Cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là vào buổi sáng.
Tuy nhiên, việc uống cà phê khi đói có thể gây ra một số tác động tiêu cực đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý.
Có nên uống cà phê khi đói?
1. Tăng đường huyết
Uống cà phê khi đói có thể làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong m.áu, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất như tiểu đường. Ăn một số món nhẹ trước khi uống cà phê có thể giúp hạn chế tác động này.
2. Trào ngược axit
Cà phê có tính axit tự nhiên, và uống nó khi đói có thể kích thích axit trong dạ dày, gây ra triệu chứng như ợ nóng, cảm giác nôn nao và thậm chí là viêm thực quản, tăng nguy cơ ung thư.
3. Kích thích nhu động ruột
Cà phê chứa nhiều hợp chất có thể kích thích nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy khi uống lúc đói.
4. Bồn chồn
Caffeine trong cà phê có thể gây ra cảm giác bồn chồn và tim đ.ập nhanh, đặc biệt là khi uống cà phê vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
Để tận hưởng những lợi ích mà cà phê mang lại, hãy ăn một bữa nhẹ trước khi uống cà phê để giảm tác động tiêu cực. Hạn chế uống cà phê vào buổi sáng sớm, đặc biệt là ngay sau khi thức dậy.
Lựa chọn cà phê decaf (đã khử caffeine) hoặc pha loãng để giảm lượng caffeine.
Kết hợp cà phê với các món như bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt, bơ hạt, trái cây để giảm tác động phụ.
Trong tất cả các trường hợp, việc uống cà phê nên được thực hiện một cách có điều độ và cân nhắc, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe đặc biệt. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia y tế nếu cần thiết.
Vì sao không nên cho trẻ dưới 12 t.uổi uống cà phê?
Việc uống một cốc cà phê mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người lớn, nhưng nó không tốt đối với trẻ con.
Trang tin Insider mới đây cho hay dù caffein trong cà phê không khiến t.rẻ e.m chậm lớn nhưng chúng có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe không mong muốn.
“Caffein có thể gây ra các vấn đề như bồn chồn, lo lắng, trào ngược axit, rối loạn giấc ngủ, tăng nhịp tim và huyết áp nếu t.rẻ e.m hấp thụ quá nhiều”, tiến sĩ David Berger, đồng thời là bác sĩ nhi khoa đang làm việc tại Mỹ, cho biết.
Caffein có thể gây ra các vấn đề như trào ngược axit, rối loạn giấc ngủ, tăng nhịp tim và huyết áp nếu t.rẻ e.m hấp thụ quá nhiều . Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Giải thích rõ hơn, chuyên gia này cho hay cơ thể t.rẻ e.m vốn nhỏ hơn người lớn, nên một lượng caffein an toàn cho người lớn cũng có thể khiến các em gặp rắc rối về sức khỏe.
Chuyên gia Berger nói rõ mỗi cốc cà phê sẽ có khoảng 95 mg caffein. Với người lớn, họ có thể uống 2 cốc mỗi ngày (nên uống trước buổi chiều tối) vẫn đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên với trẻ con, mức caffein trên là quá nhiều.
Cụ thể, ông Berger cho biết với trẻ từ 10-12 t.uổi, lượng caffein an toàn có thể hấp thụ là ít hơn 85 mg/ngày. Trong khi con số này ở trẻ trong độ t.uổi từ 4-9 còn thấp hơn nữa, chỉ vào khoảng từ 45-62,5 mg/ngày.
Ngoài ra, chuyên gia người Mỹ còn cảnh báo trẻ dưới 12 t.uổi thường xuyên uống cafe còn có thể mắc chứng suy giảm chức năng nhận thức, khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và suy giảm khả năng đọc hiểu.
Học viện tâm lý t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên của Mỹ cũng từng đưa ra khuyến cáo không nên cho t.rẻ e.m dưới 12 sử dụng thức uống có quá nhiều caffein như cà phê. Thay vào đó, nên cho các em uống các loại trà thảo dược, sinh tố trái cây hoặc sữa khi cần giải khát.