Ngô luộc là món ăn quen thuộc được nhiều người lựa chọn cho bữa sáng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?
Ngô luộc là món ăn được nhiều người yêu thích. Có không ít người lựa chọn ăn ngô luộc vào bữa sáng vì đơn giản và tiện dụng. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn ngô luộc vào bữa sáng?
Báo Phụ nữ Việt Nam dẫn lời lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), ngô vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Đông y sử dụng ngô để áp dụng nhiều bài thuốc như: Trị mất ngủ, khó ngủ, lợi tiểu, giảm huyết áp.
Theo ông Trung, ngô nên được ăn vào buổi sáng vì lúc này dạ dày của con người vẫn chưa thực sự hoạt động mạnh, nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao. Ngô chứa lượng lớn cellulose, có thể kích hoạt hoạt động của đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ngô rất giàu chất dinh dưỡng, sẽ khiến cho buổi sáng của chúng ta tràn đầy sức sống hơn.
Lợi ích của việc ăn ngô vào bữa sáng
Dưới đây là những lợi ích bạn sẽ nhận được nếu thường xuyên ăn ngô vào bữa sáng:
Cải thiện chức năng đường tiêu hóa
Ngô rất giàu chất xơ thô, có thể đẩy cặn thức ăn ra khỏi ruột khi đại tiện. Hơn nữa, ngô còn chứa lượng lớn magie, có thể tăng tốc độ nhu động của thành ruột và giúp chúng ta dễ dàng thải chất thải ra khỏi cơ thể.
Bài Viết Liên Quan
- Thông tin mới vụ nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê
- Bất thường nhiễm sắc thể – Nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
- Dùng đèn sưởi nhà tắm vào ngày rét đậm: Chuyên gia khuyến cáo cần ghi nhớ 4 lưu ý sống còn
Ăn ngô luộc vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe
Giảm sự xuất hiện của các bệnh mạn tính
Ngoài việc giàu vitamin E, ngô còn chứa canxi, phốt pho, selen và các chất khác có lợi cho cơ thể con người. Những chất này có thể làm giảm cholesterol và huyết áp một cách hiệu quả, phục hồi sự mềm mại, đàn hồi của mạch m.áu, đồng thời giúp chúng ta tránh xa nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Kiểm soát cao huyết áp
Chất Phytochemicals phenolic có nhiều trong ngô sẽ bảo vệ bạn khỏi chứng tăng huyết áp.
Giúp làm chậm tốc độ lão hóa
Ngô rất giàu vitamin E, có thể làm chậm quá trình lão hóa của tế bào hiệu quả và giúp chúng ta trẻ lâu. Hơn nữa, ăn ngô thường xuyên có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của các bệnh về da.
Ăn ngô vào mỗi sáng có thể mang lại những lợi ích cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, nếu bổ sung được 2 loại thực phẩm là sữa và khoai lang vào bữa sáng sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn.
Ngăn ngừa thiếu m.áu
Trong ngô chứa nhiều sắt – một khoáng chất cần thiết để hình thành các hồng cầu mới.
Ổn định đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên dùng ngô thay cho các thực phẩm khác. Bởi ngô giúp tăng lưu lượng m.áu, hỗ trợ điều chỉnh insulin, giảm sự hấp thu cholesterol.
Những điều cần lưu ý khi ăn ngô vào bữa sáng
Theo các chuyên gia, bạn có thể ăn ngô luộc hàng ngày nhưng bạn cần lưu ý liều lượng ngô nạp vào cơ thể. Bạn chỉ nên ăn 1 bắp ngô luộc có kích thước vừa phải mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
Khi ăn quá nhiều ngô có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe như kích hoạt bệnh tự miễn. Ngoài ra ngô có thể gây khó chịu cho niêm mạc ruột. Các protein trong ngô là gluten có thể làm xáo trộn hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, ngô có chỉ số đường huyết cao, nên dễ dàng chuyển đổi thành đường trong cơ thể, gây ra phản ứng insulin, l.àm t.ình trạng viêm thêm trầm trọng. Đặc biệt khi ăn ngô sống sẽ có thể gây rối loạn đường ruột, tiêu chảy.
Trẻ nhỏ vốn có chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, vì vậy nếu để trẻ ăn thực phẩm nhiều chất xơ như ngô sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Ngô vốn là thực phẩm chứa tỷ lệ tinh bột cao, hạt lại cứng vì thế nếu đang có chức năng tiêu hóa kém mà ăn nhiều ngô sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi ăn ngô luộc vào buổi sáng. Hãy ăn ngô đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.
Ai không nên uống sữa vào buổi sáng?
Sữa là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, phù hợp sức khỏe của mọi lứa t.uổi. Thế nhưng để uống sữa đúng thời điểm, đúng liều lượng, lựa chọn sữa thích hợp… để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Các dưỡng chất có trong sữa đều là những chất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: calo, canxi, kaii, chất đạm, chất béo, vitamin D, carb…
Để uống sữa đúng thời điểm, đúng liều lượng, lựa chọn sữa thích hợp để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Nên uống sữa vào lúc nào để tốt cho sức khỏe?
Uống trước khi đi ngủ. Uống một ly sữa vào buổi tối có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, trong sữa có chứa melatonin và tryptophan hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bạn, góp phần điều trị rối loạn giấc ngủ, giảm chứng trầm cảm, lo âu hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên uống sữa trước khi ngủ 2 tiếng để cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không bị rối loạn tiêu hóa và quá trình trao đổi các chất trong cơ thể.
Uống sau khi ăn sáng: Nhiều người thường có thói quen uống sữa vào buổi sáng sớm. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa vào buổi sáng sớm không phải là tốt nhất. Các hormone tăng trưởng trong m.áu người tương đối thấp và sau khi ăn cơm khoảng 3-4 giờ đồng hồ thì cao hơn một chút. Nhưng nồng độ hormone tăng trường lại tăng cao đột ngột sau khi chìm vào giấc ngủ sâu khoảng hơn một giờ. Việc uống một cốc sữa sau khi ăn sáng và uống cách bữa ăn 1 – 2 giờ là thời điểm giúp cho việc tiêu hóa thức ăn có hiệu quả tốt nhất, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động đạt được mức tốt đa.
Uống sữa sau khi chơi thể thao: Cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng trong quá trình tập luyện. Vì vậy uống sữa đúng cách sau khi tập thể dục có thể bổ sung kịp thời nước và các chất dinh dưỡng vừa tiêu hao. Hơn nữa, một số thành phần có trong sữa giúp cho xương chắc khỏe và tăng cường cơ bắp.
Chỉ nên uống 150 – 200ml sữa mỗi ngày. Ảnh minh họa
Ai không nên uống sữa vào buổi sáng?
Tuy sữa rất tốt cho sức khỏe, cho mọi lứa t.uổi. Nhưng thói quen uống 1 cốc sữa thay cho bữa sáng chưa chắc đã tốt, nhất là đối với các trường hợp dưới đây:
Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng. Sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng bệnh nhân thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong khi đó, sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, khi kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí gây trướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.
Người mắc chứng thiếu m.áu. Những người mắc chứng bệnh này nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa kết hợp với canxi và phốt phát tạo thành một hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột.
Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa. Sữa sẽ làm giảm mức độ ảnh hưởng của acid trong dạ dày với chứng viêm nhiễm.
Người đang sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Do vậy, bạn phải uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.