Bác sĩ cho biết ngoài nấc cụt, người đàn ông không có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy anh bị bệnh nặng như chán ăn, sụt cân.
Bài Viết Liên Quan
- Những món ăn hỗ trợ trị cảm lạnh
- 5 thói quen xấu mà nhiều cô gái thường mắc phải nhưng lại là nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu
- Đau vai gáy cấp do lạnh: Phòng và điều trị theo y học cổ truyền
Sau 3 tháng có triệu chứng lạ, người đàn ông cuối cùng được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối. Ảnh minh họa: Freepik.
Trên chương trình Doctors Are Hot mới đây, bác sĩ Diệp Bỉnh Uy, chuyên khoa Gan mật và Tiêu hóa, Bệnh viện Đài An (Đài Loan, Trung Quốc), cho biết ông từng gặp phải một ca bệnh khó chẩn đoán.
Theo Yahoo News, bệnh nhân là một người đàn ông ở độ t.uổi 40. Người này đến khám vì bị nấc cụt liên tục, không rõ nguyên nhân trong 3 tháng.
Ở lần thăm khám đầu tiên, bác sĩ nghi vấn người đàn ông bị viêm dạ dày, nhưng khi nội soi lại không phát hiện bất thường. Nam bệnh nhân được kê một số loại thuốc làm giảm cơn nấc cụt. Tuy nhiên, tình trạng nấc cụt sau khi uống thuốc vẫn không thuyên giảm.
Sau đó, bác sĩ nghi vấn người đàn ông mắc bệnh lý về gan và cho làm siêu âm. Thế nhưng, do bệnh nhân mắc bệnh béo phì và gan nhiễm mỡ nặng đã khiến hình ảnh siêu âm bị mờ. Kết quả siêu âm không rõ ràng khiến bác sĩ cho rằng bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ.
Do chẩn đoán còn mơ hồ và điều trị không hiệu quả, bệnh nhân được cho đi chụp CT cắt lớp. Đến lúc này, bác sĩ mới phát hiện trong gan nam bệnh nhân đều là khối u.
Người đàn ông được chẩn đoán mắc ung thư gan xâm lấn giai đoạn cuối, hầu như không còn khả năng cứu chữa. Đáng chú ý, ngoài nấc cụt, người đàn ông không có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy anh bị bệnh nặng như chán ăn, sụt cân.
Lý giải nguyên nhân bệnh nhân bị nấc, bác sĩ Diệp Bỉnh Uy cho biết khối u phát triển ở phần trên cùng của gan, gần cơ hoành. Một trong những khối u này đã đè lên cơ hoành, kích thích dây thần kinh cơ hoành và khiến nam bệnh nhân nấc cụt không ngừng.
Theo bác sĩ Diệp Bỉnh Uy, nấc cụt dai dẳng có thể là dấu hiệu cơ thể mắc bệnh lý như:
– Bệnh về não: u não, nhồi m.áu não.
– Bệnh thực quản: ung thư thực quản.
– Bệnh dạ dày: rối loạn dạ dày, trào ngược axit, ung thư dạ dày.
– Bệnh về phổi: viêm phổi, viêm màng phổi.
– Bệnh dị ứng: viêm phế quản, hen suyễn.
– Bệnh chuyển hóa: tiểu đường, urê huyết.
Do đó, bác sĩ Diệp Bỉnh Uy khuyến cáo nếu cơn nấc kéo dài hơn hai ngày, mọi người nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nấc cụt bất thường và tiến hành điều trị.
Ăn uống nhiều đường gây nguy cơ và làm tăng nặng các bệnh ung thư
Ngoài yếu tố góp phần gây ra nhiều căn bệnh ung thư, việc ăn uống nhiều đường còn khiến bệnh nhân ung thư có sức đề kháng tế bào giảm, làm quá trình diệt tự nhiên, và miễn dịch cơ thể yếu đi đáng kể.
Lâu nay, nhiều người vẫn biết đến ăn uống nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường (tiểu đường) hay một số bệnh liên quan đến tim mạch, ít ai nghĩ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư .
Đường không những là yếu tố tăng nguy cơ gây ung thư mà còn làm bệnh này thêm nặng – Ảnh minh họa
Phân tích của TS-BS Nguyễn Minh Đức (Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) cho thấy khi ăn uống thứ có nhiều đường sẽ gây ra thừa cân, béo phì, tiểu đường. Trong đó thừa cân, béo phì và tiểu đường là yếu tố nguy cơ của một số loại ung thư.
“Nếu có nhiều vitamin C thì các tế bào miễn dịch, tế bào diệt tự nhiên sẽ dễ dàng tấn công siêu vi, vi khuẩn và tế bào ung thư. Ngược lại, khi quá nhiều đường vào tế bào thì sức đề kháng tế bào giảm làm quá trình diệt tự nhiên, và miễn dịch cơ thể yếu đi đáng kể. Như vậy, việc bổ sung vitamin C cho người bệnh ung thư là rất quan trọng. Vitamin C có rất nhiều trong trái cây có chất chua (cam, chanh, dâu, măng cụt…)”, bác sĩ Đức chia sẻ.
Theo bác sĩ Đức, tế bào ung thư có ái lực mạnh và có nhu cầu hấp thụ và tiêu thụ đường cao gấp 200 lần tế bào bình thường. Đây là lý do các khối ung thư thường sẽ bắt thuốc chỉ thị trên PET-CT. Và sự hấp thụ nhiều đường cũng phản ánh độ ác tính thường sẽ tăng cao hơn.
Tế bào ung thư tiêu thụ đường và tạo ra rất nhiều axit lactic làm cho môi trường quanh tế bào ung thư bị nhiễm toan axit mạnh. Từ đó tế bào ung thư cũng trở thành những quái vật ngâm axit, mạnh mẽ và chúng sẽ trở nên rất khó t.iêu d.iệt.
Do đó, bác sĩ Đức khuyến cáo, hiện nay thời tiết đang bước vào mùa lạnh, mọi người cần tiêm ngừa cúm và phế cầu cho bản thân, nhất là người già, người bệnh mạn tính, kể cả người bệnh ung thư.
Ngoài ra, những bệnh nhân ung thư nên giảm dung nạp chất đường từ mía, thay bằng các loại chất ngọt tự nhiên ngọt dịu nhẹ từ rỉ mật, mạch nha, trái cây (vải, nhãn, chôm chôm…), đặc biệt là vị ngọt của mật ong.
Chất kháng oxy hóa mạnh mẽ nhất tự nhiên có thể nói là thuộc về astaxanthin, tiếp đến là các chất có trong cacao (socola đắng); matcha (trà xanh) và trái lựu.
“Khi chúng ta sử dụng astaxanthin cần có sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ; còn Socola đắng, matcha trà xanh, trái lựu thì bạn có thể tìm thấy xung quanh bạn một cách rất dễ dàng và không quá đắt tiền”, bác sĩ Đức lưu ý.
Như vậy, việc giảm tiêu thụ chất ngọt từ đường mía, tăng tiêu thụ các loại vị ngọt tự nhiên từ trái cây, mạch nha, mật ong. Các chất kháng oxy hóa mạnh như socola đắng, matcha trà xanh, trái lựu… rất quan trọng trong khẩu phần ăn của cả người bình thường lẫn người bệnh ung thư vì chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể.