Bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường được định nghĩa là tình trạng loét, n.hiễm t.rùng hoặc phá hủy các mô bàn chân trên người bệnh.
Bài Viết Liên Quan
- Hồi hộp, đ.ánh trống ngực là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim, khi nào bạn cần đi khám?
- Ngâm hoa bưởi mật ong dùng vừa sạch phổi vừa hỗ trợ nhiều bệnh, nhưng quên chi tiết này dễ bỏ đi vì đắng
- Các loại rau xanh, quả củ tươi gây ngộ độc
Với người bệnh đái tháo đường, biến chứng loét chân là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không phải do chấn thương. Ảnh: BV Nội tiết Trung ương
Ngày 10/1, Bệnh viện Nội tiết Trung ương thông tin đã tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nam V.Q.Th. (53 t.uổi, tại Phúc Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) bị loét hoại tử n.hiễm t.rùng cẳng bàn chân trái kèm theo bệnh nền.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng n.hiễm t.rùng nặng, viêm phổi, suy tim, đái tháo đường type 2, suy kiệt cơ thể, vết thương bàn cẳng chân trái hoại tử lan rộng với tổn thương nặng nề.
Theo t.iền sử, bệnh nhân Th. có nhiều bệnh lý nền đi kèm như mắc đái tháo đường 15 năm, tăng huyết áp 3 năm. Hai năm trước, bệnh nhân từng phải cắt cụt 1/3 trên đùi phải do liên quan tới biến chứng đái tháo đường.
Bệnh nhân đã được điều trị tích cực và toàn diện tại một cơ sở y tế. Sau 1 tháng điều trị, vết thương và toàn trạng ổn định; bệnh nhân được xuất viện và được hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, khi trở về nhà, bệnh nhân không tuân thủ các yêu cầu trong phòng và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, vết thương ở bàn chân chảy dịch, tổn thương nặng kèm theo xuất hiện mệt mỏi nhiều, hoa mắt, chóng mặt, khó thở. Bệnh nhân đã được người nhà chuyển tới Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cấp cứu.
Dựa trên quá trình thăm khám và kết quả cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán n.hiễm t.rùng bàn chân trái, viêm xương, theo dõi nhiễm khuẩn huyết, thiếu m.áu mức độ nặng, suy tim, tràn dịch đa màng trên nền bệnh đái tháo đường type 2 – tăng huyết áp – tắc động mạch chi dưới.
Bác sĩ Tôn Thất Kha, Trưởng khoa Điều trị tích cực cho biết: “Sau 10 ngày điều trị, hiện tại tình trạng của bệnh nhân Th. đã cải thiện, đường huyết ổn định, sinh hoạt ăn uống dần trở lại bình thường”.
Đây là trường hợp điển hình do thiếu ý thức trong việc kiểm soát đường huyết, lối sống, chế độ dinh dưỡng không hợp lý cùng tâm lý bi quan do đã bị cắt cụt đùi phải cách đây hai năm. Từ đó, dẫn tới tình trạng bệnh nhân phải tái nhập viện để điều trị. Điều đó khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ: “Với người bệnh đái tháo đường, biến chứng loét chân là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không phải do chấn thương.
Việc điều trị bàn chân đái tháo đường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức chưa đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đa số người bệnh chỉ đến khám khi bàn chân đã n.hiễm t.rùng nặng hoặc hoại tử lan rộng, khi đó việc cứu bàn chân trở nên vô cùng khó khăn”.
Theo ước tính, trên toàn cầu, có khoảng 83 tới 148 triệu người mắc đái tháo đường được cho là có thể xuất hiện vết loét bàn chân trong suốt cuộc đời. Một nửa số vết loét này sẽ bị n.hiễm t.rùng với hơn 15% phải cắt cụt chi dưới.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra chân thường xuyên. Nếu có vết trầy xước, cần đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường khám để điều trị sớm, tránh n.hiễm t.rùng, hoại tử ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nâng cao nhận thức cho bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh viện 199 (Bộ Công an) tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ cho người bệnh đái tháo đường với chủ đề “Cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả”.
Đái tháo đường đã trở thành một đại dịch trên toàn cầu. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021 toàn thế giới có 537 triệu người (trong độ t.uổi 20-79) mắc bệnh đái tháo đường, dự kiến sẽ ở mức 643 triệu người vào năm 2030 và 784 triệu người vào năm 2045.
Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng một cách nhanh chóng trong tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc, số bệnh nhân tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Năm 2017, số bệnh nhân đái tháo đường là 3.54 triệu người (khoảng 5.5% dân số), số bệnh nhân t.iền đái tháo đường (có rối loạn dung nạp glucose) là 4.79 triệu người (khoảng 7.4% dân số), nghĩa là cứ 7.5 người sẽ có 1 người mắc bệnh đái tháo đường hoặc t.iền đái tháo đường. Dự đoán đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên chiếm 7.7% tổng dân số. Đặc biệt, bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9-13 t.uổi, thanh niên 20 – 30 t.uổi.
Bệnh viện 199 phổ biến kiến thức bệnh đái tháo đường cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh mắc đái tháo đường ở Việt Nam thường được phát hiện ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề, kéo thành gánh nặng kinh tế gây ra do bệnh đái tháo đường cũng rất lớn. Có điều, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dự phòng và ngăn chặn được.
Buổi sinh hoạt diễn ra sôi nổi và bổ ích với sự có mặt của hơn 150 bệnh nhân đái tháo đường trên địa bàn tham gia. Tại đây, các bệnh nhân được các y bác sĩ chuyên ngành của Bệnh viện 199 được đo tim mạch và kiểm tra các chỉ số cần thiết phổ biến các kiến thức liên quan đến tầm soát bệnh lý đái tháo đường và tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết; cập nhật những điểm mới về dinh dưỡng trong quản lý và điều trị đái tháo đường năm 2023.
Phát biểu tại buổi sinh hoạt, BS.CKII Trương Xuân Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện 199 đ.ánh giá cao hoạt động của Khoa Nội tiết đái tháo đường. Thông qua những đợt sinh hoạt này, đó là môi trường để cung cấp thông tin bổ ích cho người bệnh và thân nhân người bệnh, giúp người bệnh hiểu sâu hơn về đái tháo đường. Đồng thời giúp bệnh nhân nói riêng và cộng đồng nói chung chủ động hơn trong việc phòng chống bệnh hiệu quả, an toàn, hạn chế những biến chứng xảy ra.
Do đó, thông qua những đợt sinh hoạt của Câu lạc bộ tại Bệnh viện 199, bệnh nhân đái tháo đường mới được phát hiện sau buổi sàng lọc sẽ được đưa vào chương trình quản lý và theo dõi bệnh nhân đái tháo đường của bệnh viện. Chương trình sinh hoạt cũng giúp nâng cao nhận thức cho bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện 199 và gia đình trong phòng ngừa, quản lý, điều trị tốt nhằm hạn chế các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu những gánh nặng cho gia đình, xã hội do bệnh lý này gây ra.