Biến thể phụ JN.1 gây dịch Covid-19 đang chiếm ưu thế

Theo cập nhật mới nhất (đến 15.3.2024) về dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dương tính với SARS-CoV-2 (qua các xét nghiệm PCR), được phát hiện trong giám sát trọng điểm là khoảng 11%.

Có thêm các ca mắc Covid-19 t.ử v.ong tại các quốc gia. JN.1 là biến thể được quan tâm, đã gia tăng nhanh chóng so với dòng bố mẹ của nó là BA.2.86.

Trên toàn cầu, đến đầu tháng 3 năm nay, JN.1 là biến thể được quan tâm có báo cáo nhiều nhất (hiện được 115 quốc gia báo cáo), chiếm 90,3%, so với 89,4% tại thời điểm đầu tháng 2. Dòng bố mẹ của JN.1 là BA.2.86, đang suy giảm.

bien the phu jn1 gay dich covid 19 dang chiem uu the e18 7126834

Covid-19 có thể gây bệnh nặng, tổn thương phổi ở người già, người suy giảm miễn dịch. Ảnh T.L

Trên toàn cầu, số ca mắc Covid-19 mới đã giảm 44% trong vòng một tháng gần đây (từ 5.2 – 3.3) với hơn 292.000 trường hợp mới được báo cáo. Số ca mắc Covid-19 t.ử v.ong giảm 51% so với khoảng một tháng trước đó, với 6.200 ca t.ử v.ong mới được báo cáo.

Trong khoảng thời gian từ 5.2 – 3.3, số ca nhập viện mới do Covid-19 và số ca nhập khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) đều ghi nhận mức giảm chung, lần lượt là 35% và 64% với hơn 78.000 và 500 ca nhập viện.

Tính đến 3.3.2024, hơn 774 triệu trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận và hơn 7 triệu trường hợp t.ử v.ong đã được báo cáo trên toàn cầu.

Chủ động ứng phó biến chủng mới nguy hiểm hơn

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, Cục Y tế dự phòng và các đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Y tế vẫn cập nhật với WHO về diễn biến Covid-19; hệ thống giám sát trọng điểm bệnh cúm và các bệnh đường hô hấp đã lấy mẫu các bệnh phẩm của người bệnh nặng để xét nghiệm, đ.ánh giá sự lưu hành của các virus gây bệnh, trong đó có Covid-19. Hiện, chưa ghi nhận các biến đổi bất thường về độc lực của các biến thể lưu hành.

Bộ Y tế cho biết, đã lên kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đồng thời, Bộ Y tế khuyến cáo người dân luôn chủ động phòng, chống lây nhiễm các bệnh đường hô hấp. Các bệnh này thường gia tăng mạnh vào mùa đông – xuân và các tháng đầu năm, đặc biệt chú trọng tại những nơi thời tiết nồm ẩm.

Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bao gồm Covid-19, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:

Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.

Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.

Ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong g.iết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở và khi có dấu hiệu mắc bệnh; cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bất thường vòng đệm của cột sống

Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm làm cho cột sống có dáng vẻ mềm mại và hoạt động linh hoạt, uyển chuyển.

bat thuong vong dem cua cot song 663 7103346

Ảnh minh họa.

Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm làm cho cột sống có dáng vẻ mềm mại và hoạt động linh hoạt, uyển chuyển. Mỗi đĩa đệm là một mô tổ chức tế bào có nhân nhầy nằm trong vỏ bọc dạng sợi. Khi nhân nhầy thoát khỏi vị trí bình thường chèn ép dây thần kinh xung quanh tạo ra những cơn đau lưng, gọi là thoát vị đĩa đệm.

Nhiều nguy cơ

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra do 3 nguyên nhân chính: Do chấn thương như tai nạn giao thông, lao động, trượt chân té, chơi thể thao; do sai tư thế khi mang, xách, khiêng vác nặng, làm công việc nặng nếu tư thế không phù hợp hoặc quá sức chịu đựng và do sự thoái hóa tự nhiên, người có t.uổi càng lớn, thường trong giai đoạn 35 – 50 t.uổi, cột sống và các vòng sụn giảm dần sự mềm mại, tính uyển chuyển và linh hoạt.

Các vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa dần, chất dịch và sự đàn hồi ở trong nhân nhầy cũng bị giảm, nên nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

Ngoài 3 nguyên nhân chính trên, còn có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm đáng lưu ý như:

– Thừa cân, béo phì: Trọng lượng của cơ thể gây áp lực lên cột sống. Nên cân nặng càng dư thừa thì áp lực càng gia tăng. Các nghiên cứu cho thấy, ở nhóm người có cân nặng dư thừa, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm tăng gấp 12 lần so với nhóm người có trọng lượng cơ thể bình thường.

