Loại quả này có ở khu vực núi rừng Tây Bắc Việt Nam với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.
Bài Viết Liên Quan
- Tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván – Bạch hầu giảm liều năm 2019 trên địa bàn tỉnh
- 10 loại đậu tốt hơn ăn nhân sâm nhưng nhiều chị em lại bỏ phí không động đến
- Túi thuốc bảo vệ sức khỏe mùa đông
Quả mắc kham
Tại Tây Bắc Việt Nam, quả mắc kham hay còn được gọi là me rừng, chùm ruột núi, quả lý gai đang vào mùa chín. Mùi vị của loại quả này chua ngọt, hơi đắng khi ăn và có vị ngọt đầu lưỡi. Tên khoa học của nó là Phyllanthus Emblica (hay Emblica officinalis), tiếng Anh gọi làquả Amla (hoặc Indian Gooseberry).
Theo Y học cổ truyền Ấn Độ thì toàn bộ cây gồm quả, lá và hạt mắc kham đều có giá trị chữa bệnh. Quả mắc kham được đ.ánh giá có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và ứng dụng trong nghiên cứu thuốc với ít tác dụng phụ.
Ợ nóng
Healthline cho biết, 68 người mắc trào ngược dạ dày thực quả được thử nghiệm liều 1.000 mg viên quả mắc kham mỗi ngày trong vòng 4 tuần đã giúp giảm tần suất, đồng thời mức độ nghiêm trọng của chứng ợ nóng và nôn mửa nhiều hơn so với nhóm dùng giả dược.
Ung thư
Trong một số nghiên cứu ống nghiệm và trên động vật, chiết xuất từ quả mắc kham có thể giúp t.iêu d.iệt một số loại tế bào ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồn trứng và ung thư phổi.
Ngoài ra trong loại quả này còn chứa các chất chống oxy hóa như tannin và flavonoid cùng hàm lượng vitamin C. Lưu ý, các nghiên cứu này chưa được thực hiện trên người, do đó người đang điều trị ung thư cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sức khỏe tim mạch
Theo một số nghiên cứu trên động vật, quả mắc kham có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả giúp cơ thể chống lại các tổn thương oxy hóa liên quan tới tim mạch. Ngoài ra, nó còn giúp chống viêm, giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm, cải thiện lượng mỡ trong m.áu đáng kể, giảm huyết áp dựa trên cơ chế hoạt động tương tự như thuốc giãn mạch.
Các nghiên cứu về quả mắc kham trên người vẫn còn hạn chế và cần nhiều thời gian hơn để đi tới kết luận.
Cải thiện lượng đường trong m.áu
Theo một số nghiên cứu trên động vật cho thấy quả mắc kham có thể giúp giảm lượng đường trong m.áu lúc đói và sau ăn. Tác dụng này cũng được ghi nhận trong một nghiên cứu năm 2011 đăng tải trên NCBI có quy mô 32 người tham gia sử dụng 1 – 3 gam bột quả mắc kham trong 21 ngày liên tục.
Chống lại tổn thương gan
Nghiên cứu trên chuột chỉ ra, chiết xuất của quả mắc kham giúp chống lại các tổn thương gan do chế độ ăn nhiều chất béo hoặc N-nitrosodiethylamine – một chất gây độc cho gan nhờ tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và sự hiện diện của chất ức chế cytochrom P450 2E1 (CYP2E1) và khả năng ổn định màng của loại quả này. Mặc dù vậy, tác dụng này của quả mắc kham vẫn chưa được thử nghiệm và nghiên cứu trên người.
Tăng cường sức khỏe miễn dịch
Chúng ta có thể bổ sung quả mắc kham trong các bữa ăn hàng tuần, vì trong đó có chứa vitamin C chiếm 600 – 800% giá trị vitamin C cần hàng ngày (DV) có tác dụng giảm tổn thương tế bào và viêm nhiễm, bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim hay các rối loạn tự miễn dịch.
Kháng khuẩn
ScienceDirect cho biết, hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại các khuẩn như Bacillus cereus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Serratia marcescens, Klebsiella ozaenae, Proteus mirabilis, Salmonella paratyphi A và B , và Klebsiella pneumonia, Pasteurella multocida và Candida albicans có trong cả chiết xuất nước và hữu cơ của quả mắc kham.
