Ngoài tác dụng pha nước uống, trà xanh còn được sử dụng như bài thuốc điều trị bệnh.
Trà xanh là loại thức uống được sử dụng từ lâu đời. Gần đây, khoa học chứng minh được các thành phần hóa học và hàng loạt các tác dụng tốt của trà xanh cho sức khỏe. Trong đó, trà xanh rất tốt cho một số bệnh ngoài da.
Sau đây là một số bệnh ngoài da có thể dùng trà xanh để cải thiện bệnh:
Trà xanh trị bệnh vẩy nến
Các chất trong trà xanh bao gồm caffeine, theocin, acid tannic, tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào da bị bệnh gây bong tróc. Thay vào đó, nó giúp điều chỉnh hoạt động của enzyme caspase 14 – chất liên quan đến quá trình tái tạo da. Trà xanh giúp loại bỏ tế bào da c.hết, xù xì do vẩy nến gây ra.
Dùng trà xanh nấu nước tắm: Lá trà xanh tươi, rửa sạch, nấu nước sôi để tắm (có thể cho thêm một chút muối làm ẩm da). Trong khi tắm, bạn cũng có thể dùng bã chè chà lên vùng da bị bệnh để tẩy tế bào da c.hết. Sau khi tắm xong, lau khô người cũng như vùng da vẩy nến bằng khăn mềm, sạch.
Khi dùng trà xanh trị bệnh, nhất là khi tắm, lưu ý nên dùng nước chè đặc và tắm thường xuyên để nhanh chóng loại bỏ lớp da sần sùi.
Trị mẩn ngứa
Khi bị mẩn ngứa do dị ứng hoặc da nổi các đốm đỏ, bạn chọn lá trà tươi, rửa sạch (bằng muối hoặc dung dịch rửa rau), vò nát và hãm như cách pha trà để uống. Bạn pha loãng cho âm ấm rồi tắm 3 lần/tuần, các vết đỏ và mẩn ngứa sẽ lặn nhanh chóng.
Bài Viết Liên Quan
- Căn bệnh nguy hiểm bắt đầu từ vết loét nhỏ
- BV Trung ương Huế: Phẫu thuật thành công trường hợp dị tật hiếm gặp trên thế giới
- Khoa học nói về tác dụng phụ của việc ăn sô cô la
Trà xanh ngoài dùng để pha nước uống còn có thể điều trị bệnh.
Điều trị mụn
Trà xanh công hiệu cho da nhờn và bị mụn, cho nên, tại các viện thẩm mỹ bác sĩ thường khuyên khách hàng rửa mặt bằng trà xanh.
Cách làm như sau: Dùng nước trà tươi, sau khi hãm xong và để nguội. Rửa mặt sạch, thấm gạc trang điểm vào dung dịch trà xanh vừa pha, lau mặt như dùng nước hoa hồng. Dùng trước khi đi ngủ, đều đặn mỗi ngày.
Nếu là mụn cám thì chúng ta nên rửa mặt với trà xanh ngày 2 lần (sáng và tối) để làm sạch nhờn, bụi bẩn. Nếu có mụn mủ thì bạn dùng gạc sạch nặn hết phần mủ ra, tẩm nước trà xanh thấm lại lần nữa. Để như vậy đến sáng hôm sau, phần da sẽ se lại, khô ráo, mụn xẹp hẳn.
Trị rôm sảy cho trẻ
Trong nước trà xanh chứa nhiều hoạt chất phenol – công dụng tiêu viêm, ức chế và t.iêu d.iệt các vi khuẩn, siêu vi trùng có hại. Bên cạnh đó, muối chứa NaCl làm thanh nhiệt giải độc, sát trùng và tiêu viêm.
Khi kết hợp nước trà xanh và muối sẽ mang đến công dụng tuyệt vời, giúp t.iêu d.iệt vi trùng rôm sảy và các vết viêm đỏ, ngứa ngáy.
Nên pha trà xanh và muối theo tỷ lên 10:1, ví dụ 30gr trà xanh thì pha với 3gr muối. Có thể hãm nước trà xanh, sau đó hòa muối vào, hoặc đun lá trà xanh với nước và cho thêm muối.
Đợi hỗn hợp nước nguội bớt, bạn có thể dùng khăn mùi xoa sạch tẩm dung dịch nước vừa pha rửa chỗ bị rôm sảy, hoặc tắm trực tiếp trong 10 phút. Chú ý giữ nước trà xanh ấm để bé không bị lạnh. Cuối cùng tráng người bé với nước sạch.
Trà xanh hiệu quả với các bệnh ngoài da.
Bị bỏng
Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước trà nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.
Bị ong đốt
Lấy một ít bã trà xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.
Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa
Đem lá trà nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước trà đặc để tắm, rửa chỗ đau.
Da bị l.ở l.oét
Dùng trà vụn đun lấy nước rửa lúc nước trà còn ấm, hoặc dùng lá trà vụn đắp vào chỗ đau.
Da bị nẻ
Trước khi đi ngủ lấy một dúm trà nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.
Da bị cháy nắng
Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.
Khử mùi hôi chân
Để xua tan mùi hôi chân và lấy lại tự tin chỉ cần ngâm chân với nước trà tươi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Trà xanh là loại dược liệu dễ kiếm, cách chế biến và sử dụng cũng đơn giản, loại dược liệu này sẽ giúp ích rất nhiều cho các loại bệnh ngoài da và đặc biệt giúp làn da khỏe và đẹp, tự tin trong cuộc sống.
9 tác dụng phụ đáng sợ khi uống trà xanh không đúng cách
Trà xanh là loại đồ uống phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng không đúng cách, trà xanh cũng có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Dưới đây là 9 tác dụng phụ nếu bạn không biết cách sử dụng trà xanh một cách hợp lý:
9 tác dụng phụ đáng sợ khi uống trà xanh không đúng cách.
1. Gây kích ứng dạ dày
Trà xanh chứa tannin, có thể kích ứng dạ dày và làm tăng lượng a xít trong dạ dày. Việc này có thể dẫn đến các vấn đề như táo bón, trào ngược a xít và buồn nôn. Để tránh tình trạng này, cần không nên uống trà xanh khi đói và pha trà với nước ở nhiệt độ phù hợp.
2. Gây đau đầu, khó ngủ
Chất caffeine trong trà xanh có thể gây đau đầu, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm với caffeine. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, hãy hạn chế uống trà xanh hàng ngày.
Ngoài ra, caffeine trong trà xanh còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine, hãy tránh uống trà xanh trước khi đi ngủ ít nhất 5 giờ.
3. Cản trở hấp thu sắt
Tannin trong trà xanh có thể cản trở quá trình hấp thu sắt, đặc biệt là đối với những người bị thiếu m.áu hoặc các bệnh khác do thiếu sắt. Để giảm tác dụng này, bạn có thể thêm chanh vào trà xanh, vitamin C trong chanh thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt.
Ngoài ra, có thể uống trà xanh một giờ trước hoặc sau bữa ăn. Điều này giúp cơ thể có thời gian để hấp thụ sắt mà không bị ức chế bởi tannin. Để phòng ngừa, hãy tránh uống trà xanh nếu bị thiếu m.áu.
4. Buồn nôn
Việc tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn do tannin. Hạn chế mức tiêu thụ trà xanh dưới 4 tách mỗi ngày để tránh tình trạng này.
5. Chóng mặt và co giật
Caffeine trong trà xanh có thể làm tăng cảm giác chóng mặt và thậm chí gây co giật ở một số người. Hãy uống trà xanh ở mức vừa phải để tránh những tác dụng phụ này.
6. Rối loạn c.hảy m.áu
Trà xanh có thể gây rối loạn c.hảy m.áu do ảnh hưởng đến nồng độ fibrinogen, protein giúp đông m.áu. Nếu bạn có vấn đề về đông m.áu, hãy hạn chế tiêu thụ trà xanh.
7. Tổn thương gan
Sự tích tụ caffeine từ việc tiêu thụ trà xanh có thể gây tổn thương cho gan. Giữ liều lượng trà xanh dưới 4 – 5 tách mỗi ngày để giảm nguy cơ này.
8. Nhịp tim và huyết áp không đều
Trà xanh có thể gây nhịp tim không đều và ảnh hưởng đến huyết áp, đặc biệt là ở những người nhạy cảm hoặc đang sử dụng các loại thuốc liên quan đến huyết áp. Nếu bạn đang uống các loại thuốc tây, hạn chế uống trà xanh.
9. Rủi ro cho phụ nữ mang thai và t.rẻ e.m
Caffeine và tannin trong trà xanh có thể tăng nguy cơ khi mang thai và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai nên duy trì lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Trước khi thêm trà xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, hãy thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để đảm bảo rằng bạn sử dụng nó một cách an toàn và hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn tận hưởng những lợi ích của trà xanh mà không phải chịu những tác dụng phụ không mong muốn.