Bà T.M, 59 t.uổi, ở Phú Thọ sau 3 ngày tự dùng thuốc giảm đau do con mua từ nước ngoài gửi về đã phải đến bệnh viện cấp cứu vì c.hảy m.áu dạ dày.
Theo lời kể của bà M, bà có t.iền sử tăng huyết áp và chấn thương sọ não cũ do tai nạn giao thông không có di chứng.
Trước khi vào viện 5 ngày, bà M. bị đau tay nên đã tự uống 1 loại thuốc giảm đau của nước ngoài được con mua gửi về (bệnh nhân thấy chồng cũng uống thuốc này đỡ đau nên đã tự uống), mỗi ngày uống 4 viên chia 2 lần.
Bài Viết Liên Quan
- Chuyên gia chỉ cách súc miệng phòng Covid-19, bảo vệ tốt “chốt chặn” đầu tiên
- Ăn uống mất vệ sinh có thế khiến bạn đối mặt với loại virus nguy hiểm này
- Lần đầu tiên đặt stent động mạch 2 bên thận thành công
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh
Sau uống thuốc 3 ngày, xuất hiện tình trạng đau bụng, ợ chua, ợ hơi và mệt mỏi. Người bệnh tự theo dõi ở nhà 2 ngày nhưng không đỡ, kèm theo có đại tiện phân màu đen, nên đã đến BVĐK tỉnh Phú Thọ khám.
Lúc vào viện, người bệnh tỉnh, đau bụng thượng vị, mệt nhiều, hoa mắt, chóng mặt, nôn ít dịch đen, đại tiện phân đen, huyết áp 100/60mmHg.
Kết quả nội soi tiêu hóa cho thấy có loét dạ dày FORREST-III, loét hành tá tràng FORREST-IIb; xét nghiệm công thức m.áu: Hồng cầu 2,9T/L (trung bình 4,5T/L), hemoglobin(Hb) 82g/l (bình thường135g/l-145g/l), hematocrit(Hct) 25% (bình thường 35-50%).
Người bệnh được chẩn đoán: Xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do loét dạ dày Forrest III, loét hành tá tràng Forest Iib.
Bệnh nhân được điều trị thở oxy, truyền dịch, truyền m.áu, giảm tiết niêm mạc dạ dày.
Sau điều trị 2 ngày người bệnh đỡ đau bụng, không sốt, không nôn, còn đại tiện phân đen, huyết động ổn định.
Hết 6 ngày điều trị, người bệnh không còn đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện phân vàng, các chỉ số xét nghiệm m.áu trở về bình thường. Bà M. được ra viện, tiếp tục dùng thuốc tại nhà theo đơn của bác sĩ và được tư vấn chế độ sinh hoạt sau điều trị xuất huyết tiêu hóa.
BSCKII Bùi Mạnh Cường – Trưởng khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa, BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết: Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, hành tá tràng là một cấp cứu nội ngoại khoa.
Đây là tình trạng m.áu c.hảy từ lòng mạch vào trong ống tiêu hóa, người bệnh có biểu hiện nôn ra m.áu hoặc đi ngoài phân đen. Tình trạng này rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.
Nhiều bệnh nhân chỉ có biểu hiện mệt mỏi, đại tiện phân đen số lượng ít nên chủ quan không đến bệnh viện thăm khám ngay mà theo dõi tại nhà, đến khi mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ngất mới đến bệnh viện, thậm chí có nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng shock mất m.áu ảnh hưởng tới tính mạng.
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh lý này 10-20%. Vì vậy cần phải chẩn đoán càng sớm càng tốt, để có biện pháp xử trí, cấp cứu kịp thời.
Nhiều loại thuốc xương khớp của nước ngoài mà người dân hay mua trong thành phần có các hoạt chất chống viêm giảm đau không steorid, ngoài tác dụng chống viêm, giảm đau sẽ ảnh hưởng tới dạ dày gây ra viêm loét thậm chí có thể biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.
6 cách chữa mất ngủ tại nhà không dùng thuốc
Mất ngủ kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Một số cách chữa mất ngủ tại nhà dưới đây có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon.
Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga) việc tăng hàm lượng serotonin và melatonin trong cơ thể có thể làm hạn chế tình trạng mất ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Để chữa mất ngủ có các phương pháp như thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hoặc dùng thuốc.
Cách chữa mất ngủ tại nhà
Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ tại nhà không cần dùng thuốc:
– Bổ sung các thực phẩm có chứa tryptophan để cơ thể sản sinh ra melatonin và serotonin. Các thực phẩm giàu trytophan bao gồm: các loại hạt, các loại đậu, gạo lứt, lạc, các loại thịt trắng, các sản phẩm làm từ sữa, sô cô la, chuối, cá, trứng gà…
– Điều trị rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc bổ sung lợi khuẩn để có hệ tiêu hóa tốt. Người bị mất ngủ không nên ăn kiêng, bỏ bữa. Tuyệt đối lưu ý không nên ăn các đồ ăn chế biến sẵn hoặc nhiều dầu mỡ nhất là trước khi ngủ, thay vào đó bạn có thể lựa chọn ăn nhẹ và ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Đồng thời không nên uống rượu bia hay sử dụng t.huốc l.á, cà phê hoặc các chất kích thích khác.
Vệ sinh giấc ngủ bằng cách thay đổi không gian ngủ thoáng mát, dùng ánh sáng dịu nhẹ và hạn chế tiếng ồn là cách để chữa mất ngủ tại nhà.
– Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh căng thẳng, stress. Bên cạnh đó nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày, có thể lựa chọn một số bộ môn có lợi cho giấc ngủ như yoga, thiền, đạp xe, bơi… hoặc duy trì một số thói quen giúp ngủ ngon hơn như tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm…
– Ghi lại nhật ký giấc ngủ nhằm tạo ra thói quen cố định, lặp lại trước khi lên giường đi ngủ. Vệ sinh giấc ngủ bằng cách thay đổi không gian phòng ngủ sao cho thoáng mát, sử dụng ánh sáng dịu nhẹ khi ngủ và hạn chế tiếng ồn. Để có giấc ngủ ngon vào buổi tối, bạn nên hạn chế ngủ vào ban ngày.
– Nếu bạn mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cần điều trị dứt điểm như bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thiếu m.áu não…
– Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng một số hoạt chất như melatonin, magne-B6 hay các loại thảo dược giúp an thần nhẹ (tâm sen, lạc tiên, bình vôi…) hoặc các loại thảo dược giúp tăng tuần hoàn não (rễ đinh lăng, ginkgo biloba..).
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ như viêm loét dạ dày, thiếu m.áu não, đau nhức xương khớp…
Vì sao bị mất ngủ?
Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ là tình trạng ngủ chập chờn, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy giữa giấc và khó ngủ lại, thức dậy sớm (trước 5 giờ sáng) hoặc cả đêm không ngủ được.
Với những người dưới 18 t.uổi thời gian ngủ mỗi ngày là khoảng 8 tiếng, sau 18 t.uổi thời gian ngủ mỗi ngày là từ 7-8 tiếng và cứ sau 10 năm t.uổi thời gian ngủ sẽ giảm đi khoảng 30 phút mỗi ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ như:
– Tình trạng thoái hóa hệ thần kinh, thoái hóa của cơ thể. Thời gian ngủ tỷ lệ nghịch với t.uổi tác, t.uổi càng cao thời gian ngủ càng ngắn lại.
– Người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ (mất ngủ thứ cấp) như phì đại tuyến t.iền liệt, bệnh lý xương khớp, bệnh zona, viêm loét dạ dày, thiếu m.áu não…
– Người hay căng thẳng, stress: Nếu cuộc sống thường xuyên căng thẳng hoặc gặp cú sốc tâm lý có thể khiến con người rơi vào tình trạng mất ngủ.
Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
– Người mắc các rối loạn tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật.
– Người phải dùng các loại thuốc điều trị bệnh lý mạn tính như huyết áp, đái tháo đường, gout, mỡ m.áu, trầm cảm…
– Môi trường sống và thói quen sinh hoạt cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ như thói quen thức quá khuya, phòng ngủ ồn ào, người làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ…
Việc mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, suy yếu hệ miễn dịch, rối loạn hormone, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu….) thậm chí là cả ung thư.
Nếu áp dụng các biện pháp chữa mất ngủ tại nhà không hiệu quả, hoặc tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.