Thời gian qua, Bệnh viện K ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa.
Nhiều ca bệnh đã được phẫu thuật thành công giúp nâng cao hiệu quả điều trị, trong đó có trường hợp ở độ t.uổi 95.
Hình ảnh bệnh nhân L. sau phẫu thuật
Bà Hoàng Thị L. (95 t.uổi, quê tại Nam Định) thấy hiện tượng đau bụng và đi ngoài ra m.áu một thời gian, cứ ngỡ đó là dấu hiệu bình thường và ở t.uổi cao nên chủ quan không đi khám. Khi các dấu hiệu này ngày càng thường xuyên hơn, đau thắt vùng bụng thì bà L. mới đến Bệnh viện K kiểm tra. Các bác sĩ đã chỉ định chụp chiếu và làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân L. có u đại tràng sigma chiếm gần hết lòng đại tràng.
“Mặc dù bệnh nhân t.uổi đã cao nhưng sau khi đ.ánh giá tổn thương tại chỗ, chưa di căn, thể trạng bệnh nhân đảm bảo và sự quyết tâm của cụ L. cũng như đội ngũ bác sĩ, chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u, giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong sinh hoạt, nâng cao chất lượng đời sống”, PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết.
Trong 3 giờ, kíp phẫu thuật đã thực hiện loại bỏ tổn thương kích thước 5cm và bảo tồn các tế bào lành. Ca mổ diễn ra thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, dự kiến ra viện sau 7 ngày điều trị.
Đây không phải là những trường hợp hiếm gặp tại Bệnh viện K. Thời gian qua, bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho nhiều người bệnh trên 80, 90 t.uổi…
“Nhiều gia đình có người thân cao t.uổi ngoài 70,80 mà phát hiện bệnh ung thư thì thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị. T.uổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng người bệnh đừng vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh”, PGS.TS Phạm Văn Bình nói.
Để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, bác sĩ bệnh viện K khuyến cáo, mọi người nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A…và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên.
Những người có t.iền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra m.áu, ói ra m.áu… thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời. Ngay cả khi phát hiện ung thư ở bệnh nhân t.uổi cao thậm chí trên 80, 90 t.uổi vẫn nên quyết tâm phối hợp với các bác sĩ chuyên sâu về ung thư để không bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh tốt nhất.
Món ăn được giới trẻ yêu thích nhưng có nguy cơ dẫn tới ung thư
Thói quen dùng nhiều thức ăn nhanh của một bộ phận giới trẻ hiện nay làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa trong đó có ung thư đại trực tràng.
L.T.H (29 t.uổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết cô vừa phát hiện ung thư đại tràng giai đoạn 3 từ những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. H. đại tiện thất thường kéo dài 3 tháng nhưng cô không đi khám. Khi sụt cân kèm theo đau bụng dữ dội, H. đến viện cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán tắc ruột do khối u. Kết quả sinh thiết là ung thư đại tràng.
Lúc này, H. mới tìm hiểu về các tác nhân gây ung thư và nhận ra mình đã âm thầm gây hại cho hệ tiêu hóa. H. bán hàng online cùng với bạn, rất đông khách nên ăn uống thất thường. Cô thường gọi thức ăn nhanh về, không có rau xanh đi kèm. Đây là điều cô ân hận nhất khi đối mặt với ung thư.
Phó giáo sư Nguyễn Anh Tuấn – Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết, ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới.
Thức ăn nhanh làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Freepik
Trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong do ung thư đại trực tràng tăng lên trong vài năm gần đây, có thể do sự gia tăng của lối sống không lành mạnh. Hiện nay, giới trẻ yêu thích thức ăn nhanh, ngại nấu nướng, ít ăn các món truyền thống càng làm tăng bệnh lý đường tiêu hóa trong đó có ung thư.
Phó giáo sư Tuấn chia sẻ, tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo và ít chất xơ, thiếu hoạt động thể chất, tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn và hút t.huốc l.á có thể tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Thức ăn nhanh thường có nhiều chất béo, đường, natri, thiếu chất xơ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tế bào ác tính. Loại thực phẩm này không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, gây ra thiếu hụt dinh dưỡng. Tiêu thụ thức ăn nhanh thường là một yếu tố góp phần vào tăng cân. Những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng rất cao.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ung thư đại trực tràng là một bệnh phức tạp có nhiều yếu tố góp phần, bao gồm cả di truyền, t.uổi tác, t.iền sử gia đình.
Phó giáo sư Tuấn khuyên mọi người cần duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng. Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và giảm nguy cơ tạo thành polyp đại trực tràng. Hãy hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và thay thế bằng nguồn protein khác như cá, gà, hạt, đậu… Bạn cần uống đủ nước hằng ngày giúp duy trì sự cân bằng nước và các quá trình tiêu hóa trong cơ thể.
Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có thể điều trị thành công. Vì vậy, bác sĩ Tuấn khuyến cáo người dân cần thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ và tư vấn y tế với bác sĩ để theo dõi sức khỏe trực tràng và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào.