Ho có đờm khiến người bệnh khó chịu và bất tiện. Việc sử dụng chanh quất mật ong, lá húng chanh… súc miệng bằng nước muối ấm tại nhà có thể làm giảm tình trạng ho có đờm.
Nguyên nhân gây ho
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất đờm, chất tiết, dị vật… ra khỏi đường thở. Ho là triệu chứng của bệnh lý hô hấp và tai mũi họng. Ho có thể gặp ở một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, COPD, viêm phổi… Ho có thể chia làm ho khan và ho có đờm, một số trường hợp ho ra m.áu.
Ho có lây không?
Ho là một triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, không phải là bệnh lý. Vô hình chung phản xạ này cũng sẽ tống vi khuẩn, virus từ trong cơ thể ra ngoài. Với những người mắc các bệnh lý truyền nhiễm, khi ho sẽ làm lây truyền mầm bệnh. Ví dụ như ho khi mắc cúm, khi người bệnh ho sẽ sinh ra giọt b.ắn, người lành tiếp xúc với các giọt b.ắn có thể lây bệnh. Hoặc ho ở người mắc bệnh lao, viêm phế quản cấp… sẽ đem theo vi khuẩn, virus và lây lan trong không khí. Còn ở những trường hợp ho do kích ứng, dị ứng thì không gây lây nhiễm.
Chữa ho có đờm tại nhà bằng cách nào?
Ho có đờm là tình trạng khi các dịch tiết trong đường hô hấp làm cản trở quá trình hô hấp khiến cơ thể phản xạ và tống chúng ra ngoài. Ho có đờm gây cảm giác khó chịu cho người bệnh và khiến bệnh nhân cảm thấy bất tiện trong cuộc sống.
Ngoài việc đến cơ sở y tế để thăm khám và uống thuốc kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể dùng một số biện pháp dân gian để chữa ho có đờm tại nhà như:
– Ngậm chanh, quất mật ong, lá húng chanh, gừng mật ong…
– Một số loại siro bổ phế bán tại các quầy thuốc
– Những trường hợp ho có đờm có thể súc họng bằng nước muối ấm. Người bệnh có thể tự pha, tuy nhiên để đạt được nồng độ chuẩn nhất nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để sử dụng.
Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng các biện pháp dân gian và các loại thuốc thông thường không đỡ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị.
Bài Viết Liên Quan
- Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí bao lâu?
- Nên uống bao nhiêu ml nước ép lô hội mỗi ngày?
- 4 lợi ích sức khỏe đặc biệt của rau
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa ho có đờm tại nhà như ngậm chanh/quất mật ong, súc miệng bằng nước muối ấm….
Bị ho có cần kiêng thịt gà không?
Ho có đờm kiêng ăn gì? Nhiều người bệnh cho rằng, khi ho cần kiêng một số loại thực phẩm như thịt/da gà, thịt vịt, xôi, tôm… với lý do gây ngứa. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn thịt gà, tôm… gây ho. Việc ăn các thực phẩm này gây ho trong trường hợp không xử lý thực phẩm kỹ như vẫn còn sót vỏ tôm, râu tôm, lông gà… khi ăn vào gây kích ứng đường họng. Khi cho người già hoặc trẻ nhỏ ăn cần xử lý kỹ để không bị kích ứng họng. Đây là những thực phẩm bổ dưỡng và không có lý do gì để người bị ho có đờm phải kiêng.
Cách làm dịu cơn ho vào ban đêm
Ho vào ban đêm khiến bạn khó chịu, phá rối giấc ngủ, tác động không tốt tới sức khỏe.
Vào ban đêm, bạn cần ngủ để có thể nghỉ ngơi cần thiết để chống lại bệnh tật và hoạt động hàng ngày. Nhưng mỗi khi bắt đầu chợp mắt, bạn lại bị cơn ho đ.ánh thức dậy. Cơn ho vào ban đêm có thể gây khó chịu và bực bội, không cho phép bạn có được giấc ngủ ngon mà bạn rất cần.
Điều quan trọng là bạn cần làm dịu cổ họng ngứa ngáy và đường hô hấp quá nhạy cảm trước khi đi ngủ để giảm cơn ho vào ban đêm.
Làm dịu cơn ho có đờm
Theo Healthline, ho có đờm thường liên quan đến quá nhiều chất nhầy ở ngực, cổ họng và miệng. Những lời khuyên sau đây có thể cải thiện tình trạng của bạn:
– Nâng cao đầu và cổ khi ngủ: Khi bị ho về đêm, trọng lực chính là kẻ thù của bạn. Tất cả dịch mũi sau và chất nhầy mà bạn nuốt vào trong ngày sẽ dồn lại và gây kích ứng cổ họng khi bạn nằm xuống vào ban đêm. Cố gắng chống lại trọng lực bằng cách kê gối cao lên khi ngủ.
Một mẹo khác dành cho những người bị trào ngược axit là dán các khối gỗ dưới đầu giường để nâng nó lên khoảng 10 cm. Với góc độ đó, bạn có thể giữ axit trong dạ dày để chúng không gây kích ứng cổ họng. Tránh nâng cao đầu quá nhiều vì điều này có thể dẫn đến đau cổ và khó chịu.
– Uống thuốc long đờm: Thuốc long đờm làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn dễ dàng ho ra đờm.
– Uống một thức uống ấm : Đồ uống nóng, bốc hơi có thể giúp làm dịu cổ họng bị kích thích do ho, đồng thời làm loãng chất nhầy. Nước ấm với mật ong và chanh, trà thảo mộc và nước canh đều là những lựa chọn hoàn hảo.
Theo Webmd, tiến sĩ Norman H. Edelman, Giám đốc Y tế của Hiệp hội Phổi Mỹ, cho biết: “Bất kỳ chất lỏng ấm nào cũng có thể giúp phá vỡ chất nhầy trong đường thở của bạn. Hãy thêm một chút mật ong”. Tuy nhiên, bạn nên uống chúng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
– Tắm nước nóng: Hơi nước từ vòi sen ấm có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong ngực và các xoang, làm thông thoáng đường thở của bạn.
Uống một cốc thảo dược, chanh mật ong ấm trước khi ngủ có thể giúp bạn giảm ho vào ban đêm. (Ảnh: Prevention)
Làm dịu cơn ho khan
Ho khan có thể liên quan đến các tình trạng như GERD, hen suyễn, chảy dịch mũi sau, thuốc ức chế men chuyển và n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên. Ít phổ biến hơn, ho khan có thể do ho gà. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn giảm ho khan vào ban đêm:
– Sử dụng viên ngậm ho: Viên ngậm trị ho có thể được bán tại các nhà thuốc và nhà bán lẻ, và chúng có nhiều loại hương vị. Một số có tinh dầu bạc hà để giúp thông xoang. Một số chứa vitamin C có thể làm dịu cơn đau họng.
Dù dùng loại nào, hãy nhớ ngậm tan hết chúng trước khi nằm xuống để không bị nghẹn. Tránh đưa viên ngậm cho trẻ nhỏ vì chúng có thể gây nguy cơ nghẹt thở.
– Dùng thuốc thông mũi: Loại thuốc này có thể giúp làm khô dịch mũi sau – tác nhân gây ho dai dẳng vào ban đêm. Không dùng thuốc thông mũi cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi vì chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
– Sử dụng thuốc giảm ho: Loại thuốc này ngừa ho bằng cách ngăn chặn phản xạ ho của bạn. Chúng có thể hữu ích đối với chứng ho khan vào ban đêm vì có tác dụng ngăn phản xạ ho kích hoạt khi bạn ngủ.
– Uống nhiều nước: Bổ sung nước cho cơ thể đặc biệt quan trọng khi bạn cảm thấy khó chịu. Uống nước suốt cả ngày có thể đảm bảo cổ họng luôn được bôi trơn, điều này giúp bảo vệ cổ họng khỏi các chất kích thích và tác nhân gây ho khác.
Bạn nên đặt mục tiêu uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Chỉ cần đảm bảo ngừng uống nước ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để tránh phải đi vệ sinh trong đêm.