– Bệnh lý cột sống: Các bệnh tật bẩm sinh như gù vẹo cột sống, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống đều làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

– Nghề nghiệp: Những người lao động nặng, thường xuyên khiêng vác, cúi đẩy hoặc nhân viên văn phòng “ngồi đồng” suốt ngày đều làm tăng áp lực lên cột sống nên đều là nguy cơ của thoát vị đĩa đệm.

– Đi giày cao gót: Những người thường xuyên đi giày cao gót không chỉ làm biến dạng các cơ và dây chằng ở cẳng chân và bàn chân, mà là nguy cơ gây lồi đĩa đệm. Ngoài ra, khả năng trượt té gây chấn thương cũng rất cao.

– Các thói quen sinh hoạt: Kê gối quá cao, quá cứng khi ngủ, tư thế ngồi bị sai khi làm việc, đọc sách hoặc học hành.

– Một số bệnh mắc phải khác: Bệnh đái tháo đường, bệnh gout, viêm đa khớp dạng thấp.

Đau lưng ở nhiều mức độ

Nằm giữa hai đốt sống là một đĩa đệm. Do đó, cột sống có 26 đốt xương sẽ có 25 đĩa đệm. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể xảy ra tình trạng thoát vị. Tuy nhiên, đoạn cột sống cổ, gồm có 7 đốt sống và đoạn cột sống thắt lưng, gồm có 5 đốt là những vị trí thường xảy ra thoát vị nhất. Bởi vì, hai đoạn cột sống này chịu tải trọng của cơ thể lớn nhất, đặc biệt là khi mang, xách và khuân vác nặng.

Những cơn đau ở vùng lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra liên quan đến việc nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào tổ chức xung quanh, chèn ép ống sống và dây thần kinh đi ra từ ống sống hoặc nằm lân cận.

Biểu hiện đầu tiên mà người bệnh tiếp nhận được từ thoát vị đĩa đệm là đau lưng diễn ra ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tính chất cơn đau tùy thuộc mức độ trầm trọng của thoát vị. Tiến triển của thoát vị đĩa đệm điển hình chia làm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đĩa đệm biến dạng, nhưng bao xơ chưa rách. Chỉ gây ra các dấu hiệu nhẹ nhàng, thoảng qua như tê chân, tê tay. Các dấu hiệu này chẳng có gì đáng bận tâm, nên thường bỏ sót bệnh thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Bao xơ bắt đầu rách một phần, nhân nhầy thoát ra khỏi lớp vỏ bọc làm cho đĩa đệm phình to và biến dạng. Người bệnh cảm thấy đau hơn một chút, chú ý hơn về tình trạng tê chân, tay và đau lưng. Tuy nhiên, cơn đau lưng chưa rõ ràng và cũng không điển hình. Do đó, ít người được khám xác định thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn này.

Giai đoạn 3: Đến giai đoạn này, vòng xơ bị rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh. Đa số người bệnh mới bắt đầu đi khám và điều trị trong giai đoạn này sau khi đã trải qua sự h.ành h.ạ của các cơn đau.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nề nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh, công việc và đời sống của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng sau đây: Giảm hoặc mất khả năng lao động, thoát vị vùng cổ gây tổn thương dây thần kinh cánh tay, các rối loạn về cảm giác như tê chân, tay hoặc mất cảm giác nóng lạnh, đau dây thần kinh tọa, teo cơ chân, rối loạn bàng quang và chức năng ruột gây tiểu tiện và đại tiện mất tự chủ. Các trường hợp nặng dẫn đến bại liệt và tàn phế.

bat thuong vong dem cua cot song 23f 7103346

Ảnh minh họa: ITN

Hướng điều trị và cách phòng tránh

Trong giai đoạn cấp, một số loại thuốc giảm đau uống hoặc tiêm sẽ được chỉ định để mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Châm cứu giảm đau là một lựa chọn tốt cho những người không thích dùng thuốc Tây y. Vật lý trị liệu và tập phục hồi chức năng mới là phương pháp căn bản và lâu dài.

Có nhiều phương pháp tập luyện khác nhau sẽ được các nhà chuyên môn hướng dẫn. Điểm chung của các phương pháp này là giải phóng sự chèn ép các rễ thần kinh, làm giảm áp lực và gia tăng sự dẻo dai cho cột sống. Đây cũng chính là cách triệt thoái dần các cơn đau giúp cho người bệnh trở lại sinh hoạt và cuộc sống bình thường.

Việc phòng bệnh tùy theo hoàn cảnh, công việc của mỗi người mà có sự điều chỉnh thích hợp nhằm hạn chế hoặc tránh tối đa các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên. Chú ý điều trị hiệu quả các bệnh lý có liên quan.

Ý thức giữ gìn sức khỏe, tính kiên trì của người bệnh luôn đóng vai trò quyết định trong việc phòng tránh và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phẫu thuật chỉ là biện pháp cuối cùng sau khi tất cả các nỗ lực điều trị khác bị thất bại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *