình.
Vì sao bị viêm tủy răng?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tủy răng, trong đó có những nguyên nhân thường gặp hàng ngày đó là việc sâu răng nhưng không điều trị. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:
– Chải răng không đúng cách gây mòn răng
– Sang chấn khớp cắn do mòn răng
– Răng vỡ, nứt
– Chấn thương răng