Hạ sốt và giảm đau
Trong quả mắc kham có chứa hàm lượng polyphenolic (carbohydrate, axit amin, alkaloid và tannin) giúp giảm đau và hạ sốt đáng kể trong thử nghiệm trên chuột. Do đó, ứng dụng của chiếc xuất quả mắc kham trong thần kinh và sau phẫu thuật đang được nghiên cứu.
Đối tượng nào không nên tiêu thụ quả mắc kham
Quả mắc kham có thể ngăn ngừa đông m.áu và hình thành của cục m.áu đông nên có thể làm loãng m.áu, đồng thời cũng không nên dùng quả mắc kham trước khi phẫu thuật do nguy cơ c.hảy m.áu cao. Bên cạnh đó người đang uống thuốc điều trị tiểu đường type 1 và type 2 do tác dụng giảm lượng đường trong m.áu của loại quả này.
Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú hoặc đang cố gắng mang thai nên cũng không nên ăn quả mắc kham.
Loại quả bé xíu nhưng tốt cho phổi, giảm ho, cực tốt nếu ăn vào mùa đông
Loại quả này có vị chua đặc trưng, vừa có thể làm thuốc vừa có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Loại quả nhỏ xíu này là quả me rừng. Quả me rừng tên khoa học là Phyllanthus emblica, thường được gọi là me rừng, me mận, chùm ruột núi hoặc là mắc kham.
Đây là loại quả nhỏ màu xanh vàng, vị chua chát, sau khi nhai kỹ sẽ cảm nhận được vị ngọt trong miệng.
Tác dụng của quả me rừng
Thành phần dinh dưỡng của quả me rừng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, mỗi 100g quả me rừng chứa:
44g lượng calo
0,9g đạm
0,6g chất béo
10,2g carbohydrate
4,3g chất xơ
Cùng các loại vitamin A, B5, E, K và khoáng chất khác như: đồng, mangan.
Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Các bộ phận: rễ, quả, vỏ cây và lá cây me rừng được thu hoạch làm dược liệu quanh năm. Riêng quả chỉ hái vào mùa thu – đông. Dược liệu me rừng có thể dùng tươi hoặc phơi khô và bảo quản cẩn thận để dùng dần.
Quả me rừng rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của quả me rừng với sức khỏe
Theo y học cổ truyền
Bài viết của BS Trần Mạnh Tình trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, theo Đông y quả me rừng vị chua, ngọt, đắng, tính mát, tác dụng thu liễm giáng áp.
Theo bác sĩ Tình, me rừng thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát. Mỗi ngày dùng 10-30 quả sắc uống. Hoặc quả me rừng ướp muối, rồi phơi khô làm ô mai ngậm chữa ho, viêm họng, nôn mửa.
Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn hoặc nấu nước uống hằng ngày.
Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
Chữa phù thũng: Quả me rừng 10 – 30g. Bạn có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Theo sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, quả me rừng được dùng làm thuốc chữa một số bệnh dưới dạng sắc nước uống hoặc dưới dạng ô mai. Trong một số tài liệu mới đây thì có nói đến quả me rừng ngâm đường hoặc mật ong làm sirô để giải khát, thanh nhiệt.
Theo y học hiện đại
Y học hiện đại cho rằng cây me rừng là dược lý mang lại những công dụng như:
Giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi: Các bộ phận của cây me rừng chứa nhiều khoáng chất và vitamin nên cải thiện khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.
Cải thiện khả năng tiêu hóa: Quả me rừng giàu chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế kiết lỵ, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra đây còn là vị thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng.
Tốt cho tim mạch: Me rừng chứa thành phần giúp hạn chế sự tích tụ cholesterol bên trong thành mạch nên giảm nguy cơ bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch và đột quỵ.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:Trong cây me rừng có hợp chất crom tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và lipid, tăng liên kết giữa insulin với các cơ quan thụ cảm nên điều tiết nồng độ insulin trong m.áu đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết.
Trên đây là những tác dụng của quả me rừng với sức khỏe. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.