Nhiều người cho rằng ‘ gội đầu rồi đi ra ngoài nắng nóng sẽ bị nhức đầu, chóng mặt’.
Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng quan điểm này không chính xác.
BS-CKII Nguyễn Viết Hậu, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải thích, đối với một số phụ nữ có các triệu chứng bệnh lý thần kinh trước đó như đau đầu căng cơ, đau đầu Migraine…, việc gội đầu rồi đi ra ngoài nắng sẽ dễ gây ra đau đầu, chóng mặt là do nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ đột ngột. Còn đối với người bình thường thì hoàn toàn không có vấn đề nói trên.
Quan điểm cho rằng gội đầu trước khi đi ra ngoài nắng sẽ bị nhức đầu, chóng mặt là không đúng. Ảnh Pexels
Cũng theo BS Nguyễn Viết Hậu, quan điểm “sau khi đi dưới nắng, mọi người về đến nhà nên tắm ngay” hay “do thời tiết nóng nực nên phải tắm thường xuyên” đều không chính xác. Vì khi cơ thể đang ở ngoài nắng, nhiệt độ môi trường khá cao, về nhà tắm ngay dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột thì trung tâm điều nhiệt phải hoạt động liên tục.
Ngược lại, chúng ta không được tắm ngay mà nên nghỉ ngơi, đợi khô mồ hôi khoảng 30 phút hãy tắm. Ngoài ra, cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không có lợi cho sức khỏe.
Một số điểm cần lưu ý phòng bệnh ngày nắng nóng
Để phòng ngừa các tình trạng do thời tiết nắng nóng hay thời điểm lúc giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, chúng ta nên có các biện pháp sau đây:
Mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ. Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì cứ sau mỗi giờ nên chuyển sang nơi có không khí mát mẻ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại với công việc. Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường…
Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Ảnh M.Phúc
Theo BS Nguyễn Viết Hậu, trong thời tiết nóng bức hay trong thời điểm giao mùa phải lưu ý thêm các bệnh lý về đường hô hấp. Nguyên nhân do mọi người có xu hướng ở trong phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng quạt mạnh hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá… Những hoạt động như vậy vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp. Làm cho các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập gây các bệnh lý như: Nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên…
Nhiệt độ môi trường cao dễ làm cho thức ăn bị ôi thiu, cùng với sự phát triển của các loài trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián… dễ gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc tập thể.
Khi nhiệt độ tăng cao thì sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi và chất bã nhờn. Đặc biệt là ở t.rẻ e.m hay người già cao tuổi mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị l.ở l.oét, các vi nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn…
Một số bệnh truyền nhiễm ít chú ý tới như sởi, quai bị, bệnh tay chân miệng cũng thường xuất hiện trong thời gian này. Đối với trẻ trong độ tuổi tiểu học hay THCS, cha mẹ thường ít chú ý kiểm tra lịch chích ngừa. Tốt nhất, sau 3 đến 5 năm, chúng ta nên chích ngừa nhắc lại cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong mùa nắng nóng.
Người trưởng thành: Chỉ số nhịp tim và huyết áp như thế nào là chuẩn?
Ở người trưởng thành và cao t.uổi, nhịp tim đ.ập nhanh hay chậm đều không tốt cho sức khỏe, nhịp tim lý tưởng từ 60-80 lần/phút.
Thạc sĩ – bác sĩ Lý Hoàng Anh, khoa Phẫu thuật Tim t.rẻ e.m, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nhịp tim của người lớn bình thường lúc nghỉ khoảng 60-100 lần/phút. Nhịp tim chậm là dưới 60 lần/phút và nhịp tim nhanh là trên 100 lần/phút. Do đó, nhịp tim đ.ập nhanh hay chậm đều không tốt cho sức khỏe của bạn.
Theo các chuyên gia, nhịp tim lý tưởng cho trái tim khỏe từ 60-80 lần/phút. Khi nhịp tim lúc nghỉ lớn hơn 100 lần/phút hoặc dưới 60 lần/phút hoặc có các triệu chứng như ngất xỉu, chóng mặt, khó thở hoặc đ.ánh trống ngực… bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Nhịp tim lý tưởng cho trái tim khỏe từ 60-80 lần/phút. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tăng huyết áp có thể gây nhồi m.áu cơ tim, xuất huyết não
Bên cạnh nhịp tim, theo tiến sĩ – bác sĩ Trần Hòa, Phó trưởng khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, huyết áp là một chỉ số đáng quan tâm ảnh hưởng đến tim mạch.
Một người được xác định mắc tăng huyết áp khi một trong hai chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Tuy chẩn đoán tăng huyết áp rất đơn giản, mỗi người có thể chủ động phát hiện tăng huyết áp bằng cách tự đo huyết áp tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy nhiều người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp. Người dân còn chủ quan, chưa chú trọng việc đo huyết áp và chủ động tầm soát khiến số người bệnh được chẩn đoán vẫn chiếm tỷ lệ thấp.
Đối với người đã được chẩn đoán tăng huyết áp, phần lớn người bệnh không tuân thủ điều trị vì bệnh hầu như không gây triệu chứng điển hình. Nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả, tăng huyết áp có thể gây nhồi m.áu cơ tim, xuất huyết não, nhồi m.áu não và nhiều biến chứng khác lên tim, mắt, thận, mạch m.áu…
Một vấn đề đáng lo ngại đó là người được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nhưng chưa tuân thủ điều trị cũng chiếm đến 50%. Bên cạnh đó, nhiều người dù đã được chẩn đoán, điều trị nhưng huyết áp vẫn không đạt được huyết áp mục tiêu (dưới 140/90 mmHg).
Với người bệnh cao huyết áp mức huyết áp mục tiêu cần đạt được dưới 140/90 mmHg. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân thường do người bệnh không tuân thủ điều trị bằng thuốc và có lối sống chưa phù hợp (thói quen ăn mặn, thiếu vận động, thừa cân, béo phì…). Đặc biệt trong việc điều trị bằng thuốc, người bệnh thường quên uống thuốc, chưa phối hợp thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ hoặc uống thuốc không đủ liều theo chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách
Theo bác sĩ Hòa, khuyến cáo mới nhất của phân hội Tăng huyết áp – Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp cho biết, người bệnh cần chủ động đo huyết áp đúng cách tại nhà. Đây một phương pháp đơn giản và thuận tiện để theo dõi sức khỏe, góp phần kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Trước khi đo, cần kiểm tra máy để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại máy đang dùng, nhất là phần hướng dẫn về vị trí đặt, mức độ đóng chặt của dải quấn. Cần chọn băng quấn thích hợp và bao quanh cánh tay, băng quấn đặt ở vị trí ngang tim. Máy đo huyết áp phải được hiệu chỉnh mỗi 6 – 12 tháng một lần để duy trì độ chính xác.
Cần giữ cơ thể cố định, ngồi xuống và thở đều đặn, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất và hai chân không bắt chéo nhau. Nên nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, không uống cà phê, rượu bia, chất kích thích, hút t.huốc l.á trước đo.