Tôi là F0, không sốt, có cần uống luôn paracetamol hay kháng viêm? Do giãn cách tôi không mua được thuốc để sẵn trong nhà, tôi phải làm sao? Xin bác sĩ hướng dẫn. (Nguyễn Phương Nhi, 50 t.uổi, TP HCM)
Trả lời:
Dịch Covid-19 phức tạp, hoạt động ra đường rất khó khăn nên việc chuẩn bị thuốc càng trở nên quan trọng. Các gia đình nên chuẩn bị thuốc hạ sốt cho người lớn và t.rẻ e.m gồm dạng uống, đặt h.ậu m.ôn, gói bột pha nước…
Gia đình có t.rẻ e.m, nên chuẩn bị thuốc dạng bột để pha nước cho trẻ uống hoặc viên nang đặt h.ậu m.ôn. Thuốc này không cần bác sĩ chỉ định, chỉ cần trên 38 độ C là có thể sử dụng.
Người bệnh không có triệu chứng thì không có chỉ định dùng paracetamol. Thuốc chỉ có hiệu quả hạ nhiệt độ, không có công hiệu dự phòng. Ta chỉ uống khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C.
Trường hợp uống thuốc hạ sốt, chúng ta có thể tính theo công thức đơn giản về liều dùng cho cả người lớn và t.rẻ e.m, đó là 10-15 mg cho một kg cân nặng, nhân với cân nặng của từng người. Ví dụ, một người 50 kg thì uống 1 viên 500 mg, người 75 kg có thể uống 2 viên 500 mg.
Lưu ý uống thuốc cách nhau 4-6 tiếng, một ngày tối đa 5 lần. Bên cạnh hiệu quả giảm sốt, giảm đau, thuốc này có tác dụng phụ gây suy gan. Các triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn vì không điển hình. Bệnh nhân có thể phát ban, sẩn ngứa hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn hoặc đau bụng, tiêu chảy đi ngoài. Biểu hiện này cũng có thể gặp ở nhiều loại ngộ độc khác nhau. Đối với paracetamol, triệu chứng ngộ độc điển hình hơn. Nặng nhất là gây suy gan. Khi đó men gan trong cơ thể tăng cao, người bệnh mệt mỏi, thẫn thờ, vàng da vàng mắt, tiểu sẫm màu. Lúc ấy người uống đã tổn thương cả tế bào và đường mật trong gan.
Các thuốc kháng viêm và chống đông không được khuyến cáo dùng khi không có triệu chứng, mà chỉ dành cho các bệnh nhân suy hô hấp. Có thể sử dụng thuốc trong lúc chờ đợi liên hệ được nhân viên y tế, giúp hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Lưu ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh
Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Cảnh báo ngộ độc do ‘tự dùng thuốc hạ sốt chữa bệnh COVID-19 theo mạng xã hội’
Cơ quan y tế cảnh báo về tình trạng ngộ độc paracetamol do tự dùng thuốc chữa bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Người bệnh ngộ độc do lạm dụng thuốc được điều trị tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) – Ảnh: BỆNH VIỆN CUNG
Ngày 21-7, Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo về tình trạng trên mạng xã hội xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh COVID-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn, liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.
Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt có thể gây t.ử v.ong
Theo Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trước tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên.
Trên thực tế, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, nhất là thuốc nhập ngoại như Tylenol, đang được nhiều người tìm mua, giá còn tăng gấp mấy lần do nhu cầu tăng đột biến. Trong đó, phần lớn mua với mục đích tích trữ, sử dụng để tự chữa các biểu hiện của bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Theo cảnh báo của các bác sĩ chống độc, ngộ độc paracetamol là loại ngộ độc thường gặp nhưng âm thầm, dễ bỏ sót. Người sử dụng có thể bị ngộ độc do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà.
Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và t.ử v.ong.
Những hướng dẫn trên mạng xã hội được các chuyên gia chống độc khuyến cáo người dùng không nên tự áp dụng
Sử dụng paracetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt như thế nào?
Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.
Theo khuyến cáo của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), liều paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ nêu trên là không quá 3 gam/24 giờ với người trưởng thành và t.rẻ e.m là 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần và không quá 6 lần/24 giờ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng liều này cho người có nhiều yếu tố và hoàn cảnh nguy cơ nêu trên thì lại gây ngộ độc.
Trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gam paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.
Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.
“Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước… Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra” – các chuyên gia chống độc khuyến cáo.