Người có bệnh tim phải đặc biệt cẩn trọng trước Cúm mùa!

Giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nồm ẩm, nóng, lạnh thất thường, đặc biệt là khí hậu miền Bắc thay đổi… là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, đặc biệt là virus Cúm mùa.

Theo PGS.TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền – Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, gần đây bệnh viện ghi nhận những ca nhập viện đã bị biến chứng nặng do cúm, đặc biệt là ở người cao t.uổi có bệnh lý nền tim mạch, viêm phổi mạn tính.

Các biến chứng nghiêm trọng của Cúm mùa lên người có bệnh tim mạch

Trái với những lầm tưởng cho rằng “cảm cúm chỉ là bệnh vặt”, cảm cúm có thể dẫn đến những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng lên người cao t.uổi. Lý do là vì, hệ miễn dịch của người lớn t.uổi đã lão hóa, cơ thể suy yếu, làm cho họ dễ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm. Đặc biệt người cao t.uổi, mắc thêm các bệnh lý tim mạch đi kèm thì nguy cơ nhập viện sẽ cao hơn nhiều khi nhiễm Cúm mùa.

PGS.TS.BS. Vũ Thị Thanh Huyền – Tổng Thư ký Hội Lão khoa Việt Nam, Bệnh viện Lão khoa Trung ương nhấn mạnh: “Cúm mùa có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Đối với người trên 60 t.uổi, mắc bệnh lý nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, COPD… thì nguy cơ t.ử v.ong do cúm cũng cao hơn, chẳng hạn như: Nguy cơ t.ử v.ong tăng gấp 5 lần đối với bệnh nhân tim mạch; đối với bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, thì nguy cơ t.ử v.ong tăng 12 lần. Tỉ lệ này thậm chí gấp 20 lần đối với bệnh nhân có bệnh lý nền bao gồm cả bệnh tim mạch và bệnh phổi….”

nguoi co benh tim phai dac biet can trong truoc cum mua a66 7128663

PGS.TS.BS. Vũ Thị Thanh Huyền – Tổng thư ký Hội Lão khoa Việt Nam, Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Tiêm phòng cúm giải pháp bảo vệ khỏi cúm và các biến chứng do cúm gây ra

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam, người cao t.uổi hoặc người có bệnh lý nền (tim mạch, đái tháo đường, hô hấp) là nhóm đối tượng ưu tiên cao nhất cần tiêm ngừa Cúm mùa hằng năm.

nguoi co benh tim phai dac biet can trong truoc cum mua a56 7128663

Tiêm phòng cúm là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của người cao t.uổi, người có bệnh nền (Ảnh: Adobe Stock)

Tiêm phòng cúm còn là biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp bảo vệ người cao t.uổi, người có bệnh lý nền khỏi Cúm mùa cũng như giúp giảm nguy cơ nhập viện, t.ử v.ong do Cúm mùa gây ra.

Vì vậy, người cao t.uổi, người bệnh lý nền tim mạch cần chủ động tham khảo ý kiến từ bác sĩ và tiêm ngừa Cúm mùa ngay khi có thể trước tình hình thời tiết thất thường như hiện nay. Bên cạnh đó, những người thân, người chăm sóc cho người cao t.uổi có bệnh lý nền trong nhà cũng cần tiêm ngừa cúm để tránh lây lan cho đối tượng này.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền, Tổng thư ký Hội Lão Khoa Việt Nam, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi…

Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Mặc dù tiêm phòng cúm là một lá chắn mạnh mẽ chống lại bệnh cúm nhưng việc gặp phải các phản ứng tạm thời khi cơ thể tăng cường khả năng phòng vệ là điều bình thường. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng việc hiểu rõ những gì sẽ xảy ra có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn sau tiêm chủng.

1. Tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm

Virus trong vaccine phòng cúm bị bất hoạt, do đó bạn không thể bị cúm khi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nhỏ có thể xảy ra như:

Đau nhức, tấy đỏ và/hoặc sưng tấy ở nơi tiêm

Nhức đầu nhẹ

Sốt nhẹ

Đau cơ

Buồn nôn

Mệt mỏi…

2. Tác dụng phụ khi sử dụng vaccine dạng xịt mũi phòng cúm

Ở t.rẻ e.m, tác dụng phụ của vaccine xịt mũi có thể bao gồm:

Sổ mũi

Khò khè

Đau đầu, đau cơ

Nôn

Sốt nhẹ…

Ở người lớn, tác dụng phụ của vaccine xịt mũi có thể bao gồm:

Sổ mũi

Đau đầu

Đau họng

Ho…

tiem phong cum co gay tac dung phu khong 4f7 7126699

Sau tiêm phòng cúm, việc gặp phải các phản ứng tạm thời khi cơ thể tăng cường khả năng phòng vệ là điều bình thường.

