Cây chó đẻ răng cưa được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Tuy nhiên, loại cây này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, mọi người không nên tự ý sử dụng loại cây này khi không có hướng dẫn của bác sĩ/thầy thuốc.
Bài Viết Liên Quan
- 7 dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết ung thư đại tràng, có thể cứu sống bạn
- Thuốc Nam hạ huyết áp, tiêu viêm
- Gắp mảnh xương gà cắm sâu trong thực quản người đàn ông
Cây chó đẻ răng cưa thường được thấy ở ven đường, vùng đất bỏ hoang và dọc cánh đồng. Nhiều người nghĩ rằng đây là loại cỏ dại mà không biết rằng loại cây này có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
1. Cây chó đẻ răng cưa là gì?
Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus Urinaria và còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây chó đẻ, cây lược vàng, hay diệp hạ châu. Từ xa xưa, loại cây này được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây chó đẻ răng cưa thường mọc thành bụi, có chiều cao khoảng 30-60 cm. Lá của cây nhỏ và mọc so le, có hình dáng giống như lược hay răng cưa, đó là lý do tại sao cây được gọi là cây chó đẻ răng cưa. Hoa của cây nhỏ và màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả của cây chó đẻ răng cưa là loại quả nang, khi chín có màu nâu và sẽ tự bật ra để giải phóng hạt.
Các bộ phận sử dụng của cây chó đẻ răng cưa là lá, cành và hạt. Trong cây chó đẻ răng cưa có chứa các thành phần như: Flavonoit, Alkaloid Phyllanthin; các hợp chất Hypophyllanthin, Nirathin, Phylteralin, Tritequen, Tamin, Axit hữu cơ, Phenol, Lignam,…
Cây chó đẻ răng cưa thường mọc thành bụi, có chiều cao khoảng 30-60 cm (Ảnh: Internet)
2. Công dụng của cây chó đẻ răng cưa
Dưới đây là 8 công dụng của cây chó đẻ răng cưa đối với sức khỏe:
– Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn
Cây chó đẻ răng cưa đã được nghiên cứu về khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Trong các nghiên cứu ở động vật, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về khả năng giảm viêm và đối phó với n.hiễm t.rùng của loại thảo dược này.
– Bảo vệ gan
Nhờ có chứa các chất chống oxy hóa, cây chó đẻ răng cưa có tác dụng bảo vệ gan. Nghiên cứu cho thấy loại cây này có thể cải thiện chức năng gan và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã cho thấy kết quả hứa hẹn của cây chó đẻ răng cưa trong điều trị viêm gan B, một bệnh n.hiễm t.rùng gan do virus gây ra.
– Phòng ngừa và điều trị sỏi thận
Cây chó đẻ răng cưa nổi tiếng về khả năng tiềm năng trong việc ngăn ngừa và điều trị sỏi thận. Với tính chất kiềm, loại cây này có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận có tính axit.
Hơn nữa, sử dụng cây chó đẻ cũng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, điều này có thể phòng ngừa và tốt cho những người bị sỏi thận.
Với tính chất kiềm, cây chó đẻ răng cưa có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận có tính axit (Ảnh: Internet)
– Điều trị viêm loét dạ dày
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn này Helicobacter pylori (HP), một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Điều đáng lưu ý là các nghiên cứu trong ống nghiệm sử dụng chiết xuất từ cây chó đẻ dạng cô đặc cao và được áp dụng trực tiếp lên tế bào vi khuẩn, khác với cách hoạt động của các loại bổ sung qua đường uống. Do vậy, cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả của cây chó đẻ răng cưa trong việc điều trị viêm loét dạ dày ở người.
– Kiểm soát đường huyết
Trong các nghiên cứu trên động vật, các chất chống oxy hóa tìm thấy trong cây chó đẻ răng cưa, có tiềm năng trong việc cải thiện mức đường huyết lúc đói. Điều này gợi ý về một lợi ích tiềm năng của loại cây này là quản lý đường huyết.
Tuy nhiên, quan trọng là kết quả nghiên cứu trên động vật không nhất thiết có thể áp dụng cho người. Để xác định ảnh hưởng của cây chó đẻ răng cưa đối với mức đường huyết ở người, cần nghiên cứu thêm.
– Hỗ trợ điều trị sỏi mật
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ răng cưa có thể sử dụng để điều trị sỏi mật. Điều này là do tính chất làm kiềm của loại cây này, có thể giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi mật. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cụ thể cho việc sử dụng cây chó đẻ răng cưa cho sỏi mật vẫn còn thiếu.
Tính kiềm của cây chó đẻ răng cưa không chỉ hỗ trợ điều trị sỏi thận mà cũng có thể hỗ trợ điều trị sỏi mật (Ảnh: Internet)
– Hỗ trợ điều trị bệnh gút
Cơn đau gút xuất hiện do mức độ acid uric cao trong m.áu. Cây chó đẻ răng cưa có thể giúp cân bằng acid uric trong m.áu và ngăn ngừa cơn đau gút. Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, bổ sung cây chó đẻ răng cưa có thể giảm chỉ số acid uric.
– Giúp hạ huyết áp
Nghiên cứu trên động vật cho thấy cây chó đẻ răng cưa có thể làm giảm huyết áp bằng cách giãn mạch m.áu. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên người đã báo cáo một sự tăng huyết áp nhẹ, không có ý nghĩa lâm sàng đáng kể ở người tham gia khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa, trong 12 tuần. Những người tham gia này đã giảm huyết áp đáng kể sau khi ngừng bổ sung.
Tóm lại, những lợi ích của cây chó đẻ răng cưa ở mức tiềm năng, tức là có những kết quả nhất định ở động vật nhưng vẫn thiếu các nghiên cứu và kết quả ở người. Do đó, chúng ta cũng không thể “thần thánh hóa” công dụng của loại cây này.
3. Tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa
Trong một nghiên cứu ở người, một số tác dụng phụ được báo cáo khi bổ sung cây chó đẻ răng cưa bao gồm:
– Đau bụng
– Đi tiểu đau
– Có m.áu trong nước tiểu
– Buồn nôn
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, những cơn đau khác ít được báo cáo hơn.
Ngoài ra, một số đối tượng nên thận trọng khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa như:
– Phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa có nghiên cứu nào chứng minh độ an toàn của cây chó đẻ đối với nhóm này.
– Cây chó đẻ răng cưa có thể làm chậm quá trình đông m.áu nên loại cây này có thể gây c.hảy m.áu ở những người bị rối loạn c.hảy m.áu.
– Những người bị tiểu đường cũng nên cẩn trọng khi sử dụng loại cây này. Cây chó đẻ răng cưa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu, điều này ảnh hưởng nhiều nhất đến những người mắc bệnh tiểu đường.
Nếu sử dụng, bạn hãy theo dõi lượng đường trong m.áu thường xuyên nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Bạn cũng nên theo dõi các dấu hiệu hạ đường huyết như vã mồ hôi, buồn nôn, ẩm, lo lắng, run rẩy, đ.ánh trống ngực, và có thể đói và dị cảm.
Cây chó đẻ răng cưa có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng (Ảnh: Internet)
4. Một số bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa mà mọi người có thể tham khảo:
– Bài thuốc điều trị bệnh viêm gan B:
Bước 1: Xao khô 30g cây chó đẻ răng cưa, 8g chi từ và 12g sài hồ, hạ khô thảo và nhân trần
Bước 2: Sắc thang thuốc và chia làm các phần nhỏ để dễ uống. Uống trong ngày
– Bài thuốc điều trị viêm gan do virus
Bước 1: Xao khô 20g cây chó đẻ răng cưa và 50g đường
Bước 2: Sắc thang thuốc 3 lần và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Uống 4 lần mỗi ngày.
– Bài thuốc điều trị sơ gan cổ trướng
Bước 1: Xao khô 100g cây chó đẻ răng cưa và 150g đường
Bước 2: Sắc các nguyên liệu trên và có thể chia làm các phần nhỏ và sử dụng mỗi ngày, nên uống liên tục từ 30 – 40 ngày để đem lại hiệu quả đáng kể.
– Bài thuốc điều trị suy gan
Bước 1: Xao khô 20g cây chó đẻ răng cưa và 20g cam thảo đất
Bướcc 2: Đem sắc lấy nước và uống hằng ngày.
– Bài thuốc điều trị sỏi thận
Sắc cây chó đẻ răng cưa lấy nước uống, có thể sử dụng thay thế nước trà. Sử dụng trong vòng từ 1 – 3 tháng sẽ đem lại tác dụng điều trị sỏi thận, tác dụng lợi tiểu.
– Bài thuốc trị mụn nhọt ở t.rẻ e.m
Bước 1: Rửa sạch cây chó đẻ răng cưa
Bước 2: Đem giã nát và sử dụng thêm một ít muối, pha loãng với một lượng nước sôi để nguội để uống hằng ngày. Nếu khó uống, có thể hòa một ít đường cho trẻ dễ uống. Phần bã còn lại, sử dụng đắp vào vùng da bị tổn thương.
Một số lưu ý khi áp dụng các bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa
– Các bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, không thể thay thế các chỉ định của bác sĩ.
– Không tự ý sử dụng cây chó đẻ răng cưa để trị bệnh mà không có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ và thầy thuốc.
– Khi sử dụng các bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa và gặp các triệu chứng bất thường thì nên ngừng sử dụng ngay và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ/thầy thuốc.
Trên đây là những công dụng, lưu ý và một số bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa. Mặc dù có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng mọi người nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ/thầy thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
Buổi sáng thức dậy ăn 2 lát gừng ngâm giấm, 4 điều thần kỳ sẽ tự tìm tới bạn
Món gừng ngâm giấm là một trong những thực phẩm hỗ trợ, tốt cho sức khỏe nhất là vào mùa đông, nhưng ít người biết đến.
Mùa đông, bạn nên dự trữ một hũ gừng ngâm giấm trong nhà sẽ có rất nhiều lợi ích. Dưới đây là những công dụng mà món gừng ngâm giấm đem lại cho bạn nếu bạn thường xuyên ăn.
Tạo cảm giác ngon miệng
Giấm và gừng là những nguyên liệu thường được sử dụng trong nhà bếp. Sau khi ngâm giấm và gừng một thời gian, mỗi ngày ăn hai lát có thể giúp cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất có lợi.
Ăn một miếng gừng ngâm giấm vào mùa đông có thể thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày trong dạ dày và sự tiết nước bọt trong miệng, do đó kích thích sự thèm ăn của con người.
Chất Gingerol trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác của lưỡi, có tác dụng khai vị, bổ tỳ, tăng cảm giác thèm ăn.
Trì hoãn lão hóa
Chất gingerol trong gừng ngâm giấm khi vào trong cơ thể con người có thể giúp sản sinh ra chất chống oxi hóa, có tác dụng trì hoãn lão hóa rất tốt. Đồng thời, món này chứa một số axit amin và men vi sinh có lợi, rất tốt cho việc thúc đẩy, trao đổi chất của con người.
Giảm cân
Gừng ngâm giấm chứa rất nhiều dưỡng chất, trong đó có một lượng lớn axit amin, sau khi ăn chất này có tác dụng p.hân h.ủy mỡ thừa và rác thải trong cơ thể một cách hiệu quả, tăng cường tốc độ trao đổi chất, đi vào tuần hoàn m.áu, t.iêu d.iệt các loại vi khuẩn.
Gừng ngâm giấm có tác dụng tăng cường chức năng khử trùng của đường tiêu hóa, cải thiện khả năng hoạt động của gan và thận, giúp cơ thể bài tiết chất độc tốt hơn, từ đó có tác dụng giảm cân, tiêu mỡ và dưỡng da.
Bảo vệ gan
Bước vào mùa đông, hoạt động của con người cũng giảm sút, nếu mỗi sáng thức dậy ăn hai lát gừng ngâm giấm sẽ rất tốt, có tác dụng đào thải thải độc tố trong cơ thể một cách hiệu quả.
Những chất có trong gừng giúp duy trì hoạt động bình thường của tế bào gan và đẩy nhanh quá trình thải các chất độc hại trong cơ thể.
Trong mùa đông này, hãy tuân thủ những thói quen sinh hoạt tốt và tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hãy thường xuyên ăn gừng ngâm giấm vào mỗi sáng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm sự tích tụ các sắc tố và độc tố khác, đồng thời còn rất tốt cho việc bảo vệ gan.
Cách làm gừng ngâm giấm
Nguyên liệu
3-4 củ gừng
200ml giấm
Bình thủy tinh
Cách làm
Bước 1: Đầu tiên bạn mua gừng về rửa sạch bùn đất, rồi d.ùng d.ao c.ắt thành từng lát mỏng.
Lưu ý phải chọn gừng tươi để phát huy tác dụng chữa bệnh.
Bước 2: Sau đó bạn xếp gừng vào bình thủy tinh và cho 200ml giấm vào (có thể gia giảm tùy vào lượng gừng ít hay nhiều).
Bước 3: Cuối cùng, bạn có thể bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.
Sau khi ngâm một tuần là bạn có thể sử dụng được và không được ăn khi bụng đói.