Các chuyên gia cảnh báo một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm đang lây lan với tốc độ kỷ lục ở Nhật Bản, và giới chức vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân.
Theo tường thuật của báo The Guardian ngày 15.3, các cơ quan y tế Nhật Bản đang quan ngại về sự gia tăng số ca mắc hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn (STSS), căn bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong lên tới 30%, trên toàn quốc.
Số liệu tạm thời do Viện Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIID) của Nhật Bản công bố cho thấy 941 ca STSS được ghi nhận vào năm ngoái. Trong hai tháng đầu năm 2024, 378 trường hợp đã được báo cáo, hiện diện ở 45/47 tỉnh của Nhật Bản. Tổng số ca mắc bệnh trong năm nay dự kiến sẽ vượt qua con số kỷ lục của năm ngoái.
“Vẫn còn nhiều yếu tố chưa biết liên quan đến cơ chế đằng sau các dạng liên cầu khuẩn nghiêm trọng và bất thường, và chúng tôi đến nay vẫn chưa thể giải thích được”, NIID cho biết trong một tuyên bố.
Vi khuẩn Streptococcus pyogenes là nguyên nhân trong hầu hết các trường hợp sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn, hay STSS. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Theo NIID, trong khi những người lớn t.uổi được coi là có nguy cơ cao hơn thì liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes) đang dẫn đến nhiều ca t.ử v.ong hơn ở những bệnh nhân dưới 50 t.uổi. Báo Asahi Shimbun đưa tin, trong số 65 người dưới 50 t.uổi được chẩn đoán mắc STSS từ tháng 7 đến tháng 12.2023, 21 người đã t.ử v.ong.
Hầu hết các trường hợp STSS là do Streptococcus pyogenes gây ra. Vi khuẩn này có thể gây đau họng, chủ yếu ở t.rẻ e.m, và nhiều người nhiễm vi khuẩn này mà không hay biết và không phát bệnh.
Song trong một số trường hợp, loại vi khuẩn rất dễ lây lan này có thể gây bệnh nghiêm trọng, biến chứng sức khỏe và dẫn đến t.ử v.ong, đặc biệt ở người trên 30 t.uổi. Khoảng 30% ca mắc STSS cuối cùng t.ử v.ong.
Người lớn t.uổi có thể gặp các triệu chứng giống cảm lạnh nhưng trong một số ít trường hợp, các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn, viêm amidan, viêm phổi và viêm màng não. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, STSS có thể dẫn đến suy nội tạng và hoại tử.
Một số chuyên gia tin rằng số ca STSS tăng nhanh ở Nhật Bản vào năm ngoái có liên quan đến việc dỡ bỏ các hạn chế được áp đặt trong đại dịch Covid-19. Vào tháng 5.2023, chính phủ Nhật Bản đã hạ cấp phân loại Covid-19 từ nhóm 2 (bao gồm bệnh lao và SARS) xuống nhóm 5 (tức ngang hàng với bệnh cúm theo mùa).
Ông Ken Kikuchi, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Phụ nữ Tokyo, cho biết ông “rất lo ngại” về sự gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân STSS trong năm nay. Chuyên gia này tin rằng việc tái phân loại Covid-19 là nguyên nhân quan trọng nhất đằng sau sự gia tăng số ca nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Theo vị giáo sư, điều này đã khiến nhiều người từ bỏ các biện pháp cơ bản để ngăn ngừa lây nhiễm, chẳng hạn như khử trùng tay thường xuyên.
“Theo tôi, hơn 50% người Nhật đã bị nhiễm SARS-CoV-2 [vi rút gây ra Covid-19]… Tình trạng miễn dịch của mọi người sau khi hết Covid-19 có thể làm thay đổi sức đề kháng của họ đối với một số vi sinh vật”, The Guardian dẫn lời ông Kikuchi.
Liên cầu khuẩn, giống như Covid-19, lây lan qua các giọt nhỏ và tiếp xúc vật lý. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm cho bệnh nhân thông qua các vết thương ở tay, chân.
N.hiễm t.rùng liên cầu khuẩn nhóm A được điều trị bằng kháng sinh, nhưng những bệnh nhân nặng hơn có thể cần kết hợp kháng sinh và các loại thuốc khác, cùng với sự chăm sóc y tế chuyên sâu.
Bộ Y tế Nhật Bản khuyến nghị người dân nên thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ bản giống như thời kỳ Covid-19 để đề phòng lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.
V.League chỉ còn 5 vòng: ‘Nóng’ cả 2 đầu
Giải hạng Nhất sẽ về đích vào chiều 29-10 nên vòng 22 V.League 2022 sẽ ‘ngắt’ ra thi đấu vào chiều 28 và 30-10.
Đoạn kết V.League “nóng” cả 2 đầu
* Tứ mã đua vô địch
Những tưởng Hà Nội FC sẽ một lần nữa “một mình một ngựa” về đích nhưng cú ngã ngựa trên sân Hải Phòng khiến cuộc đua vô địch “nóng” trở lại. Kém ngôi đầu 13-14 điểm, SLNA và HAGL chính thức tung cờ trắng; Thanh Hóa vẫn còn cơ hội nhưng chỉ là trên lý thuyết. Do đó, tranh chấp ngôi vương ở 5 vòng cuối là “tứ mã”: Hà Nội FC (40 điểm), Hải Phòng (38 điểm), Bình Định (36 điểm) và Viettel (33 điểm).
Hà Nội FC vẫn là đội nắm quyền tự quyết khi vẫn còn 5 trận gặp: SHB.Đà Nẵng, Thanh Hóa, Viettel, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và HAGL; trong đó 2 cuộc đối đầu với nhà ĐKVĐ cùng thủ đô và tại Phố núi sẽ rất khó nhằn.
CLB Bình Định cũng còn 5 trận nhưng đối thủ là các đội vẫn nuôi hy vọng tranh chấp tốp 3 hoặc đua trụ hạng: HAGL, Viettel, SLNA, SHB.Đà Nẵng và CLB TP.HCM. Viettel thất thế nhất khi kém Hà Nội FC đến 7 điểm và hành trình còn lại “nặng” nhất khi gặp: Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, Bình Định, Hà Nội FC, CLB TP.HCM và SHB.Đà Nẵng.
Trên lý thuyết, dù đang đứng thứ nhì, bám sát gần nhất ngôi đầu nhưng CLB Hải Phòng bất lợi nhất vì chỉ còn 4 trận trong tay, lại không thể tự quyết khi phải làm khán giả ở lượt cuối. Tuy nhiên, trong khi 3 ứng cử viên nêu trên còn phải đối đầu trực tiếp với nhau thì Hải Phòng chỉ phải gặp các đội trong nhóm cuối: Sài Gòn FC, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, Nam Định và SLNA. Nếu giành trọn vẹn 12 điểm trong chặng nước rút, trước mắt là chuyến làm khách trên sân Sài Gòn FC ở vòng 22 này trong bối cảnh mất cả cặp t.iền vệ trung tâm quan trọng Moses và Hải Huy, Hải Phòng hoàn toàn có thể san lấp khoảng cách 2 điểm với đội bóng thủ đô.
* 7 ứng viên cho chiếc vé xuống hạng
Chưa bao giờ cuộc đua trụ hạng lại… đông như thế. Sau vòng 21, thêm cựu vương 4 lần vô địch B.Bình Dương (24 điểm) điền tên cùng HAGL (23 điểm), SHB.Đà Nẵng (22 điểm), Nam Định và Sài Gòn (19 điểm), Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và CLB TP.HCM (18 điểm). Trong số này, SHB.Đà Nẵng đối mặt với chặng cuối tourmalet khi phải gặp 3 ứng cử viên vô địch: Hà Nội FC, Bình Định và Viettel; xen giữa là 2 đối thủ trực tiếp trong cuộc chiến trụ hạng: Sài Gòn FC và CLB TP.HCM. Tuy nhiên, chỉ cần 4/15 điểm từ 5 trận này, SHB.Đà Nẵng sẽ có thể nghĩ đến việc làm lại ở mùa sau.
Nguy ngập là 2 đội chót bảng, nếu Hồng Lĩnh Hà Tĩnh còn đến 5 trận, trong đó có 3 trận trên sân nhà và hy vọng có điểm trước HAGL, Thanh Hóa thì CLB TP.HCM đã đá nhiều hơn 1 trận, những trận còn lại đều là các đối thủ rắn mặt. Lee Nguyễn và đồng đội sẽ lần lượt gặp Thanh Hóa, SHB.Đà Nẵng, Viettel và Bình Định. Sẽ là một cuộc đua khốc liệt mà tấm vé duy nhất rớt hạng không loại trừ yếu tố tác động từ “kẻ thứ 3”.
V.League vào tốp 5 giải vô địch quốc gia Đông Á
Trong bảng xếp hạng tháng 10 của AFC, V.League đã vươn lên thứ 5 trong các giải đấu hàng đầu khu vực Đông Á, sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong và Malaysia. Trong khi đó, Thai League tụt xuống thứ 6. Đây là nhờ kết quả thi đấu thành công của các đại diện Hà Nội FC, B.Bình Dương, HAGL, Viettel ở 2 Cúp châu Á trong 3 mùa giải: 2019, 2021 và 2022. Nhờ xếp hạng 5 Đông Á nên số suất tham dự AFC Champions League của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được phân bổ nhiều hơn, gồm 1 suất chính thức vào vòng bảng và 2 suất đá play-off (1 2), trong khi Thai League chỉ là 1 1.
AFC Cup 2022 đã kết thúc với chức vô địch thuộc về CLB Al Seeb (Oman). Dù dừng bước ở bán kết khu vực ASEAN (thua đội á quân chung cuộc Kuala Lumpur City 5-6 trong loạt sút luân lưu sau 120 phút hòa 0-0) nhưng chân sút Pedro Paulo của Viettel với 5 bàn thắng và 1 kiến tạo trong 4 lần ra sân đã giành danh hiệu vua phá lưới.