Ngồi làm việc trong thời gian dài, ít vận động dễ dẫn đến những thói quen ăn uống không lành mạnh, có thể gây tăng cân và béo phì.
Bài Viết Liên Quan
- Đây là lý do vì sao hệ miễn dịch của t.rẻ e.m chống lại virus SARS-CoV-2 tốt hơn người lớn
- Quả thần kỳ biến vị chua cay thành ngọt
- Bác sĩ ơi: Mắc Covid-19 vẫn đi tiêm vắc xin thì có sao không?
Nên tạo thói quen uống trà thảo mộc thay cho việc uống nước có đường. (Nguồn: Vinmec)
Theo chuyên gia sức khỏe của Harvard Health, ngồi lâu, ít vận động ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, sức khỏe, gây ra tình trạng tích tụ mỡ thừa, tăng nguy cơ béo phì.
Ngồi làm việc cả ngày có thể tạo ra một số thói quen ăn uống ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vóc dáng.
Bỏ bữa
Nhiều người sẵn sàng bỏ qua bữa chính để hoàn thành xong công việc. Điều này dẫn đến đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến bạn thấy đói, thèm ăn nhiều hơn vào bữa sau đó.
Nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa có thể dẫn đến dư thừa năng lượng, gây tăng cân, tăng tích mỡ bụng.
Chuyên gia dinh dưỡng Cheryl Mussatto, tác giả cuốn sách The nourishing brain khuyên rằng, dù bận rộn đến đâu bạn cũng nên ăn đủ bữa, đúng giờ để bảo đảm sức khỏe.
Dùng đồ uống có đường để tăng năng lượng
Uống nước tăng lực khi thấy mệt mỏi, căng thẳng hay uống trà sữa khi nghỉ giải lao là những thói quen không tốt cho số đo vòng eo.
Các thức uống này chứa rất nhiều đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Nên uống nhiều nước lọc, các loại trà thảo mộc không đường để giảm cảm giác thèm ăn, tăng độ tập trung mà không gây tăng cân.
Dự trữ bánh kẹo quanh bàn làm việc
Tích trữ bánh, kẹo quanh bàn làm việc dễ khiến bạn nạp thêm nhiều đường, chất béo không lành mạnh vào cơ thể.
Nên loại bỏ các loại bánh, kẹo ngọt, thay vào đó là những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe như các loại hạt, trái cây tươi để bảo toàn vóc dáng.
Vừa ăn vừa làm việc
Tiến sĩ dinh dưỡng Lisa Young tại Đại học New York (Mỹ) khuyến khích ăn tại khu vực ăn uống riêng, tránh ăn ở bàn làm việc.
Vừa ăn vừa làm việc hoặc xem phim sẽ khiến bạn bị phân tâm, không tập trung vào việc ăn uống, có thể ăn nhiều hơn 50% so với nhu cầu thực của cơ thể.
Ăn để giải tỏa căng thẳng
Những người thường xuyên bị căng thẳng trong công việc dễ có thói quen giải tỏa bằng đồ ăn. Khi căng thẳng, bạn sẽ thèm ăn đồ có nhiều đường. Đây là thói quen gây tăng cân nhanh chóng và ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn vặt cả ngày
Việc ngồi làm việc liên tục trong nhiều giờ có thể khiến bạn mệt mỏi, đuối sức và nhanh thấy đói. Nhiều người giải quyết vấn đề bằng cách ăn vặt liên tục trong cả ngày. Thói quen này dễ khiến bạn ăn quá nhiều và gây dư thừa calo.
Để giảm cân, giảm mỡ thừa, chuyên gia dinh dưỡng Ricci-Lee Hotz khuyến khích chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ theo khẩu phần và ăn trong khung giờ nhất định, tránh ăn rả rích cả ngày.
Loại trà có thể ngăn ngừa ung thư
Trà là thức uống lượng calo thấp, uống mát có thể sử dụng để uống thay nước lọc hàng ngày, nhiều loại trà còn có công dụng ngăn ngừa ung thư.