Những phản ứng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể với vaccine và là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang tích cực xây dựng khả năng bảo vệ chống lại bệnh cúm. Những tác dụng phụ tạm thời này thường xuất hiện trong vòng 1-2 ngày sau khi tiêm phòng cúm. Chúng thường giảm dần trong vòng một hoặc hai ngày và cơ thể sẽ trở lại bình thường.

Lưu ý, hiệu quả của vaccine cúm có thể khác nhau. Khả năng bảo vệ do vaccine cúm mang lại thay đổi theo từng mùa và phụ thuộc một phần vào độ t.uổi, tình trạng sức khỏe của người tiêm vaccine cũng như sự tương đồng hoặc “phù hợp” giữa virus trong vaccine và virus đang lưu hành.

Cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau, vì vậy thời điểm chính xác xuất hiện các triệu chứng sau khi tiêm phòng cúm cũng như cường độ của những phản ứng này có thể khác nhau đôi chút ở mỗi người.

3. Những điều cần làm sau khi tiêm phòng cúm

Nghỉ ngơi và cung cấp đủ nước hỗ trợ phản ứng của cơ thể

Nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sau khi tiêm phòng cúm là những bước quan trọng để hỗ trợ phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nghỉ ngơi cho phép cơ thể tập trung năng lượng vào việc xây dựng khả năng miễn dịch, trong khi quá trình hydrat hóa đảm bảo hoạt động bình thường của các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Đặt mục tiêu ngủ 7-8 giờ mỗi đêm và uống nhiều nước trong ngày (1,5-2 lít/ngày).

Vận động nhẹ nhàng

Sau khi tiêm phòng cúm, bạn nên tránh các hoạt động gắng sức trong 24-48 giờ đầu sau khi tiêm chủng. Tập thể dục cường độ cao có thể tạm thời gây căng thẳng cho cơ thể,làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức ở cánh tay hoặc các tác dụng phụ nhẹ khác.

Tập thể dục gắng sức sẽ kích hoạt giải phóng các phân tử gây viêm trong cơ thể, chúng có thể tạm thời cạnh tranh với phản ứng miễn dịch do vaccine khởi xướng. Điều này có thể dẫn đến tăng sự khó chịu hoặc trì hoãn sự phát triển khả năng miễn dịch đầy đủ.

Điều quan trọng cần nhớ là mọi người phản ứng khác nhau và một số cá nhân có thể ổn khi tiếp tục thói quen tập thể dục thường xuyên. Do đó, lắng nghe cơ thể mình và lựa chọn vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga nhẹ trong một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng, có thể là một chiến lược hữu ích để giảm thiểu sự khó chịu và hỗ trợ phản ứng miễn dịch của bạn.

tiem phong cum co gay tac dung phu khong 8b6 7126699

Tập trung vào các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Chú ý trong dùng thuốc và thực phẩm bổ sung

Việc dùng các loại thuốc thông thường mà bạn đã được kê đơn để điều trị các tình trạng sức khỏe đã có từ trước là hoàn toàn an toàn sau khi tiêm phòng cúm. Bạn nên tránh bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào mà không hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mắc các bệnh mạn tính hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Một số loại thuốc có thể tương tác với vaccine, có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, một số chất bổ sung có thể chứa các thành phần có thể cản trở phản ứng miễn dịch.

Bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào sau khi tiêm phòng cúm, bạn có thể đảm bảo sự an toàn của mình và tối ưu hóa khả năng xây dựng khả năng miễn dịch chống lại bệnh cúm của cơ thể.

Tập trung vào chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Mặc dù không có hạn chế nghiêm ngặt về chế độ ăn uống sau khi tiêm phòng cúm, nhưng bạn nên tránh những đồ ăn vặt như khoai tây chiên hoặc bánh quy… Tập trung vào các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn không bị dị ứng với trứng, việc tiếp tục ăn chúng sau khi tiêm phòng cúm là hoàn toàn an toàn.

Hạn chế hoặc không uống rượu

Mặc dù uống một lượng rượu vừa phải sau khi tiêm phòng cúm không có khả năng gây ra tác hại đáng kể, nhưng trong một số nghiên cứu, việc uống quá nhiều rượu có liên quan đến việc làm suy yếu chức năng miễn dịch. Uống quá nhiều rượu có thể làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, có khả năng làm giảm khả năng phản ứng với vaccine và xây dựng khả năng miễn dịch hiệu quả của chúng.

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là mỗi người chuyển hóa rượu một cách khác nhau và tác động chính xác lên phản ứng miễn dịch của mỗi cá nhân có thể khác nhau.

Tuy nhiên, thực hành điều độ và hạn chế uống rượu trong khoảng thời gian tiêm phòng cúm có thể là một cách tiếp cận thận trọng để đảm bảo chức năng miễn dịch tối ưu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *