Bị ngạnh cá trê đ.âm vào mu bàn tay, một phụ nữ ở Hưng Yên bị sốt, phỏng nước vàng tại vùng tổn thương và nhanh chóng lên vùng cánh cẳng bàn tay phải, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 30/3, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nữ bệnh nhân 57 t.uổi (Hưng Yên) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên trong tình trạng rất nặng.
Bệnh nhân có t.iền sử viêm khớp dạng thấp nhiều năm, uống thuốc nam thường xuyên, làm nghề bán cá. 7 ngày trước, nữ bệnh nhân bị ngạnh cá trê đ.âm vào mu bàn tay, 1 ngày sau xuất hiện sốt, phỏng nước vàng tại vùng tổn thương ở mu tay, đau nhiều, lan nhanh chóng lên vùng cánh cẳng bàn tay phải. Gia đình đã đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhà khám nhưng sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân không cải thiện tình hình và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết đường vào da và mô mềm theo dõi vibrio – theo dõi t.iền sốc nhiễm khuẩn. Bác sĩ đã giải thích với gia đình bệnh nhân tình trạng bệnh nặng, nguy cơ phải can thiệp xâm lấn bệnh nhân.
ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu khuyến cáo, đối với bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch như xơ gan, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp…, đặc biệt các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc nam không rõ nguồn gốc, nguy cơ làm cho tình trạng suy giảm miễn dịch nặng hơn. Những bệnh nhân này rất dễ bị n.hiễm t.rùng các chủng vi khuẩn từ nước vào.
Khi n.hiễm t.rùng trực khuẩn sẽ gây hoại tử tổ chức rất nghiêm trọng, tiến triển đi vào sốc rất nhanh, đe dọa đến tính mạng.
“Lưu ý đối với những người suy giảm miễn dịch khi uống thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, quản lý bệnh nền tốt để phòng tránh tình trạng rối loạn miễn dịch, ức chế miễn dịch nặng hơn”, BS Bắc nhấn mạnh.
Theo BS, những người suy giảm miễn dịch, nếu có vết thương phải xử lý đúng cách. Thậm chí những người làm nghề tiếp xúc với cá, chăm sóc động vật… tiếp xúc với môi trường nước phải đeo găng tay dày để tránh xây xước lây nhiễm vi khuẩn. Khi bị xây xước không nên chủ quan, phải sát khuẩn ngay. Khi có biểu hiện bệnh thì phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Phớt lờ đau ngực, người đàn ông nguy kịch do nhồi m.áu cơ tim cấp
Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở do nhồi m.áu cơ tim cấp biến chứng suy đa tạng.
Bệnh nhân Q. khi được bác sĩ thăm khám điều trị tại bệnh viện.
Thông tin từ gia đình, bệnh nhân T. V. Q. (51 t.uổi, tỉnh An Giang) đau ngực sau xương ức nhiều ngày nhưng không đi khám bệnh. Sau đó bệnh nhân Q.
Đau nặng hơn dự định đi khám, tuy nhiên chưa kịp đến bệnh viện thì đã ngã quỵ xuống đất.
Gia đình nhanh chóng đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán ngưng tim ngưng thở trước khi vào viện nghĩ do nhồi m.áu cơ tim cấp.
Sau khi cấp cứu thành công, bệnh nhân có tim trở lại được chuyển lên một bệnh viện tại TP Cần Thơ điều trị trước khi chuyển đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long điều trị tiếp.
Khi nhập cấp cứu Bệnh viện, bệnh nhân trong tình trạng sốc tim, suy thận cấp, viêm phổi và suy nhiều tạng trong cơ thể.
Sau khi hội chẩn đa chuyên khoa, ekip bác sĩ thống nhất chỉ định người bệnh can thiệp mạch vành đặt stent giúp lưu thông m.áu. Bệnh nhân được cho thở máy, truyền m.áu tích cực do xuất huyết tiêu hóa, lọc thận ngắt quãng tại Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU).
Theo bác sĩ Thạch Văn Tùng, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (ICU), Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, nhồi m.áu cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây t.ử v.ong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Đây là một trường hợp hy hữu, tỷ lệ thành công rất thấp. Trường hợp ngưng tim, ngưng thở ngoại viện, tỷ lệ t.ử v.ong lên đến 90%…
Bác sĩ Tùng cũng khuyến cáo người dân nếu có dấu hiệu đau ngực, khó thở, khó chịu vùng ngực, dù là những cơn đau nhỏ nhất cũng không được chủ quan mà cần đến bệnh viện gần nhất để được khám và can thiệp kịp thời. Người dân nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ…
Sau hơn 3 tuần điều trị, bệnh nhân Q. đã hồi phục các tạng trong cơ thể, tình trạng suy thận cải thiện, không còn lọc m.áu, người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, được cai máy thở và rút ống nội khí quản thành công. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, đã được xuất viện theo dõi tái khám ngoại trú theo lịch hẹn của bác sĩ.