Ngoài yếu tố đột biến gene, di truyền thì thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung.
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh, nhiều dưỡng chất có thể giảm thiểu 30-50% nguy cơ mắc ung thư, trong đó có cả việc sử dụng một số loại trà.
Các loại trà có công dụng ngăn ngừa ung thư (Ảnh: Istock)
Những loại trà giúp ngăn ngừa ung thư
Trà đen
Theo chia sẻ từ bài đăng trên Báo Người lao động, trà đen được coi là “siêu thực phẩm” có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Trong trà đen chứa các hoạt chất polyphenol, theabrownin, polysaccharides trà… lợi cho sức khỏe, tiềm năng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát ung thư.
Chất chống ôxy hóa trong trà đen giúp ngăn ngừa ung thư phổi, tuyến t.iền liệt, đại trực tràng, bàng quang và buồng trứng. Trà đen còn giúp ngăn ngừa sự hình thành và tăng trưởng của các khối u ác tính.
Trà xanh
Trà xanh là một trong những loại thức uống lành mạnh nhất, vừa giúp tinh thần tỉnh táo lại có công dụng phòng ngừa ung thư. Sử dụng trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa được ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, trà xanh cũng có công dụng khá tốt trong việc cải thiện chức năng não bộ, ngăn ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường và công dụng tốt trong việc hỗ trợ giảm cân.
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo dược có nghệ, quế, bạc hà, gừng, bồ công anh là loại thức uống bổ dưỡng có thể sử dụng để ngăn ngừa ung thư.
Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống ôxy hoá, chống viêm và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Trong thành phần của gừng cũng chứa chất chống oxy hoá, kháng viêm, kháng khuẩn và có khả năng chống ung thư.Với bồ công anh thì chứa polysaccharides có tác dụng phòng chống ung thư vú hiệu quả.Lá bạc hà có chiết xuất có thể điều trị ung thư bằng cách vô hiệu hoá các mạch m.áu cung cấp oxy và dưỡng chất cho khối u.Còn quế thì có chiết xuất để bảo vệ cơ thể khỏi ung thư đại trực tràng.
Cách uống trà đúng để tốt cho sức khoẻ
– Uống trà mới pha hoặc trà ấm: Cách uống này có lợi cho sức khoẻ và hạn chế tác dụng phụ. Bạn hãy nhâm nhi những tách trà mới pha đang còn thơm ngon hoặc vẫn còn giữ hơi ấm. Bạn không nên uống trà đã để nguội hoàn toàn bởi nó có chứa nhiều vi khuẩn và đặc tính chống vi khuẩn cũng đã giảm đi rất nhiều.
– Không cho đường vào trà: Trà với đường trộn lẫn với nhau có thể làm mất chất dinh dưỡng, hương vị và tác dụng chính của trà. Nếu thích vị ngọt, bạn có thể sử dụng một chút mật ong thay vì đường.
– Nên uống trà vừa phải và uống đúng thời điểm: Mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ 1-2 tách trà để nó có thể phát huy tối đa công dụng đối với sức khoẻ của bạn. Thời điểm uống trà tốt nhất là sau bữa ăn và nên uống vào ban ngày, uống trà buổi tối có thể khiến bạn mất ngủ.
– Không nên uống trà quá đặc: Bạn nên lấy một lượng trà và nước có định lượng vừa phải để pha và thưởng thức chúng, pha trà quá đặc sẽ làm mất vị ngon tự nhiên của trà và uống trà quá đặc cũng không tốt cho sức khoẻ
– Không uống trà khi đang đói: Uống trà khi đói có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày, nếu sức khoẻ không tốt có thể gây nên các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, bị ‘say’ trà.
– Không uống trà với thuốc: thuốc và các hợp chất có trong trà có thể phản ứng với nhau làm giảm hiệu quả của loại uống bạn đang sử dụng.